Một Vài Kĩ Thuật đánh Bóng Bàn Bằng Hình ảnh

Xem nhanh

Toggle
    • Kỹ thuật cơ bản của bóng bàn là tập hợp tất cả các động tác hợp lý nhằm đánh bóng sang bàn đối phương đạt hiệu suất cao nhất.
  • 1. Cách cầm vợt
        • Cầm vợt đúng cách không phải là đánh bóng hay nhưng việc xử lý tình huống sẽ dễ dàng hơn. Còn việc cầm vợt không đúng cách thì không thể tiến bộ được.
    • a. Cầm vợt ngang
        • Đây là kiểu cầm vợt rất phổ biến trên thế giới, cầm vợt ngang sử dụng hai mặt vợt dễ dàng, phạm vi hoạt động rồng hơn cách cầm vợt dọc. Cách cầm vợt ngang sẽ dễ dàng kết hợp giữa kĩ thuật tấn công và phòng thủ.
        • Ngón cái đặt bên phải mặt vợt, ngón trỏ đặt bên trái mặt vợt cùng chiều với các ngón tay nắm cán vợt. Ba ngón tay giữa: giữa, đeo nhẫm và áp út nắm cán vợt một cách tự nhiên (không lỏng không chặt).
    • b. Cầm vợt dọc
        • Cầm vợt dọc có 2 kiểu đó là cầm vợt hình kìm và cầm vợt hình khuyên
        • Đối với cầm vợt hình kìm, ngón cái và ngón trỏ nắm giữa cán vợt một cách vừa phải. Cán vợt nằm ơt giữa khẩu tay, 3 ngón tay còn lại xòe ra đỡ mặt sau vợt, có tác dụng lớn trong việc dùng sức để điều chỉnh góc độ vợt.
        • Kiểu cầm vợt vòng khuyên: Ngón cái áp sát vào bên trái cán vợt, ngón trỏ ôm lấy đầu cán vợt tạo thành hình vòng khuyên, giữ chặt cán vợt và mặt vợt cố định, 3 ngón còn lại cong tự nhiên và áp sát vào mặt của vợt.
  • 2. Kỹ thuật giao bóng
        • Giao bóng tốt có thể ăn điểm trực tiếp và đó là mục đích cao nhất, giao bóng tốt cũng có thể ngay từ đầu chủ động thực hiện các ý đồ chiến thuật đưa đối phương vào thế bị động tạo cơ hội giành điểm. Có 3 loại xoáy bóng: Xoáy lên, xoáy xuống và xoáy ngang.
    • a. Giao bóng xoáy lên thuận tay và trái tay
        • Khi giao bóng vợt đưa từ từ ra trước và lên trên. Bên trái tay chủ yếu là động tác duỗi thẳng tay, kết hợp với miết cổ tay. Bên thuận tay chủ yếu là động tác gấp cẳng tay kết hợp với cẳng tay. Điểm tiếp xúc với quả bóng chỉ là phần giữa trên của bóng thôi. Đánh bóng khi bóng ở độ cao ngang phần lưới.
    • b. Giao bóng xoáy xuống thuận tay và trái tay
        • Khi giao bóng vợt đưa ra phía trước, từ trên xuống. Động tác chủ yếu của thuận tay và trái tay là duỗi thẳng cổ tay. Khi vợt tiếp xúc bóng ở giữa dưới hoặc thấp hơn một tí khi bóng ở độ cao ngang lưới hoặc thấp hơn.
    • c. Giao bóng trái tay, ngang xuống, sang phải
        • Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Động tác chủ yếu lad duỗi cẳng tay kết hợp với cổ tay. Vợt tiếp xúc giữa dưới và hơi chếch lên phải của bóng. Khi thực hiện loại giao bóng này, biên độ cần nhỏ, cổ tay cần linh hoạt và nhanh.
    • d. Giao bóng thuận tay, ngang lên, sang trái
        • Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, lúc chạm bóng vợt đưa chếch lên trên. Động tác chủ yếu là duỗi thẳng tay kết hợp cổ tay, vợt tiếp xúc giữa bóng hơi ngang sang trái. Động tác này cũng cần thực hiện nhanh, gọn, cổ tay linh hoạt.
  • 3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay
        • Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nẩy lên, cổ tay cẳng tay, cầm vợt dùng sức lăng vợt theo phương từ dưới lên ra trước và sang trái. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là phần nửa của quả bóng. Thời điểm đánh bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy bóng cao nhất hoặc tương ứng giai đoạn của đường vòng cung bóng bay. Khi vợt chạm bóng cổ tay miết mặt vào vợt bóng. Cẳng tay gấp dương dường như vượt qua bóng, vợt chuyển động theo một đường vòng cung. Phối hợp với sức của thân tạo vòng cung đánh bóng qua lưới.
