Motor Giảm Tốc - Động Cơ Giảm Tốc Chính Hãng, Giá Tốt 2022
Có thể bạn quan tâm
Vĩnh Thành chuyên cung cấp các sản phẩm motor giảm tốc, động cơ giảm tốc chất lượng, uy tín, đến từ nhiều thương hiệu hàng đầu, đang được ưa chuộng tại Việt Nam như: Ucan, Wansin, Peei,…
Mục lục
- Motor giảm tốc là gì?
- Cấu tạo motor giảm tốc
- Thông số kỹ thuật của động cơ giảm tốc
- Phân loại motor giảm tốc
- Chức năng cơ bản của động cơ giảm tốc là gì?
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc?
- Ứng dụng động cơ giảm tốc
- Cách chọn động cơ giảm tốc tốt
- Các loại động cơ giảm tốc tốt nhất hiện nay
- Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc
Motor giảm tốc là gì? Động cơ giảm tốc là gì?
Motor giảm tốc hay còn gọi là động cơ giảm tốc, một trong những bộ phận quan trọng được sử dụng trong hầu hết các thiết bị liên quan đến việc giảm tốc độ. Ngày nay có rất nhiều thiết bị máy móc đều sử dụng đến loại động cơ này, bởi vì nó sẽ giúp cho tốc độ chạy của thiết bị được quản lý một cách tốt nhất theo yêu cầu của người sử dụng, nhằm đáp ứng các nhu cầu công việc hiện tại của người sử dụng.
Các bạn có thể thấy và bắt gặp loại motor giảm tốc này tại các nhà máy sản xuất, nhà xưởng ở các thiết bị được lắp đặt trong dây chuyền sản xuất. Nhờ có động cơ này mà bạn có thể kiểm soát tốc độ chạy cũng như làm việc của thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Trong một số lĩnh vực đòi hỏi tốc độ làm việc của thiết bị phải ở một tốc độ nhất định, không quá nhanh và cũng không quá chậm. Do đó động cơ giảm tốc là thiết bị tuyệt vời để giải quyết cho vấn đề này.
Xem thêm: Motor Châu Âu.
Cấu tạo motor giảm tốc
Động cơ giảm tốc gồm 2 bộ phận chính là: motor điện và hộp số giảm tốc. Chúng có tác dụng giúp giảm số vòng quay, đồng thời tăng mô men xoắn (lực xoắn) và được ứng dụng nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Motor điện của bộ giảm tốc được quấn theo kiểu motor 3 pha 4 cực, gồm các chi tiết nhỏ như: Rotor, vòng bi, Stator, khoảng cách không khí và cuộn dây. Cụ thể:
- Rotor: Là một bộ phận của motor điện, có chức năng làm quay trục để cung cấp năng lượng cơ học. Rotor thường gồm các dây dẫn có dòng điện, tương tác với từ trường của Stator để tạo ra các lực quay trục. Tuy nhiên, một số Rotor có cánh quạt mang nam châm vĩnh cửu và Stator giữ dây dẫn.
- Vòng bi: Router có thể quay được là nhờ sự hỗ trợ của vòng bi, cho phép Rotor xoay trục của nó.
- Stator: Đây là bộ phận thuộc phần tĩnh của mạch điện từ động cơ, thường bao gồm các nam châm vĩnh cửu hoặc các cuộn dây. Các lõi của Stator thường được tạo từ nhiều tấm kim loại mỏng, được gọi là laminations. Laminations đảm nhận nhiệm vụ làm giảm tổn thất năng lượng có thể xảy ra nếu một lõi rắn được sử dụng.
- Khoảng cách không khí: Là khoảng cách được tính giữa Rotor và Stator. Khoảng cách này có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động của động cơ Khoảng cách không khí sẽ giúp làm tăng dòng chảy từ hoá cần thiết. Do đó, bạn nên lắp máy với một khoảng cách tối thiểu để tránh gây ra tiếng ồn và tổn thất không đáng có.
- Cuộn dây: Bao gồm các dây được đặt trong cuộn dây, thường được quấn quanh một lõi sắt mỏng, mềm để tạo thành các cực từ khi được kích hoạt bằng dòng điện.
