Một Vài So Sánh Cơ Bản Về Mạng LAN, WAN Và MAN - Bkaii

Hiện nay có rất nhiều các mô hình mạng được ứng dụng. Mỗi mô hình mạng lại có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm riêng. Trên thế giới đang sử dụng phổ biến ba loại mạng là LAN, WAN và MAN. Bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại mạng kể trên nhé!

LAN: Mạng nội bộ

Mạng LAN là mạng cục bộ có tốc độ cao nhưng đường truyền ngắn và chỉ có thể hoạt động trong một diện tích nhất định: văn phòng, tòa nhà, trường đại học,... Các máy tính được kết nối với mạng được phân loại rộng rãi dưới dạng máy chủ hoặc máy trạm. Mạng LAN hoạt động với giao thức TCP/IP.

Mạng LAN cũng được chia thành hai loại mà mạng LAN lớn và mạng LAN nhỏ. Đối với mạng LAN nhỏ nhất thì chỉ sử dụng để kết nối hai máy tính với nhau. Ngược lại, mạng LAN lớn nhất có thể kết nối hàng nghìn máy tính. Mạng LAN thường được sử dụng để chia sẻ tài nguyên, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu và máy in

băng thông lớn, chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua mạng như các cuộc hội thảo, chiếu phim… Phạm vi kết nối có giới hạn tương đối nhỏ nhưng chi phí thấp và cách thức quản trị mạng đơn giản.

MAN: Mạng đô thị

Mạng MAN chính là mô hình mạng được kết nối từ nhiều mạng LAN với nhau thông qua dây cáp, các phương tiện truyền dẫn,... Phạm vi kết nối là trong một khu vực rộng như trong một thành phố.

Đối tượng chủ yếu sử dụng mô hình mạng MAN đó là các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc nhiều bộ phận kết nối với nhau

Đặc điểm chính của mạng Man là băng thông trung bình nhưng phạm vi kết nối lại tương đối lớn. Chính vì vậy mà chi phí lắp đặt cao hơn mạng LAN. Đồng thời cách thức quản trị mạng phức tạp hơn.

WAN: Mạng diện rộng

Mạng WAN là sự kết hợp giữa mạng LAN và mạng MAN nối lại với nhau thông qua vệ tinh, cáp quang hoặc cáp dây điện. Mạng diện rộng này vừa có thể kết nối thành mạng riêng vừa có thể tạo ra những kết nối rộng lớn, bao phủ cả một quốc gia hoặc trên toàn cầu.

Giao thức sử dụng chủ yếu trong mạng WAN là giao thức TCP/IP. Đường truyền kết nối của mạng WAN có bằng thông thay đổi theo từng vị trí lắp đặt. Ví dụ như lắp đặt ở một khu vực riêng hoặc trong một quốc gia thì băng thông của đường truyền thay đổi rất lớn từ 56Kbps đến T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps,….và đến Giga bít-Gbps là các đường trục nối các quốc gia hay châu lục.

Nếu như băng thông của mạng LAN là cao nhất thì băng thông của mạng WAN lại thấp nhất nên kết nối rất yếu. Khả năng truyền tín hiệu kết nối rất rộng và không bị giới hạn

Ưu điểm

  • Khả năng kiểm soát được truy cập của người dùng
  • Độ bảo mật tốt.
  • Khả năng lưu trữ và chia sẻ thông tin.
  • Nhân viên và khách hàng có thẻ sử dụng mạng lưới chung với nhau
  • Hai người dùng mạng ở hai vị trí khác nhau có thể lưu trữ và chia sẻ thông tin cho nhau.

Một vài so sánh tiêu biểu

Tiêu chí Mạng LAN Mạng MAN Mạng WAN
Tên đầy đủ Local Area Network Metropolitan Area Network Wide Area Network
Phạm vi chia sẻ kết nối Phạm vi nhỏ - trong một căn phòng, văn phòng, khuôn viên. Pham vi chia sẻ lên tới 50 km Phạm vi chia sẻ không bị giới hạn
Tốc độ truyền dữ liệu 10 đến 100 Mbps lớn hơn mạng LAN và nhỏ hơn mạng WAN 256Kbps đến 2Mbps
Băng thông Lớn Trung bình Thấp
Cấu trúc liên kết Đường truyền và vòng cấu trúc cấu trúc DQDB ATM, Frame Relay, Sonnet
Quản trị mạng Đơn giản Phức Tạp Phức tạp
Chi phí Thấp Cao Rất cao

Ngoài ra còn có một số mạng máy tính khác cũng hay được sử dụng: PAN (Mạng cá nhân), SAN (Mạng lưu trữ), EPN (Mạng riêng của doanh nghiệp), VPN (Mạng riêng ảo)

Xem thêm:

  • Những vấn đề cơ bản về mạng không dây (kết nối không dây)
  • Giới thiệu về các mô hình quản lí mạng
  • Ưu nhược điểm của mạng không dây
  • Các mô hình của mạng không dây
  • Giải pháp mạng không dây WLAN tập trung

Trên đây là một vài tìm hiểu và so sánh giữa các mạng LAN, WAN, MAN. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Mạng Lan Wan Và Internet