Một Tiếng Chuông Khác Về Vòng Tràng Sinh - Tử Vi Cổ Học

Bài viết của tác giả Lê Ốc Mạch

Chúng tôi viết bài này để giải thích về tứ Mộ, sao Mộ và Mộ khố với mục đích để quý vị độc giả KHHB đang muốn hỏi thêm về Tử vi đẩu số rút thêm kinh nghiệm và chúng tôi ước mong rằng quý Cụ cao niên uyên thâm về khoa Tử vi đẩu số chỉ điểm cho những chỗ sai lầm thì thật là vạn hạnh.

A- Tứ mộ

Tử vi đẩu số có 12 cung, mỗi cung mang tên một trong Thập nhị địa chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ cho nên các cụ tiền nhân gọi là Tứ Mộ

B- Sao Mộ

Khi con người được sinh ra mỗi người có số mệnh của mình gọi là Thiên Mệnh cũng thế. Ngài Hi Di Trần Đoàn lập ra vòng Tràng sinh theo thuyết nhà Phật, gồm có 12 sao là:

  • Tràng sinh tiêu biểu cho sự được Trời sinh ra.
  • Mộc dục tiêu biểu cho sự tắm gội, giữ vệ sinh
  • Quan đới tiêu biểu cho sự thích làm quan cho oai vệ
  • Lâm quan tiêu biểu cho sự thích khoe khoang làm giáng
  • Đế vượng tiêu biểu cho sự lập công tích đức để được giàu sang mỗi ngày mỗi tăng.
  • Suy tiêu biểu cho sự già nua suy yếu.
  • Bệnh tiêu biểu cho sự bệnh hoạn lúc già.
  • Tử tiêu biểu cho sự chết là linh hồn lìa xác
  • Mộ tiêu biểu cho sự chôn cất, thành mồ mả.
  • Tuyệt tiêu biểu cho sự cắt đứt với cuộc đời trần tục
  • Thai tiêu biểu cho sự đầu thai lên làm kiếp khác theo thuyết nhà Phật và cÒn có ý nghĩa nữa là thành cái bào thai trong bụng mẹ.
  • Dưỡng tiêu biểu cho sự được nuôi dưỡng trong bụng mẹ. Chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: Trong 12 sao trên đây tại sao Sinh, Vượng, Mộ lại là tốt, nhất là Mộ là mồ mả thì tốt ở chỗ nào?

Xin thưa: Sinh là được sinh ra làm người do Thiên Mệnh là tốt lắm, vì theo thuyết luân hồi nhà Phật thì có người vì tội lỗi phải đầu thai làm súc vật kia mà, do đó được làm người là sung sướng lắm.

Vượng là làm ăn thịnh vượng giàu sang cho nên nói là quí lắm.

Còn Mộ thì có chết mới có chôn, chết bờ chết bụi, chết tại pháp trường cát là chết ô nhục, còn như chết mà được chôn cất, có mồ mả đàng hoàng thì đó là sự vinh hạnh đấy.

Do sự giải thích trên đây mà Tràng sinh, Đế vượng và Mộ là ba sao tốt nhất trong vòng Tràng sinh.

Chúng tôi đọc sách Tử vi chữ Việt, cho nên không thấy sách nào nói rằng sao Mộ phải an vào Tứ Mộ. Quý vị độc giả của giai phẩm KHHB thấy "sao Mộ" phải an vào tứ Mộ nói trong cuốn sách nào, xin cho biết, chúng tôi cảm tạ trước.

Chúng tôi lại nhận thấy trong mấy lá số Tử vi đăng trong KHHB, mấy đương số là âm Nam Dương Nữ được sao Mộ an ở Tứ Mộ, thành ra làm cho hai sao Tràng sinh và Tuyệt, thay vì an ở Dần Thân Tị Hợi lại được an ở Tứ chính (Tý Ngọ Mão Dậu). Vốn có máu giang hồ, anh hùng rơm, chúng tôi thích tính chuyện lỗ lãi, và ở đây chúng tôi thấy sự đổi chác này là đổi hai lấy một cho nên chúng tôi cho là bị lỗ vốn nên không chịu đâu, quý cụ ạ. Vả lại, nếu Tràng sinh và Tuyệt không an ở Dần Thân Tị Hợi mà được an ở Tí Ngọ Mão Dậu thì định nghĩa của bốn cung Dần Thân Tị Hợi là Tứ sinh hay Tứ tuyệt hẳn sai rồi!.

Chúng tôi vẫn có ý nghĩ là vòng Tràng sinh tiêu biểu cho Mệnh, cũng như vòng Lộc tồn tiêu biểu cho Thân và vòng Thái tuế tiêu biểu cho Hạn. Trong ba vòng này thì vòng Tràng sinh là quan trọng hơn cả, vì muốn an Lộc tồn chỉ cần biết Can của năm sinh, muốn an Thái tuế chỉ cần biết năm sinh là năm thuộc Địa chi nào, còn như muốn an Tràng sinh thì khó hơn, phải biết tháng sinh, giờ sinh để an Mệnh, rồi theo vị trí của Mệnh ở cung nào, với Can của năm sinh mà tính ra Cục để an Tràng sinh.