  • 4. Kỹ thuật giật bóng thuận tay
    • Lưu ý:
      • a. Sử dụng vợt mút để có độ ma sát cao.
      • b. Phán đoán tốt tính chất xoáy của bóng, mức độ xoáy, điểm rơi, tốc độ xoáycủa bóng để có góc độ và khoảng cách dùng lực thích hợp.
      • c. Tiếp xúc bóng chính xác (do khả năng tiếp xúc của giật bóng nhỏ).
      • d. Lực bóng tập trung tạo ra lực đột biến nhanh.
        • Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống (giai đoạn 3-4 đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăng từ sau ra trước lên trên, sang trái. Lực tốc độ vào bóng là hợp lực đột biến của đạp chân, xoay hông, gập cẳng tay, miết cổ tay, miết cổ tay tạo ma sát lớn. Khi chạm bóng vợt phải đạt tu tối đa. Vợt tiếp xúc giữa trên hay giữa dưới phụ thuộc vào kỹ thuật giật xung hay giật vòng.
  • 5. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay
        • Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nảy lên, cánh tay, cẳng tay và cổ tay dùng hết sức cầm vợt đưa từ sau ra trước, lên trên và sang phải. Khuỷu tay hơi nâng lên. Dùng sức của cổ tay và cẳng tay nhanh chóng đẩy vợt về phía trước. Cổ tay điểu chỉnh góc độ mặt vợt. Thời điểm đẩy bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy cao nhất. Khi vợt tiếp xúc bóng cổ tay cầm vợt xoay nhanh đẩy bóng tạo vòng cung bóng qua lưới.
  • 6. Kỹ thuật giật bóng trái tay
    • Lưu ý:
      • a. Phán đoán tốt tính chất và mức độ xoáy bóng của đối phương.
      • b. Khoảng cách dùng lực thích hợp.
      • c. Tiếp xúc với bóng chính xác.
      • d. Lực bóng tập trung tạo ra đột biến nhanh.
      • e. Trọng tâm cơ thể tương ứng với lực và hướng lăng của vật.
      • f. Sau khi đánh bóng phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác.
        • Khi bóng của đối phương đánh sang (nếu giật sung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung, nếu giật vồng thì ở giai đoạn 5 của đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước lên trên và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là giữa trên (giật xung), giữa dưới (giật vồng), cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc với bóng, cổ tay miết nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vòng cung đưa bóng qua lưới. Vợt lăng tới đâu, trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng để phối hợp một cách đồng bộ.
  • 7. Kỹ thuật gò bóng
    • Lưu ý:
      • a. Phán đoán tốt độ xoáy của bóng đối phương để điều chỉnh mặt vợt hợp lý.
      • b. Khi gò bóng phải thấp điểm rơi, phải hạn chế tối đa sự tấn công của đối phương.
      • c. Gặp điều kiện thuận lợi phải tranh thủ phản công để giành quyền chủ động hoặc ăn điểm.
        • Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống, vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng.Cơ cấu chính của động tác là duỗi thẳng tay phối hợp với cổ tay. Vợt lăn tới đâu thì trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng.
      • Vậy là đã xong một số kĩ thuật đánh bóng bàn cơ bản bằng hình ảnh đi kèm, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhập được những tin tức và sản phẩm mới nhất nhé.

