MPa Là Gì? Cách Chuyển đổi đơn Vị đo áp Suất MPa - Thủy Khí Điện
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình làm quen với các hệ thống nước, khí hay thủy lực, bạn sẽ bắt gặp ký hiệu MPa rất nhiều, trên các thiết bị, trên đồng hồ đo, trên các trạm nguồn hay đường ống. Vậy nó là gì? Tên đầy đủ của nó ra sao? Nếu bạn chưa tìm ra câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết này của TKĐ nhé.
MPa là gì? MPa là viết tắt của từ gì?
Bạn tìm kiếm trên google sẽ cho rất nhiều kết quả MPa khác nhau như: Thạc sĩ quản trị công nghiệp với Master of public administration, khu bảo tồn thiên nhiên với Marine protected area hay Magazine Publishers of America có nghĩa là nhà xuất bản tạp chí của Mỹ. Tuy nhiên đó là những thuật ngữ không thông dụng và ít được sử dụng hằng ngày. Bởi trên thực tế đã có những cụm từ ngắn hơn có thể đảm nhiệm đầy đủ các ý nghĩa của những từ đó.
Có một kết quả khác đó là, MPa chính là viết tắt của một cụm từ MegaPascal. Đây cũng chính là ý nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Pascal viết tắt là Pa là đơn vị đo lường nằm trong hệ đo lường quốc tế. Pascal là đơn vị do 1 tiến sĩ ở Pháp nghiên cứu và sau một thời gian nó đã trở thành 1 hệ thống các đơn vị đo lường áp suất được khoa học quốc tế công nhận. Sự ra đời của Pa đã giúp con người giải quyết được phần nào lúng túng, khó khăn khi đo và tính toán thông số kỹ thuật.
MPa chính là tên gọi của một đơn vị đo áp suất theo tiêu chuẩn quốc tế và được ứng dụng trong công nghiệp không chỉ ở nước ta mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên nó phổ biến nhất ở các nước châu Á cùng với thang đo kPa, Pa như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam… Ở châu Âu, những nước như: Anh, Pháp, Đức, Italya… từ thì đơn vị Bar, kg/cm2 được dùng nhiều hơn MPa.
MPa là đơn vị đo gì?
Trên 1 chiếc đồng hồ dùng cho trạm nguồn khí nén hoặc trên thiết bị đo áp của máy nén khí bạn thấy ghi trên mặt thang đo là 0 MPa- 10 MPa, chúng ta có thể suy đoán được đồng hồ đo áp tối đa là MPa và tối thiểu ở mức trên 0 MPa.
Chắc chắn rằng, ai trong giới kỹ thuật đều biết đến đơn vị đo này nhất là khi nó hiện diện trong hầu hết các tài liệu kỹ thuật khí, hơi…
Đơn vị đo MPa chuyên dùng để đo áp suất của chất lỏng, nước hay khí. Bên cạnh đó, trong các ứng dụng chân không, nó còn dùng biểu hiện thông số áp suất chân không.
Áp suất là lực tác động lên 1 đơn vị diện tích nhất định theo 1 phương vuông góc, đơn vị là Pa hoặc N/m2 nên trong 1 số trường hợp ngoài gọi áp suất thì có thể gọi là áp lực.
Và hiện nay thì 1MPa = 1.000.000 Pa và kết luận là 1 đơn vị MPa lớn gấp 10^6 lần Pa.
Vậy tại sao người ta phải thiết lập đơn vị đo MPa làm gì khi đã có Pa? Bởi vì sử dụng MPa sẽ đơn giản cho việc tính toán các thông số kỹ thuật tiếp theo, giảm sự cồng kềnh nhiều con số cho phép tính.
Cuối cùng, MPa chính là một tiền tố của đơn vị Pascal Pa và có đơn vị tính là Pa hoặc N/m2.
