MSDS Là Gì Và ứng Dụng Của Giấy MSDS Trong Gửi Hàng đi Mỹ

Bạn đã thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất nguy hiểm trong công việc, liệu đã từng nghe qua khái niệm “giấy chứng nhận MSDS” chưa? Nếu chưa, hãy yên tâm, Nhật Minh Express sẽ cung cấp một giải đáp chi tiết về khái niệm này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu về giấy MSDS là gì, mục đích của nó, và những thông tin quan trọng mà nó cung cấp để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1.Giấy chứng nhận MSDS là gì?
  • 2. Giấy MSDS gồm những nội dung gì?
  • 3. Công dụng và mục đích của chứng nhận MSDS là gì?
    • 3.1. Công dụng
    • 3.2. Mục đích
  • 4. Các sản phẩm cần phiếu an toàn hóa chất MSDS
  • 5. Tra cứu mã MSDS ở đâu? Cách tra cứu MSDS của sản phẩm như thế nào?
  • 6. Bảng MSDS do ai cấp?
  • 7. Hướng dẫn làm phiếu an toàn hóa chất MSDS

1.Giấy chứng nhận MSDS là gì?

MSDS là gì
MSDS là gì

MSDS là từ viết tắt của từ Material safety data sheet là một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất chứa các dữ liệu liên quan đến thuộc tính của hóa chất.

Phiếu an toàn hóa chất MSDS ra đời nhằm cung cấp thông tin cho những người tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, khi thực hiện công việc với hóa chất phải làm việc theo các trình tự cách đảm bảo an toàn và nếu như hoá chất đó gặp sự cố sẽ có cách xử lý cần thiết.

2. Giấy MSDS gồm những nội dung gì?

Giấy MSDS gồm những nội dung gì?
Giấy MSDS gồm những nội dung gì?

Dựa vào khái niệm MSDS là gì chúng ta cũng có thể hình dung được cơ bản các phần thông tin được trình bày phía trong giấy MSDS:

Thường được chia làm 4 phần cơ bản: phần thông tin sản phẩm và nhà sản xuất (Chemical Product and Company Identification), thành phần sản phẩm (Ingredient), phần những ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hoặc dài hạn (Hazzards Identification) và phần các chỉ tiêu đo lường (First Aid Measures).

Những thông tin trong giấy chứng nhận MSDS cần chứa như:

+ Đầu tiên là thành phần hóa học: phản ứng của chúng như thế nào khi tiếp xúc với không khí hoặc một chất đặc biệt nào đó.

+ Kế tiếp là nó có độc tính không, có tác động đến sức khỏe của con người không…

+ Sau đó là khả năng cháy nổ, có thể gây ung thư…

+ Cuối cùng là đặc điểm của hóa chất bên ngoài như màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, khả năng hòa tan, % cho phép… và còn nhiều thông tin khác có ở bảng chỉ dẫn đảm bảo an toàn hóa chất.

3. Công dụng và mục đích của chứng nhận MSDS là gì?

Công dụng và mục đích của chứng nhận MSDS là gì?
Công dụng và mục đích của chứng nhận MSDS là gì?

3.1. Công dụng

Dựa vào khái niệm vừa nêu, chúng ta cùng liệt kê những công dụng của chứng nhận MSDS:

+ Công dụng cảnh báo, cảnh báo các mối nguy hiểm ở trong quá trình sử dụng và các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.

+ Có các cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.

+ Xây dựng, đề ra các phương án vận chuyển, xếp dỡ.

+ Xây dựng các phương án bảo quản trên tàu, tại kho bãi của cảng để không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

+ Đây là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu bạn cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu nói chung hoặc gửi chất lỏng, chất bột đi Mỹ nói riêng .

3.2. Mục đích

Mục đích của một bảng MSDS là:

Đầu tiên, dựa vào bảng MSDS hóa chất sẽ đưa ra được giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp với từng mặt hàng. Điều này nắm vai trò quan trọng không chỉ trong khâu di chuyển mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa. Nhất là khi gặp phải những sự cố bất ngờ thì việc xử lý cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thứ hai là cung cấp cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/hóa chất khi người dùng không tuân thủ các khuyến nghị, các hướng dẫn để xử lý trong quá trình thao tác.

Tiếp theo là  cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.

Kế đến, số CAS trong MSDS giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình dùng đào tạo cho lao động tiếp xúc trong quá trình làm việc.

Cuối cùng là cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Giúp nhận biết các triệu chứng bị phơi nhiễm quá mức và đề xuất xử lý trong trường hợp cụ thể.

4. Các sản phẩm cần phiếu an toàn hóa chất MSDS

Các sản phẩm cần phiếu an toàn hóa chất MSDS
Các sản phẩm cần phiếu an toàn hóa chất MSDS

Từ 1/9/2015, an ninh hàng không sân bay quốc tế quy định tất cả các mặt hàng ngoài hóa chất và tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có chứng chỉ MSDS. Chỉ khi khách hàng cung cấp được đầy đủ chứng từ lô hàng thì mới có thể xuất ra khỏi Việt Nam và sẽ không có một trường hợp ngoại lệ nào thiếu chứng chỉ MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế tại Việt Nam.

