Mũ Bảo Hiểm Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Nên Mua Loại Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mũ bảo hiểm hiện nay có nhiều loại và đa dạng kiểu dáng. Mũ bảo hiểm tốt sẽ bảo vệ bạn và gia đình khỏi những tai nạn không mong muốn. Cùng Điện máy XANH tham khảo bài viết dưới đây để chọn những chiếc mũ tốt và phù hợp nhất nhé!
1Mũ bảo hiểm là gì?
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô,... nhằm đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh.
Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.
Ngày nay, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện 2 bánh tham gia giao thông nhằm để hạn chế xảy ra tai nạn giao thông, và đảm bảo được tín mạng con người.
Mời bạn tìm hiểu các hãng mũ bảo hiểm uy tín trên thị trường hiện nay.25 kiểu mũ bảo hiểm cơ bản
Loại trùm kín đầu (full-face)
Mũ bảo hiểm full-face trùm kín phần đầu với phần sau phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Loại mũ bảo hiểm này luôn có 1 khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che mặt bằng nhựa lên xuống tùy ý.
Điểm thu hút lớn nhất của loại mũ bảo hiểm full-face là khả năng bảo vệ, thường dùng cho những tay đua off-road đôi khi còn tháo bỏ cả tấm che mặt nhưng mở rộng phần vành lưỡi trai và chắn cằm.
Theo nhiều nghiên cứu, mũ bảo hiểm full-face bảo vệ người lái tốt nhất vì có đến 35% các vụ tai nạn gây ảnh hưởng đến vùng cằm.
Xem thêm: Nên mua mũ bảo hiểm fullface nào? Top 3 mũ bảo hiểm fullface tốt nhất hiện nay tại Điện máy XANHLoại off-road/motocross
Đặc trưng của mũ bảo hiểm off-road/motocross là phần cằm và vành lưỡi trai kéo dài, thanh chắn cằm, tấm che nửa mặt đi kèm cặp kính bảo vệ. Vành lưỡi trai có nhiệm vụ che ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt người lái khi nhảy lên/xuống.
Mũ bảo hiểm off-road không gắn thêm thanh chắn cằm, người lái thường sử dụng mũ bảo hiểm gần giống loại hở mặt như hiện nay kèm theo khẩu trang để tránh bụi hay các mảnh vụn đất đá văng vào mũi và miệng.
Loại môđun hoặc lật (flip-up)
Mũ bảo hiểm môđun hoặc lật (flip-up) là sự kết hợp giữa loại full-face và hở mặt dùng trên đường phố thông thường, còn được gọi với cái tên “bỏ mui” hoặc “lật mặt”, khi đội mũ đóng kín trông chúng rất giống loại mũ bảo hiểm full-face.
Thanh chắn cằm của mũ flip-up có thể xoay ngược lên trên (hoặc tháo rời) bằng một chiếc cần đặc biệt cho phép người sử dụng tiếp xúc với toàn bộ khuôn mặt. Nhờ đó, người lái vẫn có thể ăn, uống hoặc nói chuyện bình thường mà không cần phải nới dây buộc cằm và tháo mũ bảo hiểm.
Chiếc mũ được thiết kế để đội cố định trong suốt thời gian lái, vì thanh chắn cằm tháo lắp tùy chỉnh rất hữu dụng khi đứng yên.
Tuy nhiên, hình dáng uốn cong của thanh chắn cằm mở và tấm che mặt có thể tăng lực kéo không khí lúc đang lái, so với loại hở mặt, thanh chắn cằm của mũ bảo hiểm này nhô ra xa hơn hẳn vùng trán, dễ gây nguy cơ chấn thương cổ cho người lái khi gặp tai nạn.
Loại hở mặt hoặc 3/4
Mũ bảo hiểm hở mặt hoặc 3/4 vẫn phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thanh chắn cằm và tấm che mặt như loại full-face.
Nhiều chiếc còn trang bị vành lưỡi trai dài tùy chọn được sử dụng để tránh ánh nắng mặt trời, có khả năng bảo vệ phần não sau tương tự loại full-face nhưng không che được mặt ngay cả trong trường hợp khi va chạm.
