MỘT VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ...

Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h Thứ ba, 26/11/2024 Vi En Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
slider Phát triển kinh tế số
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
Trang chủ - Tư liệu >> Thông tin tư liệu - MỘT VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH MỘT VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH 13 Tháng 09 Năm 2010 / 8975 lượt xem MỘT VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRỌNG ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH Đặng Quang Huy Phòng Sưu tầm - Kiểm kê - Tư liệu Ba Đình vốn là tên của một dải đất ở Thanh Hoá, nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Trong cuốn “Văn hoá Việt Nam” có viết: “Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887 do Đinh Công Tráng lãnh đạo”(1). Trong cuốn “Đất nước ta” do cụ Hoàng Đạo Thuý chủ biên có viết: “Quảng trường Ba Đình mang tên thành Ba Đình mà những người yêu nước ở Thanh Hoá đã đắp nên vào năm 1887 để chống lại thực dân Pháp rất anh dũng, mưu mẹo và bền bỉ” (2) Tên gọi “Ba Đình” được sử dụng chính thức từ giữa năm 1945, thời thị trưởng Trần Văn Lai (sau này là Phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội). Những năm thực dân Pháp chiếm đóng, chúng đổi tên Ba Đình thành Hồng Bàng. Sau ngày giải phóng Thủ đô, vùng đất này lại trở về tên gọi Ba Đình cho đến nay. Ba Đình có lịch sử hình thành rất sớm, là vùng đất thuộc huyện Quảng Đức (thành Thăng Long). Đây vốn là vùng “đất lành”, gần các làng nghề cổ, thuận đường đi lại nên cư dân tập trung đông đúc, kinh tế trù phú, các nghề tinh hoa phục vụ lối sống thị thành đều hội tụ về đây như làm thuốc, trồng hoa, nghề giấy v.v... Quảng trường Ba Đình ngày nay vốn là “Chính Tây Môn” tức là cửa Tây của thành Thăng Long đời Nguyễn. Thực dân Pháp cho phá thành và biến nơi đây thành một vườn hoa nhỏ, gọi là “điểm tròn Puy-gi-ni-ê” (Round point Puginier) hay còn được gọi là vườn hoa Puy-gi-ni-ê (tên của một giáo sĩ người Pháp). Nửa đầu thế kỷ XX, Phủ Toàn quyền Đông Dương, trụ sở các cơ quan trong bộ máy hành chính cai trị, các trại lính, trường học... của thực dân Pháp ở Đông Dương đều được xây dựng quanh khu vực này. Ngày 19.8.1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 24.8.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc Giải phóng từ Tân Trào (Tuyên Quang) đã về Hà Nội. Chiều ngày 25.8.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nội thành, Người được các đồng chí lãnh đạo Đảng bố trí ở và làm việc tại số nhà 48 phố Hàng Ngang - nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản buôn bán vải và là cơ sở cách mạng. Tại đây, từ ngày 28.8.1945 đến ngày 31.8.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo văn kiện lịch sử: “Tuyên ngôn độc lập”, để chuẩn bị cho ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời trước quốc dân đồng bào. Theo kế hoạch, buổi lễ long trọng ngày 2.9 sẽ được tổ chức tại vườn hoa Ba Đình. Ban tổ chức đã quyết định dựng lễ đài tại bồn cỏ tròn nằm giữa vườn hoa. Thời gian chuẩn bị không nhiều, nên Ban tổ chức quyết định làm một lễ đài đơn giản nhưng trang nghiêm. Lễ đài (đồng thời là kỳ đài) dựng giữa Quảng trường Ba Đình, được làm bằng gỗ, cao hơn 4 mét, bốn mặt hình thang được bọc lụa xung quanh, trên vàng dưới đỏ, ở giữa có hình nổi ngôi sao vàng năm cánh. Thành lễ đài được phủ vải vàng, phía trước là cột cờ cao hơn 6 mét. Nhân dân Hà Nội đã rất nhiệt tình cho Ban tổ chức mượn gỗ và vải lụa dựng lễ đài, ai cũng muốn góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho cách mạng. Công việc được diễn ra sôi nổi và khẩn trương. Các bộ phận phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý. Bộ phận chịu trách nhiệm mắc loa và micrô. Bộ phận chịu trách nhiệm treo các khẩu hiệu trên lễ đài bằng 3 thứ tiếng Việt, Nga, Anh. Sau một ngày, một đêm vất vả, đến 3 giờ sáng ngày 2.9.1945 công việc chuẩn bị lễ đài đã hoàn tất. Lễ đài đã được dựng giản dị nhưng trang nghiêm trên bồn cỏ giữa vườn hoa Ba Đình, hai bên có hai lư hương lớn làm bằng gỗ. Sáng ngày 2.9.1945, cả Hà Nội nhộn nhịp trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của một rừng cờ, rừng hoa và một biển người. Quá buổi trưa, hàng chục vạn người, trang phục chỉnh tề dồn về Quảng trường Ba Đình. Đoàn người vừa đi vừa giương cao biểu ngữ với những dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”... Phía trước lễ đài là các đội tự vệ vũ trang cùng các đơn vị quân giải phóng đội mũ ca nô, quân phục trang nghiêm, hàng ngũ thẳng tắp. Hàng chục vạn đồng bào đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân hân hoan đón chờ giờ phút lịch sử thiêng liêng - giờ phút khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đúng 14 giờ, ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên trong Chính phủ lâm thời tiến ra lễ đài. Lễ chào cờ với bài “Tiến quân ca” vang lên hùng tráng, hàng vạn ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su thật giản dị nhưng trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố với thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mọi người hân hoan xúc động, im lặng lắng nghe giọng nói trầm ấm của vị lãnh tụ kính yêu. Người hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”, tức thì hàng vạn người đồng thanh đáp: “Có!”