Hộp giảm tốc: Bộ phận này thường sử dụng bánh răng để truyền động.
Phương truyền động là phương song song đồng trục hoặc trục thẳng.
Thông số kỹ thuật của động cơ giảm tốc
Loại motor giảm tốc | Thông số kỹ thuật cơ bản |
Motor giảm tốc kiểu lắp chân đế | – Công suất: từ 0.1kW đến 7.5kW. – Tỷ số truyền: từ 1/5 đến 1/50.000 |
Motor giảm tốc kiểu lắp mặt bích | – Công suất: 0.1kW đến 7.5kW. – Tỷ số truyền: từ 1/5 đến 1/50.000 |
Motor giảm tốc mini 6W đến 250W | – Công suất gồm các loại: 6W, 15W, 25W, 40W, 60W, 90W, 120W, 180W, 200W, 250W. – Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/1000. |
Motor giảm tốc kiểu lắp trục dương vuông góc | – Công suất: từ 0.1kW đến 7.5kW. – Tỷ số truyền: từ 1/10 đến 1/60. |
Motor giảm tốc tải nặng chân đế | – Công suất: từ 5.5kW đến 160kW.– Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/30.000. |
Motor giảm tốc tải nặng mặt bích | – Công suất: từ 5.5kW đến 160kW. – Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/30.000 |
Motor giảm tốc gắn phanh từ, thắng từ | – Công suất: từ 0.1kW đến 7.5kW. – Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/1000. |
Motor giảm tốc kiểu lắp cốt âm vuông góc | – Công suất: từ 0.1kW đến 7.5kW. – Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/1000. |
Motor giảm tốc tải nặng cốt âm vuông góc | – Công suất: từ 5.5kW đến 160kW. – Tỷ số truyền: từ 1/7.5 đến 1/30.000. |
Motor giảm tốc – điều tốc cơ | – Công suất: từ 0.18kW đến 7.5kW. – Có thể điều chỉnh tốc độ trong phạm vi từ 200 – 1000v/p đến 44-200v/p |
Bảng thông số kỹ thuật của động cơ giảm tốc
Lưu ý: Công suất của motor giảm tốc tương ứng với nguồn của các dòng điện. Cụ thể:
– = 10Hp: 380V/660V.
– 1450v/p: là tốc độ phổ biến của vòng quay motor giảm tốc.
Phân loại motor giảm tốc
Hiện nay, động cơ giảm tốc được phân loại theo hai cách dưới đây:
- Phân loại theo cấp truyền động: Động cơ giảm tốc phân loại theo cách này sẽ được chia thành nhiều dòng tùy theo cấp truyền động.
- Phân loại theo nguyên lý truyền động: Với những motor điện giảm tốc có bánh răng và bánh vít trục vít sẽ được chia thành các loại như: động cơ giảm tốc bánh răng, giảm tốc hành tinh,…
Motor giảm tốc
Motor giảm tốc được phân loại theo kiểu dáng lắp đặt.
- Motor giảm tốc theo kiểu chân để (SH)
- Motor giảm tốc theo kiểu mặt bích (SV)
Motor giảm tốc được dựa vào thông số
- Dựa vào công suất của hộp giảm tốc
- Dựa vào kiểu dáng
- Dựa vào tỉ số truyền
Motor giảm tốc bánh răng côn có ưu điểm momen truyền động lớn, trục vuông góc với trục vào động cơ điện. Còn với motor giảm tốc song song thì đây chính là loại giảm tốc theo kiểu truyền động bánh răng theo đường thẳng song song. Khi đó, sẽ có đầu giảm tốc trục ra song song với nhau. Nó có thể cùng hướng hoặc khác hướng.
Hộp giảm tốc rời
Phân loại theo:
- Hộp giảm tốc rời bánh trục vít
- Hộp giảm tốc rời
- Hộp giảm tốc cốt âm ( loại có vỏ nhôm)
- Hộp giảm tốc bánh vít, trục vít ( vỏ gang)
Ly hợp từ
Được biết đến đây chính là phần bảo vệ và kết nối giữa động cơ điện với thiết bị truyền động khác. Khi quá trình truyền động vượt quá momen thì sẽ dẫn đến quá tải.
