Một Vài Lưu ý Quan Trọng Khi Nuôi ốc Nhồi - Tép Bạc

Sơ lược về Ốc nhồi

Ốc nhồi (Pila polita) hay còn có tên gọi khác là ốc bươu đen được biết đến là loài động vật thân mềm, có vỏ mỏng, nhẵn, bóng, có màu đen hoặc vàng hanh (màu của ốc cũng có thể phụ thuộc vào nguồn nước). Phần miệng ốc có hình dạng khum vào và bằng phẳng. Giữa phần thân và phần miệng không có lõm, đây được coi là điểm giúp bà con phân biệt ngay cả khi ốc nhồi còn bé. Ốc nhồi ta là loại ốc sống ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng.

Ốc nhồi có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất đang là mô hình được rất nhiều bà con lựa chọn để dẫn tới thành công một cách đơn giản nhất. Vì vậy, mà nhiều bà con nông dân đã có nhiều mô hình nuôi ốc nhồi làm giàu hiệu quả, và mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Nuôi ốc nhồi không khó, nhưng bà con vẫn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để nuôi ốc nhồi thành công.

nuôi ốc nhồiỐc nhồi nuôi dễ, nhưng vẫn cần chú trọng kỹ thuật nuôi. Ảnh: Vietnamnet

Chọn ốc nhồi giống sao cho tốt?

Trong nuôi trồng ốc, khâu chọn ốc giống là rất quan trọng để đảm bảo ốc sinh trưởng và phát triển tốt. Ốc nhồi giống được chọn cần phải là những con khỏe mạnh, có chất lượng tốt. Phần vỏ ốc không được sứt mẻ, phần đỉnh vỏ ốc có màu tươi sáng. Kích thước ốc giống trong khoảng 0,4 - 0,6g/con. Khi vận chuyển ốc giống cần được giữ ẩm, nhưng không được bọc kín bằng túi nilon mà cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.

Chăm sóc và quản lý trong nuôi ốc nhồi

Nhận định ốc nhồi là động vật dễ nuôi, sống ở nơi ẩm thấp như ao hồ, ruộng nước, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại thực vật, các vi sinh vật trong bùn non. Ốc là món ăn ưa thích của mọi nhà, tính lành và phương thức chế biến đa dạng như nướng, luộc, xào, nấu lẩu… nên đầu ra tương đối ổn định, giá bán khá cao.

Ở ốc nhồi rất dễ tìm kiếm nguồn thức ăn, chủ yếu là rong đuôi chồn, bèo cám, bèo hoa dâu, thịt mít chín, xơ mít. Đây là nguồn thức ăn sẵn có ở vườn nhà hoặc dễ thu gom. Còn việc chăm sóc thì cũng không phải làm hàng ngày, khi nào thấy nước dưới ao có dấu hiệu dơ thì thay nước để nguồn nước không bị ô nhiễm làm ốc bệnh.

nuôi ốc nhồiNgười nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra ốc nhồi. Ảnh: Báo Dân Việt.

Ao nuôi ốc có độ sâu phù hợp là gần 1m nước, dưới đáy ao nên có lớp bùn cát khoảng 20 cm, trên mặt ao thoáng, có cắm cây hay làm bè để ốc tắm nắng, hay phơi mình. Trong ao thả bèo với mật độ dày, chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt ao thì sẽ tạo đủ lượng thức ăn cho ốc. Nếu ốc được ăn nhiều thức ăn xanh như các loại bèo thì thịt ốc chất lượng hơn vì khá dai và giòn. Khi cần, người nuôi có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn từ gạo tấm, cám giúp cho ốc mau lớn và nhiều thịt.

Một vài lưu ý nhỏ khi cho ốc ăn• Thức ăn xanh để nguyên cả lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn.• Thức ăn tinh: Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 – 1,0 % khối lượng ốc trong ao.• Trước khi cho ốc ăn lần sau phải kiểm tra thức ăn lần trước, nếu thấy còn thức ăn cũ thì phải vớt hết rồi mới cho thức ăn mới, đồng thời giảm khẩu phần cho ăn.• Thức ăn phải biết rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn, không thu gom thức ăn rau củ quả thu gom ngoài chợ vì dễ có thuốc, hóa chất bảo quản, ốc ăn vào sẽ bị chết.

Nhìn chung, trong thời điểm hiện tại nuôi ốc mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và rủi ro thấp. Đầu ra của ốc không khó khăn như các loại vật nuôi khác, nếu không bán được thì ốc vẫn sống và sinh sản, nhân đàn. Đây có thể cũng là ưu điểm vượt trội để người dân chọn lựa thực hiện, nhân rộng mô hình.

Từ khóa » Các Loại Bèo Nuôi ốc