Bụi bẩn, thậm chí là gió, đập vào mặt và mắt có thể khiến người lái khó chịu hoặc bị thương, đây là lý do tại sao khi đội mũ bảo hiểm hở mặt người lái cũng đeo thêm kính râm hoặc kính bảo vệ để che mắt. Ngoài ra, nhiều chiếc mũ 3/4 còn gắn thêm tấm che mặt mở rộng phần trên để bảo vệ mắt.
Loại nửa đầu
Mũ bảo hiểm nửa đầu hay còn gọi là “shorty” có thiết kế mặt trước tương tự loại hở mặt nhưng rút ngắn phần sau đầu.
Mũ bảo hiểm nửa đầu rất dễ trượt và rơi khỏi đầu người lái nếu gặp tai nạn, một số khóa học của Tổ chức An toàn Mô tô đã cấm sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu trong các bài tập lái do khả năng bảo vệ kém hơn các loại khác.
3Nên mua loại nào phù hợp với bạn
Kiểm tra chất lượng mũ
Khi nói đến mũ đội bảo hiểm thì một điều chắc chắn rằng nó phải đầy đủ tất cả các bộ phận và đạt chất lượng để có thể bảo vệ phần đầu của người sử dụng. Vậy nên trước khi mua một chiếc mũ này thì bạn nên xem xét thật kỹ các bộ phận để tránh mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng.
- Vỏ mũ
+ Mũ không đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt,…).
+ Mũ đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.
Thông thường người ta hay sử dụng nhựa ABS để sản xuất mũ vì có khả năng chịu va đập tốt, trọng lượng nhẹ, giá hợp lí chống mài mòn hiệu quả và đặc tính nổi bật khác của vật liệu này chính là sự dẻo dai.
- Kính chắn gió
Kính mũ hiểm là một trong những bộ phận có hay không tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, nên chọn mũ có kính bởi chúng bảo vệ rất tuyệt vời cho đôi mắt và vùng da mặt cho bạn.
+ Chịu được lực tác động theo thử nghiệm quy chuẩn của Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia. Nếu kính có bị vỡ thì các mảnh vỡ không được tạo thành các mảnh nhọn có góc nhỏ hơn 60 độ.
+ Hệ số truyền sáng không được nhỏ hơn 85% theo quy chuẩn chính thức.
Có 5 loại kính thông thường:
- Kính chắn gió MBH thông thường.
- Kính MBH đi đêm
- Kính MBH chống xước
- Kính MBH chống lóa.
- Kính dây MBH.
Lưu ý:
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kính chiều lòng người tiêu dùng giá nào cũng có, đôi khi người tiêu dùng dựa trên sự bắt mắt, thời trang mà quên đi chất lượng mà nó mang lại. Vậy nên hãy sáng suốt khi lựa chọn: Nhớ xem kỹ nguồn gốc, chọn mua ở những nơi có thương hiệu,… tránh hàng giả.
- Xốp làm mũ
Là một bộ phận hấp thụ và chịu được lực từ vỏ mũ truyền vào bên trong. Vậy nên nó có thể bảo vệ phần đầu cho người sử dụng khi có tai nan hay va chạm xảy ra.
Tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng với tính năng có thể cách nhiệt với môi trường. Mặc cho thời tiết nắng nóng nhưng vẫn giữ cho bên trong mũ được thông thoáng.
Chính lớp xốp bên trong này giúp cho việc cố định đầu của người đội không bị lệch trong quá trình di chuyển, tạo cảm giác thoải mái nhất.
Thông thường người ta sử dụng xốp EPS để làm xốp mũ hiểm, vì xốp EPS khác với những loại xốp thông thường khi được gia công bằng cách nén xốp ở tỷ trọng cao, vì thế xốp có độ cứng vững rất tốt.
Cách phân biệt xốp EPS với những loại xốp khác:
– Sự tuyệt vời của chất liệu xốp EPS là giúp nâng cao tất cả 3 yếu tố trên vì thế đây là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất mũ bảo hiểm.