Lúc đó, ly hợp từ sẽ bị trượt và bị ngắt khỏi kết nối với trục motor đầu vào. Đúng lúc đó, thiết bị đầu cuối sẽ tránh bị hỏng trục và cháy động cơ.
Chức năng cơ bản của động cơ giảm tốc là gì?
Chức năng cơ bản của motor giảm tốc là giúp giảm tốc độ, làm hãm tốc độ vòng quay. Đặc biệt, thiết bị này là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi. Ngoài chức năng trên, động cơ này còn được sử dụng để kìm hãm vận tốc góc và tăng mô men xoắn, là phần máy trung gian ở giữa motor và bộ phận làm việc của máy công tác.
Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc?
Động cơ giảm tốc hoạt động theo nguyên lý nhất quán như sau: Khi muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, ngoài việc lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện, bạn có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn.
Ngoài ra, còn một yếu tố nữa đó là mô men xoắn, việc chế tạo một động cơ điện có số vòng quay và mô men xoắn theo ý muốn là rất khó. Motor giảm tốc hoạt động nhờ nguồn cung cấp điện. Động cơ sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng để vận hành các loại thiết bị và máy móc như băng chuyền, máy bơm nước, cẩu trục, quạt điện… Do đó, người ta gọi đây là tỷ số truyền, với số vòng quay và mô men xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.
Ứng dụng động cơ giảm tốc
Hiện nay, động cơ giảm tốc được ứng dụng phổ biến và đa dạng trong nhiều loại máy móc, dây chuyền sản xuất công nghiệp. Cụ thể như sau:
- Ứng dụng trên băng chuyền của lò nung gạch, máy chế biến hạt điều, gắn nhông xích,…
- Sử dụng cho máy ép, máy cán để làm giảm tốc độ của động cơ.
- Ngoài ra, motot giảm tốc còn được gắn với máy hàn, máy khuấy, dùng để nối phanh thuỷ lực,…
Cách chọn động cơ giảm tốc tốt
Quý khách hàng có nhu cầu mua motor giảm tốc có thể tham khảo các cách lựa chọn động cơ phù hợp sau:
Lựa chọn động cơ giảm tốc theo ampe định mức cho phép
Mỗi một động cơ điện giảm tốc sẽ có một công suất cụ thể cho ra một ampe định mức riêng phụ thuộc vào công suất motor và tốc độ vòng tua của motor. Loại motor điện giảm tốc thường được sử dụng là loại 85%-90% ampe định mức cho phép.
Lựa chọn động cơ giảm tốc theo nhu cầu sử dụng
Động cơ giảm tốc có 2 loại được dùng phổ biến là 1 pha 220V và 3 pha 380V. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại động cơ phù hợp. Động cơ 1 pha sử dụng điện dân dụng, thường được dùng trong các xưởng sản xuất nhỏ, không có sử dụng điện công nghiệp, dùng có máy nén khí, máy bẻ đai, máy rửa xe, máy làm chả, máy quay thịt, máy bơm nước tăng áp, máy thở oxy cho thuỷ hải sản… Động cơ 3 pha chuyên dùng điện áp 220/380V với motor có công suất dưới 3.7kW và điện áp 380/660V với motor có công suất từ 4.0kW trở lên. Loại động cơ này thường được dùng trong các ngành công nghiệp như ép gỗ, cán thép, quạt công nghiệp, motor kéo, chế tạo máy, nghiền đá, máy bơm nước ly tâm, bơm đẩy áp, đầm rung sàn cát, bê tông…
Lựa chọn motor giảm tốc theo hãng sản xuất
Động cơ điện giảm tốc hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất khác nhau như:
- Hãng của Nhật: Hitachi, Toshiba, mitsubishi, ABB …
- Hãng Trung Quốc: Jumar, Parma, TTT, Julong…
- Hãng Đài Loan: Teco, Wansin, Liming…
- Hãng Việt Nam: Việt Hưng, Toàn Phát, Hồng Ký…
Lựa chọn động cơ giảm tốc theo giá thành
Thông thường, các hãng động cơ giảm tốc của Trung Quốc và Đài Loan có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với đại đa số khách hàng. Tuy giá thành rẻ hơn các hãng khác nhưng chất lượng của các sản phẩm này cũng rất tốt, có thể xem là tương đương với các hãng còn lại cùng với chế độ bảo hành dài hạn. Nếu bạn muốn sử dụng motor giảm tốc của các thương hiệu nổi tiếng của Nhật thì giá thành thường cao hơn nhưng an tâm về chất lượng và độ bền.