Cũng như vòng Tràng sinh là quan trọng thì vòng Tử vi và vòng Thiên Phủ cũng quan trọng hơn các vòng sao khác còn lại. Muốn an Tử vi, sau khi biết Cục, phải biết ngày sinh của đương số nghĩa là cần cả bốn điều: năm, tháng, ngày, giờ sinh. Trong khi đó thì vòng Tả Phụ, Hữu Bật chỉ cần biết tháng sinh; vòng Văn khúc, Văn xương chỉ cần biết giờ sinh; vòng Long trì, Phượng các chỉ cần biết năm sinh (Địa chi); vòng ân quang, Thiên Quí thì cần biết ngày sinh, và Thiên Khôi, Thiên Việt, thì cần biết năm sinh (Thiên Can)…

Khi đoán một lá số Tử vi, chúng ta nên nhớ:

1) Vòng Tử vi Thiên Phủ chỉ cần một sao gọi là chính tinh (có khi có hai chính tinh đồng cung) là chúng ta có thể giải đoán là tốt hay xấu.

2) Các vòng sao bàng tinh như Tả Phụ, Hữu bật, Văn khúc, Văn Xương, Long Trì, Phượng Các…thì cần phải đủ bộ mới quyết đoán là tốt, nếu chỉ có một thì ảnh hưởng ít lắm.

3) Các sao nhỏ khác thì cần phải có ba sao họp lại mới có hiệu lực mạnh mẽ hoặc tốt hoặc xấu.

Về việc giải thích trên đây chúng tôi xin lấy tỷ dụ một bao gạo 100 kí. Một người khỏe thì có thể một mình vác bao gạo, đối với người yếu hơn thì cần phải hai người và đối với người yếu hơn nữa thì cần phải có ba người mới khuân được bao gạo.

C- Mộ khố

Khoảng trống ở giữa 12 cung gọi là Thiên bàn để ghi: Năm, Tháng, ngày giờ sinh. Kế đến là Bản mệnh (ngũ hành) và Cục, năm tháng ngày giờ và Cục đều có chỗ để dùng rồi, thế còn Bản mệnh? Chẳng lẽ không dùng đến sao? Xin thưa là có chỗ dùng chứ, chúng ta phải dùng bản mệnh để tìm Mộ khố (cái kho tàng thạt sự đấy quí vị ạ). Trong sách có câu:

"Nạp âm mộ khố khán hà cung".

Xin tạm dịch: xem cung nào để nạp âm Mộ khố? Thế còn nạp âm Mộ khố nghĩa là gì?

Chúng tôi cũng táo bạo mà giải thích ý nghĩa câu "Nạp âm mộ khố khán hà cung" như sau đây:

Chúng ta phải dùng vòng Tràng sinh, theo Bản mệnh (ngũ hành) rồi theo chiều thuận như vòng Thiên Phủ, Thái âm khi thấy sao Mộ ở đâu đó là Mộ Khố.

Người nào tốt phúc Mệnh viên an vào Mộ khố thì gọi là Thiên khố, cái kho tàng của Trời cho, nếu cung Tài Bạch an đúng Mộ khố thì gọi là Tài Khố, cái kho tàng tiền bạc nếu cung Quan lộc an vào Mộ khố thì gọi là Quan khố, cái kho tiền bạc tiếp tài, tiếp lộc cho đương số và nếu cung Thiên Di an ở Mộ khố thì gọi là Kiếp Khố, cái kho tàng của kiếp người đi ra ngoài.

Mộ khố gặp lộc tồn, Hóa Lộc thì tốt thêm, nếu có Kiếp Không và Sát tinh hội họp thì kém phần rực rõ.

D- Ngũ hành sinh khắc và Ngũ hành đồng loại

Trong khi giải đoán một lá số Tử vi, không những chỉ xem các sao tốt xấu, cÒn cần phải thuộc Ngũ hành tương sinh, tương khắc để xem sao với cung sinh khắc ra sao, và Bản Mệnh với Sao và Cung sinh khắc ra sao. Chúng ta nên thận trọng khi đoán về hạn, vì Mệnh viên và Thân giải đoán có sai cũng ít hại bằng giải đoán tiểu hạn và đại hạn sai lầm.

Về Ngũ hành sinh khắc, chúng tôi có vài thắc mắc xin nêu ra đây để quí Cụ và quí vị giải thích dùm cho:

Tương sinh:

Kim sinh ThủyThủy sinh MộcMộc sinh HỏaHỏa sinh ThổThổ sinh Kim

Tương khắc:

Kim khắc MộcMộc khắc ThổThổ khắc ThủyThủy khắc HỏaHỏa khắc Kim

Đó là việc cố nhiên rồi nhưng mà:

Thủy với Thủy thì sao?Mộc với Mộc thì sao?Hỏa với Hỏa thì saoThổ với Thổ thì sao?Và Kim với Kim thì sao?

Năm câu hỏi trên đây chúng tôi dám chắc là không có sách nào giậy về âm Dương nói đến.

Khi chúng tôi nêu thắc mắc lên là chúng tôi đã suy nghĩ về vấn đề này lung lắm từ lâu rồi. Theo thiển ý thì:

Kim với Kim là tốtHỏa với Hỏa là tốtMộc với Mộc là xấuThủy với Thủy là xấuCÒn Thổ với Thổ là bình thường.

Thành thật trình bầy mấy lời, kính mong Quí Cụ và Quí vị độc giả KHHB thông cảm mà nhuận chính cho

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí số 74G1

Từ khóa » Vòng Trường Sinh Sinh Con