– Hiện nay có rất nhiều mũ có lớp xốp kém chất lượng, được bán phổ biến tại các cửa hàng. Để phân biệt xốp EPS nguyên sinh với những loại xốp thông thường khác bạn có thể dựa vào độ cứng của xốp.
– Bạn dùng đầu ngón tay bấm vào phần xốp, nếu như xốp dễ dang bị biến dạng thì đó là những chiếc mũ không an toàn khi sử dụng. Xốp EPS rất cứng vững vì vậy khi bấm đầu ngón tay vào xốp gần như không bị biến dạng.
- Quai mũ (chắc chắn chịu lực lớn mà không bị tuột hay bị gãy)
Trong mũ bảo hiểm, quai mũ là một bộ phận không thể nào thiếu và nó rất quan trọng trong việc bỏ đảm sự an toàn cho bạn, nên được cấu tạo từ những sợi tơ nilong tổng hợp nên nó có đọ bền và dai, chịu đựng được sức kéo.
Quai mũ được kết nối với phần vỏ giúp giữ quai mũ được chắc chắn, giúp cho việc cố định mũ trên đầu khi di chuyển. Chốt mũ từ nhựa cứng rất bền và chắc chắn và có thể điều chỉnh khoảng cách quai mũ để làm sao cho mũ có thể cố định ở một vị trí, tránh khi đang di chuyển mà bị rớt ra ngoài.
Chọn kích cỡ và trọng lượng mũ
Chọn kích thước và trọng lượng mũ bảo hiểm là một trong những bước rất quan trọng, độ bảo vệ của mũ bảo hiểm cũng từ bước này mà ra. Nếu như bạn chọn một chiếc mũ không vừa với kích cỡ đầu của bạn thì máu khó lưu thông không tốt gây cho bạn cảm giác thiếu tập trung khi lái.
Vì vậy, bạn cần một chiếc mũ vừa đủ thoải mái để máu huyết lưu thông tốt về đầu, giữ được sự tỉnh táo và tập trung tối đa khi điều khiển xe.
Sau khi đội vào, các bạn giữ nón lắc qua trái phải, trước sau, nếu mũ không dễ di chuyển thì đó là kích thước phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hơi áp lực ở phần má, nhưng không cảm thấy đau khi đội là được.
Xem thêm:
- Cách mua bảo hiểm xe máy online, giao tận nhà, an toàn, tránh bị lừa
- Những giấy tờ cần thiết để được hưởng bảo hiểm xe máy sau tai nạn giao thông
- Tốc độ tối đa của một số xe máy điện trên thị trường, có cần bằng lái để đi xe máy điện không?
Hi vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn chọn được 1 chiếc mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia giao thông nhé!
Từ khóa » Các Loại Mũ Bảo Hiểm Fullface
-
Các Loại Mũ Bảo Hiểm Fullface
-
Top 10 Mũ Bảo Hiểm Fullface Tốt Nhất Hiện Nay (Tư Vấn Mua 2022)
-
Top 9 Nón Bảo Hiểm Fullface đẹp, Bền Dành Cho Biker
-
Top 5 Mũ Bảo Hiểm Fullface Nào Tốt An Toàn Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Mũ Bảo Hiểm Fullface Chất Lượng Nhất Hiện Nay
-
Phân Loại 5 Kiểu Mũ Bảo Hiểm Cơ Bản
-
12 Mũ Bảo Hiểm Trùm đầu Fullface Tốt Nhất Dành Cho Phượt Thủ Giá Từ ...
-
Nón Fullface Có Mấy Loại? Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?
-
Top 7 Mũ Bảo Hiểm Fullface Loại Nào Tốt? Giá Cả Như Thế Nào? - Fado
-
Nón Fullface Chính Hãng 06/2022 | Freeship Toàn Quốc
-
[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Chọn Mua Mũ Bảo Hiểm Full-Face
-
CÓ BAO NHIÊU LOẠI NÓN BẢO HIỂM, ƯU NHƯỢC ĐIỂM RA SAO?
-
Mũ Bảo Hiểm FullFace - Nón Fullface Chính Hãng - Tài Đạt