Các loại motor giảm tốc giá rẻ tại Vĩnh Thành
Các bộ giảm tốc hộp số sau đây là loại được ưa chuộng phổ biến hiện nay tại Việt Nam, do giá thành ưu đãi và tuổi thọ lâu dài.
Motor giảm tốc chân đế Wansin
Động cơ giảm tốc chân đế Wansin được Vĩnh Thành nhập khẩu chính hãng từ Đài Loan, cùng với thiết kế cơ cấu truyền trục bánh răng và trụ răng nghiêng. Nên có thể truyền momen xoắn lớn, hơn nữa việc lắp đặt vòng bi Nhật Bản còn giúp motor giảm tốc trục thẳng chân đế Wansin sử dụng lâu dài cùng độ bền cao.
Thông số kỹ thuật của motor giảm tốc 220V chi tiết:
- Tỉ số truyền của hộp giảm tốc: 1:03 – 1:30000.
- Đường kính trục: 18 – 50mm.
- Tần số hoạt động: 50Hz/60Hz.
- Kiểu động cơ giảm tốc Wansin thông dụng: chân đế, mặt bích.
Motor giảm tốc Cyclo
Motor Giảm Tốc Cyclo hay còn gọi là hộp giảm tốc Cyclo hay Motor Cyclo, là dạng motor dùng cơ cấu bi và đĩa lệch tâm để giảm tốc độ vòng quay trục vào/ trục ra. Điểm nổi bật của hộp giảm tốc Cycloid là khả năng truyền tải momen lớn, bởi ứng lực được dàn điều trên nhiều điểm tiếp xúc hơn dạng sử dụng bộ truyền bánh răng.
Cấu tạo hộp số giảm tốc Cycloid Cyclo gồm động cơ 4 pole gắn với hộp số chân đế hoặc mặt bích. Bên cạnh đó, motor giảm tốc Cyclo có 2 series chính là X và B. Dùng cho motor điện công suất 0.37kw -55 kW. Đường kính trục phổ biến là từ 50 đến 110 mm
Động cơ giảm tốc Cyclo ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: Máy đúc bê tông, máy nhuộm vải, máy khai thác dầu mỏ, máy uốn tre, gỗ, làm mỹ nghệ, động cơ khuấy, máy nạo dừa.
Motor giảm tốc Ucan
Motor giảm tốc Ucan hay còn gọi là motor hộp giảm tốc Ucan NMRV, động cơ hộp giảm tốc Ucan, motor giảm tốc điều tốc Ucan. Đây là thiết bị giúp làm giảm tốc độ nhanh hơn so với những động cơ thông thường có cùng công suất và số cực. Về cấu tạo, Motor giảm tốc Ucan Đài Loan chính hãng được tạo bởi 2 thành phần chính: Động cơ điện và hộp giảm tốc. Có nhiệm vụ điều chỉnh vòng quay máy theo mong muốn của khách hàng.
Thêm nữa, ứng dụng động cơ Ucan Đài Loan sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực đòi hỏi sự thay đổi vòng quay để phù hợp với lưu lượng sản xuất.
Động cơ giảm tốc Peei – Loại động cơ giảm tốc tốt nhất hiện nay
Motor giảm tốc Peei Là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan với hiệu năng làm việc ổn định và độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Sản phẩm có nhiều loại với nhiều công suất và điện áp khác nhau, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc
Khi vận hàng motor giảm tốc, quý khách hàng cần lưu ý những điều sau để tránh được các trường hợp hư hỏng không đáng có:
- Cần kiểm tra motor giảm tốc, hộp giảm tốc có hư hỏng hay bị rò rỉ không trước khi sử dụng động cơ.
