Mũ Bảo Hiểm Như Thế Nào Là đạt Tiêu Chuẩn? - LuatVietnam

Thứ ba, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật

Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ. Nhãn của mũ phải bao gồm các thông tin sau:

- Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”;

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (đối với mũ sản xuất trong nước)/ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối (đối với mũ nhập khẩu);

- Xuất xứ hàng hóa (đối với mũ nhập khẩu);

- Cỡ mũ;

- Tháng, năm sản xuất.

Từ ngày 01/01/2024

Theo QCVN 2:2021/QCVN, mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đập để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.

Về cơ bản, các quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm vẫn được kế thừa từ QCVN 2:2008/QCVN và chủ yếu được dẫn chiếu từ TCVN 5756:2017. Trong đó, có một số điểm đáng chú ý:

  • Mũ phải bao gồm 04 (thay vì 03) bộ phận chính:

- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;

- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;

- Quai đeo để cố định mũ;

- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.

Các phụ kiện như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm… không bắt buộc.

  • Mũ được chia thành 04 (thay vì 03) loại:

- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;

- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ.

  • Dấu hợp quy CR phải đảm bảo các nội dung bắt buộc gồm:

- Tên hàng hóa: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa;

- Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu;

- Tháng, năm sản xuất;

- Kiểu mũ;

- Định lượng: Khối lượng mũ và dung sai khối lượng;

- Hướng dẫn sử dụng (nội dung hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mũ được ghi trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ hoặc trong bản hướng dẫn sử dụng kèm theo);

- Thông tin cảnh báo (nếu có).

Lưu ý:

Đối với mũ nhập khẩu:

- Nếu trên nhãn chưa thể hiện/ chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc tương ứng được dịch từ nhãn gốc của mũ sang tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc còn thiếu theo quy định nêu trên, tên và địa chỉ của cơ sở nhập khẩu mũ.

- Nhãn gốc của mũ phải được giữ nguyên.

Ngoài ra, dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được in trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ và phải rõ ràng, không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.

mu bao hiem the nao la dat chuanMũ bảo hiểm như thế nào là đạt tiêu chuẩn theo quy định? (Ảnh minh họa)

Cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn

Mặc dù không chắc chắn có thể kiểm tra chính xác mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không nhưng chúng ta có thể thông qua quan sát bằng mắt thường để kiểm tra độ an toàn của mũ bảo hiểm như sau:

- Mũ bảo hiểm chất lượng phải có tem hợp quy CR được in rõ ràng, sắc nét, còn mũ kém chất lượng thì không có hoặc có thì cũng là tem giả rất sơ sài, mờ và dễ bong tróc.

- Mũ phải có đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn.

- Lớp mút xốp của mũ không đạt chuẩn thường rất mềm, bị lún nếu ta ấn tay vào và rất dễ bị bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót. Lớp mút của mũ tiêu chuẩn rất dày và chắc, có độ đàn hồi cao, độ kết dính với vỏ mũ cũng rất cao.

- Các chi tiết như khóa mũ, lớp lót,… đều sẽ được khắc, in hay thêu logo hoặc tên thương hiệu.

- Mũ phải có tem của nhà sản xuất ghi rõ các thông tin của mũ như trọng lượng, kích cỡ, nhà sản xuất,…

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có bị phạt?

Căn cứ điểm i, điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; […]

Theo đó, dù có đội mũ bảo hiểm nhưng người điều khiển, người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự vẫn bị xử phạt nếu:

- Không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy;

- Không cài quai đúng quy cách.

Tuy nhiên, thực tế rất khó để xử phạt những trường hợp đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác.

Nếu còn vướng mắc về mũ bảo hiểm thế nào là đạt chuẩn, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 6192 chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp.

>> Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

>> Chỉ có 1 mũ bảo hiểm, nên để ai đội?

>> 3 trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Mũ Bảo Hiểm Xe Máy