Kỹ thuật cơ bản của bóng bàn là tập hợp tất cả các động tác hợp lý nhằm đánh bóng sang bàn đối phương đạt hiệu suất cao nhất.

1. Cách cầm vợt

Cầm vợt đúng cách không phải là đánh bóng hay nhưng việc xử lý tình huống sẽ dễ dàng hơn. Còn việc cầm vợt không đúng cách thì không thể tiến bộ được.

a. Cầm vợt ngang

Đây là kiểu cầm vợt rất phổ biến trên thế giới, cầm vợt ngang sử dụng hai mặt vợt dễ dàng, phạm vi hoạt động rồng hơn cách cầm vợt dọc. Cách cầm vợt ngang sẽ dễ dàng kết hợp giữa kĩ thuật tấn công và phòng thủ.

Ngón cái đặt bên phải mặt vợt, ngón trỏ đặt bên trái mặt vợt cùng chiều với các ngón tay nắm cán vợt. Ba ngón tay giữa: giữa, đeo nhẫm và áp út nắm cán vợt một cách tự nhiên (không lỏng không chặt).

b. Cầm vợt dọc

Cầm vợt dọc có 2 kiểu đó là cầm vợt hình kìm và cầm vợt hình khuyên

Đối với cầm vợt hình kìm, ngón cái và ngón trỏ nắm giữa cán vợt một cách vừa phải. Cán vợt nằm ơt giữa khẩu tay, 3 ngón tay còn lại xòe ra đỡ mặt sau vợt, có tác dụng lớn trong việc dùng sức để điều chỉnh góc độ vợt.

Kiểu cầm vợt vòng khuyên: Ngón cái áp sát vào bên trái cán vợt, ngón trỏ ôm lấy đầu cán vợt tạo thành hình vòng khuyên, giữ chặt cán vợt và mặt vợt cố định, 3 ngón còn lại cong tự nhiên và áp sát vào mặt của vợt.

2. Kỹ thuật giao bóng

Giao bóng tốt có thể ăn điểm trực tiếp và đó là mục đích cao nhất, giao bóng tốt cũng có thể ngay từ đầu chủ động thực hiện các ý đồ chiến thuật đưa đối phương vào thế bị động tạo cơ hội giành điểm. Có 3 loại xoáy bóng: Xoáy lên, xoáy xuống và xoáy ngang.

a. Giao bóng xoáy lên thuận tay và trái tay

Khi giao bóng vợt đưa từ từ ra trước và lên trên. Bên trái tay chủ yếu là động tác duỗi thẳng tay, kết hợp với miết cổ tay. Bên thuận tay chủ yếu là động tác gấp cẳng tay kết hợp với cẳng tay. Điểm tiếp xúc với quả bóng chỉ là phần giữa trên của bóng thôi. Đánh bóng khi bóng ở độ cao ngang phần lưới.

b. Giao bóng xoáy xuống thuận tay và trái tay

Khi giao bóng vợt đưa ra phía trước, từ trên xuống. Động tác chủ yếu của thuận tay và trái tay là duỗi thẳng cổ tay. Khi vợt tiếp xúc bóng ở giữa dưới hoặc thấp hơn một tí khi bóng ở độ cao ngang lưới hoặc thấp hơn.

c. Giao bóng trái tay, ngang xuống, sang phải

Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Động tác chủ yếu lad duỗi cẳng tay kết hợp với cổ tay. Vợt tiếp xúc giữa dưới và hơi chếch lên phải của bóng. Khi thực hiện loại giao bóng này, biên độ cần nhỏ, cổ tay cần linh hoạt và nhanh.

d. Giao bóng thuận tay, ngang lên, sang trái

Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, lúc chạm bóng vợt đưa chếch lên trên. Động tác chủ yếu là duỗi thẳng tay kết hợp cổ tay, vợt tiếp xúc giữa bóng hơi ngang sang trái. Động tác này cũng cần thực hiện nhanh, gọn, cổ tay linh hoạt.