Cách chuyển đổi đơn vị đo áp suất MPa
Trong tính toán các thông số thì việc chuyển đổi đơn vị đo áp suất MPa rất quan trọng. Vì kết quả phải chính xác thì mới giúp con người có thể lựa chọn thiết bị, kiểm soát mức áp phù hợp, hiệu quả. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khách hàng có thể thực hiện chuyển đổi theo: Công cụ chuyển đổi Online, qua Google hoặc thông qua bảng đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế…
Chuyển đổi MPa thông qua bảng đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế
Ngoài MPa thì có rất nhiều đơn vị dùng để đo lường áp suất nên tùy vào môi trường làm việc, vật cần đo cũng như mục đích mà con người linh hoạt sử dụng các đơn vị đo khác nhau.
Bạn sẽ thắc mắc 1 MPa bằng bao nhiêu kg/cm2? Hãy đừng bỏ qua bảng đơn vị đo chuẩn quốc tế này nhé:
Có thể nói, đây chính là cách chuyển đổi đơn giản nhất, lâu đời nhất mà bạn có thể được học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông.
Thông thường, người ta sẽ sử dụng 1 hệ số để liên hệ giữa từng đơn vị khác nhau. Từ hệ số đó sẽ tính toán và suy ra được mức áp suất tương ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần tính toán gấp hoặc tính nhẩm thì lại rất khó bởi các con số dài và phức tạp.
Các bước thực hiện chuyển đổi như sau:
+ Đầu tiên là xác định và chọn 1 đơn vị cần đổi ở cột đầu tiên bên trái bảng.
+ Tiếp theo sẽ chọn đơn vị cần đổi tương ứng ở dòng đầu tiên, từ trên xuống.
+ Cuối cùng là bước so sánh của điểm cột và hàng giao nhau. Giá trị nằm trong ô giao nhau đó chính là giá trị cần quy đổi.
Ví dụ như nếu muốn đổi 1Mpa sang các đơn vị khác có giá trị tương đương, theo bảng sẽ là:
1 MPa = 10 Bar và = 1000 kPa
1 MPa = 145.04 PSI và lúc này 1 MPa sang kg/cm2 = 10.2
Cách này thật dễ dàng nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn các bảng quy đổi này để sử dụng vì thế mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách sau để có kết quả chuyển đổi nhanh chóng, chính xác và tiện dụng hơn.
Chuyển đổi đơn vị đo áp suất MPa thông qua Google
Bạn muốn chuyển đổi từ MPa sang kn/m2 một cách dễ dàng thì tham khảo ngay cách làm thông qua google nhé.
Trước hết, bạn cần phải có một máy tính hoặc điện thoại được kết nối với mạng internet.
Sau đó truy cập vào trình duyệt Chrome hoặc cốc cốc để vào trang tìm kiếm của google.
Và tiến hành gõ theo công thức: “Mức áp suất hiện tại” + “đơn vị MPa” + “to”+ “đơn vị muốn chuyển đổi thành”.
Chỉ trong vòng 1 vài giây, công cụ khổng lồ google sẽ trả kết quả rất nhanh chóng và chính xác.
Ví dụ như bạn muốn đổi 2 Mpa sang PSI thì nhập theo đúng trình tự trên là 2 MPa to PSI và kết quả là:
Với cách chuyển đổi này, người dùng có thể chuyển đổi nhanh chóng từ tất cả các giá trị MPa sang đơn vị đo lường áp suất khác như: bar, Pa, PSI, mbar, atm, k/mm2, k/cm2…
Chuyển đổi MPa thông qua các công cụ chuyển đổi online
Ngày nay, đa số chúng ta đều có 1 chiếc điện thoại smart phone chạy hệ điều hành ios hoặc android. Đầu tiên là tìm kiếm và tải app chuyển đổi về điện thoại. Hiện các nhà phát triển đã nghiên cứu và cho ra đời những app có dung lượng nhẹ, ít quảng cáo và độ chính xác cao.