. Ngày 2.9.1945 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại này, tháng12.1945, Uỷ ban Nhân dân Hà Nội ra quyết định đổi tên vườn hoa Ba Đình thành vườn hoa Độc Lập. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm (1947 - 1954), chính quyền bù nhìn lại đổi tên là vườn hoa Hồng Bàng. Chín năm kháng chiến kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc. Sáng sớm ngày 10.10.1954, nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi thắm xếp thành đội ngũ trật tự hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô. Ngày 16.10.1954, sau chín năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức về ở và làm việc tại khu vực Phủ Toàn quyền cũ, bên Quảng trường Ba Đình. Sau ngày giải phóng Thủ đô, Bộ Tuyên truyền của Chính phủ ta ra quyết định sửa đổi tên của 8 đường phố và vườn hoa, trong đó vườn hoa Hồng Bàng được đổi thành vườn hoa Ba Đình. Ngày 1.1.1955, các lực lượng vũ trang và đông đảo các tầng lớp nhân dân Ba Đình cùng nhân dân Thủ đô long trọng tổ chức lễ mừng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô. Trong cuộc mít tinh đầy xúc động, Người nhấn mạnh nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong giai đoạn cách mạng mới là phải nhanh chóng khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, thực hiện thống nhất, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Những năm 1960, phong trào nhân dân Thủ đô chống Mỹ tiếp tục dâng cao. Ngày 3.7.1960, trên 20 vạn nhân dân Thủ đô, khắp nội ngoại thành cuồn cuộn đổ về Quảng trường Ba Đình hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ - Diệm”, “đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam”... Đối diện với Lễ đài là Hội trường Ba Đình được khởi công xây dựng năm 1961, là nơi diễn ra nhiều kỳ họp của Quốc hội và cũng như nhiều hội nghị quan trọng của Đảng, Nhà nước có sự tham gia của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 27.3.1964, tại Hội trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập “Hội nghị Chính trị đặc biệt” để biểu thị quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, nhất trí trong toàn dân trước âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Hội nghị này được coi như Hội nghị Diên Hồng của thời đại Hồ Chí Minh, vừa kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mỗi khi Tổ quốc bị ngoại xâm đe doạ, vừa động viên tinh thần to lớn của nhân dân để đánh thắng kẻ thù xâm lược. Do thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào tham chiến tại miền Nam, tăng cường đánh phá miền Bắc. Trước sự liều lĩnh đẩy mạnh chiến tranh của Mỹ, ngày 17.7.1966, từ mảnh đất Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Lời hịch: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vang vọng khắp non sông, trở thành chân lý và lẽ sống cho các thế hệ người Việt Nam yêu tự do, độc lập. Trong súng đạn, khói lửa ác liệt của chiến tranh, cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Hà Nội, hướng về Ba Đình, nơi có Bác kính yêu đang hàng ngày, hàng giờ chỉ đạo, theo dõi bằng trí tuệ, niềm tin vào sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân với ước nguyện “Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”. Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9.1969, đồng bào thủ đô và cả nước, cũng như bè bạn khắp năm châu bốn biển, đều hướng về Ba Đình, theo dõi và lo lắng về tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trời Hà Nội mưa rả rích, đồng bào thủ đô vây quanh, chật kín Quảng trường Ba Đình để thường xuyên được nghe thông báo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình sức khoẻ của vị lãnh tụ kính yêu. Trong thời gian Bác ốm nặng, để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra cho dù không ai mong muốn, hai công trình phục vụ cho bảo quản thi hài và tang lễ đã được gấp rút xây dựng. Nơi bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Viện Quân y 108 mang bí danh công trình “75A” . Hội trường Ba Đình lịch sử được chọn là địa điểm quàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tang lễ mang bí danh “75B”. Yêu cầu thiết kế của 75B là phải đảm bảo đáp