Một Xuân Diệu Dưới Góc Nhìn Triết Học: “Tôi” Phút Trước, “tôi” Phút ...
Có thể bạn quan tâm
Cho dù bạn có thờ ơ với văn học và thơ ca đến đâu, thì hẳn cũng từng nghe đến tên Xuân Diệu là một nhà thơ tình trứ danh. Ông tự định nghĩa bản thân mình “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Bên cạnh đủ mặt anh tài trong làng Thơ Mới (1932-1945), chắc vì tâm hồn tươi trẻ, đa tình, đa cảm, khát sống và khát yêu của ông mà Hoài Thanh mới có lời khen cho Xuân Diệu là “mới nhất trong các nhà thơ mới” .
“Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành
Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh
Vừa ngoảnh lại, cả lầu chiều đã vỡ”
(Giục giã- Xuân Diệu)
Thế nhưng bên cạnh con người với trái tim hồng luôn chan chứa những xúc cảm mãnh liệt, còn đó một Xuân Diệu đầy băn khoăn, trăn trở, nuối tiếc trước những dự cảm về sự lụi tàn của tuổi trẻ, sự phai nhạt của tình yêu, sự đổi thay của con người trong khoảnh khắc.
Tên tuổi và tư tưởng của Xuân Diệu gắn liền với những “Vội vàng”, “Giục giã”, “Lời kỹ nữ”, “Đây mùa thu tới”,.. thi phẩm ”Đi thuyền” này của ông là một bài thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng lại cung cấp một lăng kính thú vị đậm chất triết bên cạnh dòng cảm xúc ngổn ngang và dòng suy tư sâu lắng vốn có của thi sĩ tài hoa.
Thuyền qua, mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này,
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…
(Đi thuyền, Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004)
Ngồi trên con thuyền, trước hết tác giả đề cập đến sự chuyển động không ngừng nghỉ của mọi sự vật xung quanh : thuyền qua, nước trôi, mây bay. Mỗi giây, mỗi phút trôi đi, sự vật đều biến động, đều trở thành một trạng thái khác. Ngay từ trong bản chất, không có gì là tĩnh tại, mà đều như đang ở trong một cuộc đua thầm lặng “Cái bay không đợi cái trôi”. Cách nhìn nhận của Xuân Diệu dễ dàng khiến ta liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của triết gia cổ đại Heraclite :”Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Dòng sông tượng trưng cho dòng chảy tuyến tính của thời gian, đã trôi qua thì không bao giờ ngược dòng.
Không chỉ có sự vật chuyển mình như một quy luật tự nhiên, bản thân mỗi con người chúng ta cũng thay máu, lột xác khi thời gian qua đi. Xét về khoa học, chỉ trong một giây đã có hàng chục triệu tế bào chết đi và tái sinh để giữ cho cơ thể tiếp tục hoạt động và phát triển. Người ta thường gắn liền sự biến đổi về tâm sinh lý của con người với những mốc cụ thể như Tuổi 16, tuổi 20, tuổi 30, tuổi 50-60,.. nhưng những thay đổi nhỏ nhặt hằng ngày thường ít được chú ý cho đến khi chúng đạt đến ngưỡng tạo ra sự khác biệt. Thế giới nội tại của con người – bao gồm những suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng, sở thích, ước muốn – luôn luôn xáo trộn và biến đổi nhờ tác động của môi trường sống và chính suy ngẫm của mỗi cá nhân. Chính những biến đổi ấy là tiền đề cho sự trưởng thành. Nói cách khác, trưởng thành là khi ta rũ bỏ được sự ngây ngô, non nớt, những ngộ nhận để sống sâu sắc, dày dạn, can đảm hơn. Ngọn núi trưởng thành cao lên từng ngày, từng ngày. Đến một ngày chợt nhìn lại, bạn sẽ nhận ra mình của ngày hôm nay sẽ không còn suy nghĩ như một đứa trẻ, bạn của hôm nay tin mình chín chắn với đầy đủ trải nghiệm hơn. Chúng ta mong cầu sự trưởng thành, bởi nó xuất hiện như một hệ quả tất yếu và tốt đẹp của “dòng sông” nội tại này. Vì thế, chúng ta không mảy may nghi ngờ về bất kì thay đổi của bản thân.
Chấp nhận sự thay đổi của chính mình dường như một lẽ tất nhiên, nhưng câu hỏi được đặt ra là, liệu chúng ta có còn là chính mình? Có một nghịch lý nổi tiếng mang tên Con thuyền của Theseus, đó là khi một con tàu sau một hải trình đầy gian khổ được thay mới hoàn toàn những bộ phận hỏng hóc, nhưng liệu đó có còn là con tàu ban đầu? Bởi vậy, sau mỗi sự thay đổi lớn về quan điểm, tư tưởng và niềm tin, ta cần tự hỏi phần sâu thẳm trong bản thân mình, cái “tôi phút trước” có còn dính dáng, liên hệ gì đến cái “tôi phút này”, hay quan trọng hơn cả là giá trị cốt lõi nào luôn giúp chúng ta định nghĩa con người, nhân cách của mình.
Người viết: Tamina Nguyen
Chia sẻ:
Có liên quan
Điều hướng bài viết
Khi nào tham gia vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa là điều nên làm? Chiến tranh và Phần còn lại của Người línhĐăng bởi hanoisocraticsociety
Xem tất cả bài viết bởi hanoisocraticsociety
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Follow để nhận notifications từ HSS qua Email!
Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.
Địa chỉ email:
Follow
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | 30 | 31 |
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Hanoi Socratic Society Đã có 55 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Hanoi Socratic Society
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Thuyền Qua Mà Nước Cũng Trôi
-
Đi Thuyền - Ngô Xuân Diệu - Thi Viện
-
Đi Thuyền - Xuân Diệu - Tập Thơ Tình Lãng Mạng - Nhật Ký Con Nít
-
Đi Thuyền – Xuân Diệu - Tao đàn
-
Đi Thuyền
-
Đi Thuyền (Xuân Diệu) - Bài Thơ - OCuaSo.Com
-
- Cái Bay Không đợi Cái Trôi Từ Tôi Phút Trước,... | Facebook
-
Nhà Thơ Xuân Diệu | Facebook
-
Đi Thuyền - Xuân Diệu - Thư Viện Thơ Hay
-
Đi Thuyền - Xuân Diệu | Những Bài Thơ Hay
-
Thơ