Các sản phẩm cần giấy chứng nhận MSDS:

+Những loại hàng gây nguy cơ cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi…

+ Các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hay gửi mật ong đi Mỹ. ở dạng bột, dạng lỏng cần có MSDS, tên sản phẩm cụ thể, nhà sản xuất. Những mặt hàng này khi chuyển qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu phiếu an toàn hóa chất MSDS để kiểm tra thành phần có trong bảng chỉ dẫn thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc hay không.

+ Bia, rượu cần kiểm tra nồng độ cồn, các sản phẩm có độ cồn dưới 5% có thể xuất được không cần MSDS, các sản phẩm trên 5% độ cồn cần có giấy MSDS và công văn cam kết đi kèm.

5. Tra cứu mã MSDS ở đâu? Cách tra cứu MSDS của sản phẩm như thế nào?

Tra cứu mã MSDS ở đâu? Cách tra cứu MSDS của sản phẩm như thế nào?
Tra cứu mã MSDS ở đâu? Cách tra cứu MSDS của sản phẩm như thế nào?

Chưa có quy định rõ ràng nào về việc quy định 1 mẫu MSDS cố định miễn sao trong thành phần khai báo phải đầy đủ. Dưới đây là cách tìm MSDS của hóa chất mà bạn có thể áp dụng.

  • Truy cập vào đường link https://sciencelab.com/msdsList.php
  • Bấm Ctr + F , gõ tên hóa chất cần tìm
  • Tải file đó về với đuôi .pdf
  • Dịch ra tiếng việt để tra cứu MSDS

6. Bảng MSDS do ai cấp?

Bảng MSDS do ai cấp?
Bảng MSDS do ai cấp?

Bảng MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một bảng MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được cho phép vận chuyển (đường hàng không, đường biển).

Một bảng MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc phân phối của sản phẩm, hay người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một bảng MSDS giả (thông tin giữa MSDS và sản phẩm không trùng khớp) bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua các đơn vị vận chuyển, tiếp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế giấy MSDS và hàng hoá. Nếu có sai phạm, người gửi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm: Các lô hàng sẽ bị tạm giữ, có yêu cầu lập biên bản, đóng phạt. Cuối cùng hàng hoá có thể được trả về hoặc bị huỷ.

Ngoài giấy chứng nhận MSDS thì giấy TSCA cũng rất quan trọng trong công tác gửi hàng. Vậy thì TSCA là gì và tầm quan trọng của nó trong Logistic là gì.

7. Hướng dẫn làm phiếu an toàn hóa chất MSDS

Hướng dẫn làm phiếu an toàn hóa chất MSDS
Hướng dẫn làm phiếu an toàn hóa chất MSDS

Tuy rằng  dữ liệu MSDS khá phức tạp nhưng làm phiếu an toàn hóa chất MSDS có phần đơn giản hơn chút. Yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu hóa chất chuẩn bị bảng dữ liệu an toàn phải đảm bảo rằng nó bằng tiếng Anh và bao gồm được ít nhất các phần sau, theo đúng thứ tự được liệt kê (Phụ lục D trong bộ quy tắc liên bang).

Mục 1. Nhận dạng vật liệu

Mục 2. Nhận dạng mối nguy hiểm

Mục 3. Thành phần hoặc các thông tin về thành phần

Mục 4. Các biện pháp sơ cứu

Mục 5. Các biện pháp chữa cháy

Mục 6. Các biện pháp giải phóng bất ngờ

Mục 7. Xử lý và lưu trữ

Mục 8. Kiểm soát các vấn đề phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân

Mục 9. Các tính chất về vật lý và tính chất về hóa học

Mục 10. Tính ổn định, độ phản ứng

Mục 11. Thông tin về độc tính

Mục 12. Thông tin sinh thái

Mục 13. Cân nhắc xử lý

Mục 14. Thông tin vận tải

Mục 15. Thông tin quy định

Mục 16. Thông tin khác bao gồm ngày chuẩn bị hoặc ngày sửa đổi lần cuối.

Công ty Nhật Minh Express đã tổng hợp các kiến thức cơ bản và vô cùng chi tiết về bảng an toàn hóa chất MSDS là gì? cùng với đó là hướng dẫn bạn cách tra cứu mã MSDS cũng như nêu ra cách bước để có thể làm MSDS để bạn tham khảo. Nhật Minh Express là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh gửi hàng đi Mỹ tại TPHCM, Việt Nam . Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có một cái nhìn rõ ràng, tổng quan hơn về MSDS. Nếu như còn bất cứ vấn đề nào khiến bạn phải quan tâm về MSDS thì đừng ngần ngại chia sẻ.

CEO Cao Nguyễn Quỳnh PhươngCEO Cao Nguyễn Quỳnh Phương

Tôi là Cao Nguyễn Quỳnh Phương với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực logistic, chuyển phát nhanh quốc tế và chuyển tiền đi quốc tế. Hy vọng thông qua các bài viết của Quỳnh Phương sẽ giúp quý khách hàng có thêm nhiều thông tin bổ ích. Liên hệ: + Điện thoại: 0937 603 702 (Zalo) + Email: vicky.ttpexpress@gmail.com

Từ khóa » Giấy Msds Là Giấy Gì