ứng những chỉ tiêu kỹ thuật như ở 75A để sử dụng trong thời gian tổ chức lễ tang trong điều kiện rất đông người, nhiệt độ cao hơn, độ ẩm khá lớn và an ninh cũng phức tạp. Công trình 75B gồm các hạng mục: nơi đặt bàn thờ Bác, chỗ để hòm kính thi hài, trung tâm điều hoà nhiệt độ cho hòm kính, nơi điều hành tang lễ. Để giữ bí mật, toàn bộ công việc chuẩn bị đều tiến hành vào ban đêm. Vấn đề khó khăn nhất trong công trình 75B là thi công một hòm kính để đặt thi hài Bác với những tấm kính khổ lớn, dày dặn, trong suốt, không gợn sóng và không tụ hơi nước khi chạy điều hoà. Trung đoàn 144 đã cử 50 đồng chí làm nhiệm vụ canh gác, bảo về và di chuyển thi hài. Đêm đêm, các chiến sĩ lặng lẽ có mặt tại vị trí, nén xúc động, cố gắng luyện tập động tác khiêng linh cữu một cách thuần thục, chính xác, nhịp nhàng. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, tuy được các giáo sư, bác sĩ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tận tình chăm sóc ngày đêm, nhưng vì tuổi cao, bệnh nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã từ trần hồi 9 giờ 47 phút ngày 2.9.1969. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Thông cáo đặc biệt thành lập Ban Lễ tang Nhà nước. Đúng 20h ngày 5.9.1969, đoàn xe chở thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Viện Quân y 108 (75A) theo lộ trình Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Hàng Đậu, Phan Đình Phùng đến Hội trường Ba Đình (75B). Tại đây, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trên giường gỗ trải nệm trắng trong chiếc quan tài kính trong suốt đặt giữa bục lễ đài, phía sau là bàn thờ Người hương trầm nghi ngút. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thay nhau túc trực bên linh cữu Người. Đúng 6 giờ sáng ngày 6.9.1969 lễ viếng chính thức được bắt đầu và kéo dài đến hết ngày 8.9.1969. Sáng ngày 9.9.1969 lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Hơn 20.000 đồng bào thủ đô và các địa phương trong cả nước cùng hơn 40 đoàn đại biểu quốc tế đã về Ba Đình tham dự lễ truy điệu người con ưu tú nhất của dân tộc. Ngoài ra còn có 22.000 bức điện và thư chia buồn của 121 nước. Trong số đó có 47 bức điện và thư của các vị nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng Chính phủ các nước, của 79 Đảng anh em, 37 tổ chức Công đoàn, 59 tổ chức thanh niên, học sinh, 36 tổ chức Phụ nữ và 21 tổ chức và đoàn thể quốc tế khác. Đúng 7 giờ 30 phút, nghi lễ bắt đầu. Trong không khí đau buồn, thương tiếc và trang nghiêm, đồng chí Lê Duẩn đọc “Điếu văn” bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đối với Hồ Chủ tịch. Tiếp đến là bản “Di chúc” của Người. Mọi người xúc động, im lặng lắng nghe từng lời căn dặn của vị Cha già kính yêu của dân tộc. Kết thúc buổi lễ là 21 loạt đại bác và đoàn máy bay thuộc không quân nhân dân bay qua Quảng trường nghiêng cánh vĩnh biệt Người. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2.9.1973, công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công trên vị trí của toà lễ đài ngày 2.9.1945, nơi mà trong 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chủ toạ các cuộc mít tinh lớn tổ chức tại Quảng trường lịch sử này. Ngày 29.8.1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá xuất sắc của Việt Nam, là đài kỷ niệm hùng vĩ của thời đại, biểu tượng đời đời tôn kính và biết ơn vô hạn của dân tộc ta đối với Lãnh tụ kính yêu. Trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Quảng trường Ba Đình, dài 320 mét, rộng 100 mét. Quảng trường không lát gạch, không đổ bê tông, mà là 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi, ở giữa là cột cờ cao 30 mét. Quảng trường Ba Đình đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và cả nước. Gần 15 năm sống và làm việc ở Khu Di tích Phủ Chủ tịch, bên cạnh Quảng trường Ba Đình, với cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chủ trì, tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các cuộc họp Bộ Chính trị, các kỳ họp Quốc hội bàn về những quyết sách lớn của cách mạng Việt Nam. Hình ảnh Người luôn gắn với Ba Đình, nơi đây đã thực sự trở thành nơi hội tụ, gửi gắm niềm tin của lẽ phải, chính nghĩa của thắng lợi cuối cùng. Đã 40 năm trôi qua, kể từ ngày Người đi xa, tên gọi Ba Đình đã trở thành địa danh quen thuộc, thân thương đối với không chỉ nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước mà còn là điểm thu hút đông đảo bè bạn quốc tế đến tham quan, du lịch, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nơi ở và làm việc của Người./. Chú thích: (1) Văn hoá Việt Nam - Ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương xuất bản năm 1989, tr.98 (2) Đất nước ta, Nxb Khoa học Xã hội, H.1989, tr.68 Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