- Xác định loại điện áp sử dụng cho động cơ điện có đúng không. Nếu chưa đúng, chưa đảm bảo ổn định thì bạn cần phải điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp, nguồn điện cần phải đúng sơ đồ mạch điện quy định.
- Khi vận hàng động cơ giảm tốc cần phải lắp đặt tại vị trí khô ráo, bằng phẳng, chắc chắn, không để motor bị rung lắc hay lỏng lẻo khi hoạt động.
- Kiểm tra các thiết bị của motor đã được lắp đủ, đúng vị trí và chắc chắn trước khi vận hành.
- Không hoạt động motor quá công suất mà nhà sản xuất khuyến nghị để hạn chế khả năng quá tải điện.
- Chọn dây dẫn và ổ cắm điện cho motor phải phù hợp và tương ứng với công suất.
- Motor cần phải đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn theo quy định.
- Cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, mất pha cho động cơ giảm tốc để hạn chế các trường hợp hư hỏng.
- Cần phải kiểm tra các nối đất để đảm bảo an toàn khi sử dụng motor.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để cho motor hoạt động tốt hơn, tăng tuổi thọ motor.
Địa chỉ mua motor giảm tốc uy tín
Sau hơn 15 năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Thiết bị Truyền Động Vĩnh Thành có thế mạnh về cung ứng các trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm như hộp giảm tốc mặt bích, chân đế, motor giảm tốc cốt âm,… từ nhiều thương hiệu nổi tiếng Chuanfan, Wansin,…Với giá cả phải chăng và hiệu suất hoạt động tốt, nên được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Hiện chúng tôi có hơn 500 khách hàng là các nhà máy, xí nghiệp,… trên toàn quốc. Một số khách hàng tiêu biểu như: Công ty Cổ phần ACECOOK Việt Nam, Công ty CX Tech, Nhà máy thép Thủ Đức, Công ty UNILEVER,…
Trên đây, Vĩnh Thành đã chia sẻ đến bạn thông tin về các sản phẩm động cơ giảm tốc, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu đang có nhu cầu mua:
- Motor giảm tốc mini
- Motor giảm tốc 1 pha
- Motor giảm tốc 3 pha,…
Thiết bị giảm tốc với chi phí tiết kiệm, đa dạng mẫu mã như:
- Hộp giảm tốc
- Giảm tốc cốt âm
- Giảm tốc chân đế
- Mặt bích
- Bánh răng côn
- Máy thổi khí công nghiệp,…
Hãy liên hệ chúng tôi để được chăm sóc tận tâm và báo giá chính xác nhất. Vĩnh Thành tự hào là đơn vị cung cấp các loại máy thiết bị điện, động cơ hàng đầu tại Việt Nam!
Mọi thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG VĨNH THÀNH
- Địa chỉ: 45 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
- Hotline: 0913.766.599
- Website: www.vtmc.com.vn
Từ khóa » Các Loại Motor Giảm Tốc
-
Motor Giảm Tốc - MinhMOTOR
-
CÁC LOẠI MOTOR GIẢM TỐC HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
-
Phân Loại Các động Cơ Giảm Tốc – Wanshsin Việt Nam
-
Động Cơ Giảm Tốc - Motor Hộp Số Chính Hãng Giá Tốt - Motor
-
MOTOR GIẢM TỐC - NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC - Đại Kinh Bắc
-
Ứng Dụng Motor Giảm Tốc
-
Motor Giảm Tốc Là Gì?.Cấu Tạo Và Vận Hành?Lý Do Sử ... - Prosensor
-
Motor Giảm Tốc Giá Tốt Tháng 7, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Motor Giảm Tốc 220V 380v Các Loại | Shopee Việt Nam
-
MOTOR GIẢM TỐC
-
Motor Giảm Tốc 3 Pha 380V Chân đến, Mặt Bích Giá Tốt 2022
-
Động Cơ Giảm Tốc: Cấu Tạo, Phân Loại, Chức Năng, Nguyên Lý Hoạt động
-
Các Loại Motor Giảm Tốc Wanshsin Đài Loan