3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay

Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nẩy lên, cổ tay cẳng tay, cầm vợt dùng sức lăng vợt theo phương từ dưới lên ra trước và sang trái. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là phần nửa của quả bóng. Thời điểm đánh bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy bóng cao nhất hoặc tương ứng giai đoạn của đường vòng cung bóng bay. Khi vợt chạm bóng cổ tay miết mặt vào vợt bóng. Cẳng tay gấp dương dường như vượt qua bóng, vợt chuyển động theo một đường vòng cung. Phối hợp với sức của thân tạo vòng cung đánh bóng qua lưới.

4. Kỹ thuật giật bóng thuận tay

Lưu ý:

a. Sử dụng vợt mút để có độ ma sát cao.

b. Phán đoán tốt tính chất xoáy của bóng, mức độ xoáy, điểm rơi, tốc độ xoáycủa bóng để có góc độ và khoảng cách dùng lực thích hợp.

c. Tiếp xúc bóng chính xác (do khả năng tiếp xúc của giật bóng nhỏ).

d. Lực bóng tập trung tạo ra lực đột biến nhanh.

Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống (giai đoạn 3-4 đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăng từ sau ra trước lên trên, sang trái. Lực tốc độ vào bóng là hợp lực đột biến của đạp chân, xoay hông, gập cẳng tay, miết cổ tay, miết cổ tay tạo ma sát lớn. Khi chạm bóng vợt phải đạt tu tối đa. Vợt tiếp xúc giữa trên hay giữa dưới phụ thuộc vào kỹ thuật giật xung hay giật vòng.

5. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay

Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nảy lên, cánh tay, cẳng tay và cổ tay dùng hết sức cầm vợt đưa từ sau ra trước, lên trên và sang phải. Khuỷu tay hơi nâng lên. Dùng sức của cổ tay và cẳng tay nhanh chóng đẩy vợt về phía trước. Cổ tay điểu chỉnh góc độ mặt vợt. Thời điểm đẩy bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy cao nhất. Khi vợt tiếp xúc bóng cổ tay cầm vợt xoay nhanh đẩy bóng tạo vòng cung bóng qua lưới.

6. Kỹ thuật giật bóng trái tay

Lưu ý:

a. Phán đoán tốt tính chất và mức độ xoáy bóng của đối phương.

b. Khoảng cách dùng lực thích hợp.

c. Tiếp xúc với bóng chính xác.

d. Lực bóng tập trung tạo ra đột biến nhanh.

e. Trọng tâm cơ thể tương ứng với lực và hướng lăng của vật.

f. Sau khi đánh bóng phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác.

Khi bóng của đối phương đánh sang (nếu giật sung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung, nếu giật vồng thì ở giai đoạn 5 của đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước lên trên và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là giữa trên (giật xung), giữa dưới (giật vồng), cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc với bóng, cổ tay miết nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vòng cung đưa bóng qua lưới. Vợt lăng tới đâu, trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng để phối hợp một cách đồng bộ.

7. Kỹ thuật gò bóng

Lưu ý:

a. Phán đoán tốt độ xoáy của bóng đối phương để điều chỉnh mặt vợt hợp lý.

b. Khi gò bóng phải thấp điểm rơi, phải hạn chế tối đa sự tấn công của đối phương.

c. Gặp điều kiện thuận lợi phải tranh thủ phản công để giành quyền chủ động hoặc ăn điểm.

Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống, vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng.Cơ cấu chính của động tác là duỗi thẳng tay phối hợp với cổ tay. Vợt lăn tới đâu thì trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng.

Vậy là đã xong một số kĩ thuật đánh bóng bàn cơ bản bằng hình ảnh đi kèm, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhập được những tin tức và sản phẩm mới nhất nhé.

Nhận xét bài viết

Trả lời Hủy trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.

Bình luận

Họ tên

Thư điện tử

Trang web

Lưu lại tên cho lần bình luận kế tiếp.

Từ khóa » Cách Cầm Vợt Khi Giao Bóng Bàn