Xem thêm

  • Đoàn đại biểu cấp cao Trung tâm Những người lao động Brazil thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 6/11/2024

    06/11/2024 / 691 lượt xem

  • Đoàn đại biểu Đội Cận vệ trẻ Đảng nước Nga thống nhất thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 5/11/2024

    05/11/2024 / 690 lượt xem

  • Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024.

    30/10/2024 / 683 lượt xem

  • Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024

    30/10/2024 / 678 lượt xem

  • Đoàn cán bộ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

    28/10/2024 / 682 lượt xem

  • Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024

    27/10/2024 / 921 lượt xem

  • Giáo sư Hoàng Tranh và đoàn cán bộ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thăm và làm việc với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 26/10/2024

    26/10/2024 / 35 lượt xem

  • Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, ngày 25/10/2024

    25/10/2024 / 29 lượt xem

  • Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 22/10/2024

    22/10/2024 / 29 lượt xem

  • Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương họp định kỳ với các bảo tàng, Khu Di tích trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, 21/10/2024

    21/10/2024 / 27 lượt xem

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

“Lịch sử nước ta” với việc dạy và học lịch sử hiện nay Sự quan tâm chỉ đạo của Bác Hồ đối với chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng của Đảng trong chiến thắng Điện Biên Phủ Tình cảm sâu đậm của Bác Hồ với Việt Bắc Đoàn kết quốc tế trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị chính trị đặc biệt - Hội nghị Diên Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh Xây dựng nền văn hóa mới sau Cách mạng Tháng Tám theo Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận diện những giá trị cốt lõi của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943

Xem nhiều nhất

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!”(1) Nguyễn Ái Quốc và Đại hội VII Quốc tế cộng sản Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản (Quốc tế cộng sản III) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp 1946 “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm Thống kê truy cập Lượt truy cập: 20,108,302

Từ khóa » Hình ảnh Ba đình Lịch Sử