Một Vài Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Trong Kinh Doanh

SMART là mô hình giúp bạn thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng. Mô hình này thường được áp dụng ở lĩnh vực kinh doanh để cụ thể hóa các mục tiêu. Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu SMART mà chúng ta có thể học hỏi. Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu nhé!

Mục lục

Toggle
  • Tổng quan mô hình SMART
  • Một vài ví dụ về mục tiêu SMART
    • VD: Tăng doanh số bán hàng
    • VD: Cải thiện chất lượng sản phẩm
    • VD: Phát triển doanh nghiệp
    • VD: Cắt giảm chi phí

Tổng quan mô hình SMART

Mô hình SMART giúp bạn lập mục tiêu một cách thông minh thông qua việc cụ thể hóa các khía cạnh, khiến mục tiêu trở nên rõ ràng, dễ nhắm đến và dễ lập kế hoạch thực hiện hơn. SMART được tạo thành bởi 5 yếu tố, trước khi tìm hiểu một vài ví dụ về mục tiêu SMART, cùng điểm qua nội dung 5 yếu tố này nhé!

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
  • Specific (tính cụ thể): Mục tiêu của bạn phải cụ thể, ngắn gọn và dễ hình dung. Nếu mục tiêu là hành động, cần thêm vào đó thời gian và địa điểm, số liệu để dễ xác định.
  • Measurable (khả năng đo lường): Mục tiêu cần có một thang đo để đo lường nhằm dễ theo dõi tiến độ. VD: tăng 15% doanh thu so với tháng trước
  • Achievable (tính khả thi): Mục tiêu phải khả thi và không được quá xa rời thực tế, đồng thời vẫn phải có tính thách thức ở mức độ nào đó.
  • Relevant (tính liên quan): Mục tiêu đặt ra phải liên quan đến những mục tiêu khác đang cùng thực hiện và phải góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích lâu dài.
  • Time-Bound (thời gian): Việc thực hiện mục tiêu phải được giới hạn trong thời gian nhất định để tạo động lực hành động.

Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này.

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART

Trong kinh doanh, bạn có thể đặt một mục tiêu mà mình muốn hướng đến và thực hành phân tích với mô hình SMART. Dưới đây là ví dụ:

VD: Tăng doanh số bán hàng

Thông thường khi tìm kiếm một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh, người ta hay nhắm đến mục tiêu tăng doanh số.

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
  • Specific: Tăng doanh số cho cửa hàng
  • Measurable: Doanh số tăng lên 300 triệu mỗi tháng
  • Achiveble: Với nguồn lực hiện có cùng với thị trường không biến động đáng kể, tôi muốn tăng doanh số cửa hàng lên 300 triệu/tháng
  • Relevant: Mục tiêu tăng doanh số lên 300 triệu/ tháng giúp cửa hàng cân đối thu chi tốt hơn
  • Time-Bound: Mục tiêu cân tăng doanh số lên 300 triệu/ tháng sẽ được thực hiện từ tháng 9/2021

VD: Cải thiện chất lượng sản phẩm

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART liên quan đến chất lượng sản phẩm.

  • Specific: Cải tiến một số tính năng và nâng cao chất lượng của sản phẩm
  • Measurable: Cải tiến sản phẩm để khiến khách hàng đánh giá tích cực, kéo điểm đánh giá ứng dụng trên Google Play lên trung bình 4.5.
  • Achiveble: Mục tiêu cải thiện chất lượng ứng dụng để đạt đánh giá 4.5 là khả thi nhờ vào mức độ phổ biến cao của ứng dụng
  • Relevant: Mục tiêu cải thiện chất lượng ứng dụng để đạt đánh giá 4.5 giúp chúng tôi tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng.
  • Time-Bound: Mục tiêu cải thiện ứng dụng để đạt đánh giá 4.5 sẽ hoàn thành trước tháng 12/2021

VD: Phát triển doanh nghiệp

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART liên quan đến phát triển doanh nghiệp.

  • Specific: Mở rộng quy mô doanh nghiệp
  • Measurable: Mục tiêu doanh nghiệp tăng trưởng quy mô 5% so với năm vừa rồi
  • Achiveble: Với nguồn lực tài chính hiện tại và thị trường khá ổn định, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô 5% so với năm ngoái
  • Relevant: Doanh nghiệp mở rộng quy mô 5% so với năm ngoái nhằm xâm nhập thị trường mới
  • Time-Bound: Mục tiêu mở rộng quy mô 5% so với năm ngoái sẽ được hoàn thành trước tháng 12/2021 để thâm nhập thị trường mới

VD: Cắt giảm chi phí

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
  • Specific: Cắt giảm chi phí kinh doanh
  • Measurable: Giảm thiểu 10% chi phí kinh doanh so với quý 3 năm vừa rồi
  • Achiveble: Với các hoạt động đóng cửa một số cửa hàng và cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp có thể giảm tối thiểu 10% chi phí kinh doanh so với quý 3 năm ngoái
  • Relevant: Mục tiêu cắt giảm 10% chi phí kinh doanh so với quý 3 năm ngoái để đối phó với khủng hoảng kinh tế
  • Time-Bound: Việc đóng cửa một số cửa hàng và cắt giảm nhân sự được thực hiện ngay đầu tháng 11/2021, nhằm để sau khi kết thúc quý 3 năm nay, doanh nghiệp có thể giảm chi phí kinh doanh tối thiểu 10%.

Như vậy chúng ta đã tham khảo một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh. Mong rằng bài viết đã mang đến thông tin bổ ích cho bạn! Chúc bạn áp dụng SMART thành công!

Từ khóa » Ví Dụ đặt Mục Tiêu Smart