Sau đó, chúng ta cài đặt và sử dụng. Chỉ cần nhập đơn vị chuyển và cần chuyển thì sẽ có kết quả chính xác ngay lập tức. Ngoài việc chuyển đổi MPa sang Pa mà các app cho phép người dùng có thể chuyển đổi bất kỳ một đơn vị đo lường ngoài áp suất như: độ dài, khối lượng, quãng đường…
Đặc biệt, phần mềm này vẫn hoạt động bình thường mà không cần kết nối 3g, 4g hay wifi nên rất tiện dụng và đây cũng chính là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Ứng dụng MPA trong thực tế
Vậy tới đây, chắc các bạn cũng biết MPa chính là đơn vị đo áp suất nên MPa sẽ dùng để đo mức áp suất hiện tại của khí nén, hơi hay nước, dầu thủy lực…
MPa ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp, dây chuyền sản xuất, gia công của nhà máy thông qua các thiết bị đo áp suất hay cảm biến áp suất, rơ le áp suất hoặc những tài liệu kỹ thuật có liên quan đến áp lực… hay trong một số hoạt động đời sống cá nhân của con người khi thực hiện những công việc liên qua đến khí nén hay chất lỏng…
Đơn vị này rất thông dụng khi xuất hiện ở trong các nhà máy thủy điện, các trạm bơm cấp nước, máy nén khí, nhà máy xử lý nước thải, sản xuất hóa chất, cơ khí và chế tạo, luyện kim, lò hơi, lò đốt…
Cụ thể, trong trạm bơm, nhà máy cấp nước thì đơn vị MPa sẽ đo áp lực nước. Từ đó có thể xác định được lượng nước đủ, công tắc sẽ tự ngắt. Người dùng có thể tiết kiệm được thời gian cũng như các chi phí điện nên hiệu quả công việc đảm bảo.
Hoặc trong các nhà máy sản xuất khí gas hoặc hidro, CO2… cần thiết phải ứng dụng MPa để đo lường và xác định lượng khí chứa đựng. Sự tăng quá cao của áp suất được thể hiện qua con số có đơn vị MPa sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống, cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của con người.
MPa thường được ký hiệu trên các máy bơm nước với công suất lớn nhỏ khác nhau, trên các bình gas chuyên dụng nạp cho điều hòa. Việc nạp gas cho điều hòa thường xuyên sẽ cung cấp đủ gas theo đúng áp suất thiết kế của máy đảm bảo việc chạy ổn định, bền bỉ.
Một người thợ máy, kỹ sư kỹ thuật phải nắm vững các kiến thức cơ bản về áp lực cũng như chỉ số, đơn vị đo để có thể đọc được các tài liệu mà hãng sản xuất cung cấp cũng như tính toán, cân nhắc sử dụng thiết bị, vận hành hệ thống đạt kết quả tốt nhất.
Hãy chia sẻ bài viết này ngay nếu bạn thấy hay và thú vị để những người xung quanh có thể hiểu được MPa là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống nhé!
5/5 (2 bình chọn)Từ khóa » độ Bền Mpa Là Gì
-
MPa Là Gì? Đơn Vị đo áp Suất Nặng? Chuyển đổi Từ MPa ... - Prosensor
-
Mpa Là Gì ? Cách Đổi Mpa Sang Các Đơn Vị Đo Áp Suất Khác
-
[ Tìm Hiểu ] Mpa Là Gì ? Megapascal Là Gì ? Ý Nghĩa Của Mpa
-
Đơn Vị đo MPa Là Gì? Hướng Dẫn đổi MPa Sang Các đơn Vị đo Khác
-
Bảng Quy đổi Cấp độ Bền Bê Tông (MPa) Và Mác Bê Tông
-
Mpa Là Gì? Cách Chuyển đổi Mpa Sang Các đơn Vị Khác
-
MPA Là Gì? Quy đổi 1mpa Bằng Bao Nhiêu N/mm2?
-
Giải Thích Ý Nghĩa Về Mpa Là Gì ? Ứng Dụng Mpa Trong Thực Tế
-
Các đơn Vị đo áp Suất Phổ Biến Hiện Nay Và ứng Dụng
-
[Chính Xác] Bảng Quy đổi Mác Bê Tông Ra MPA Và Ngược Lại!
-
Cường độ Bê Tông Theo Cấp độ Bền (mpa) Và Mác Bê Tông (M) Nam ...
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết