Mù Màu ở Trẻ Nhỏ Gây Trở Ngại đến Cuộc Sống Của Con - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Mù màu ở trẻ nhỏ khiến con yêu không phân biệt được màu sắc cũng như gây trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt, sở thích cá nhân sau này.
Nếu bé cưng gặp phải vấn đề khi phân biệt màu sắc cũng như thường tỏ ra bối rối, không biết đâu là màu nâu và đỏ, xanh lá và xanh dương thì nhiều khả năng bé đã mắc phải chứng mù màu. Tuy nhiên, trước khi bạn đưa con đến bác sĩ, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này nhé.
1. Mù màu là bệnh gì?
Mù màu ở trẻ nhỏ là tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do di truyền và thường thấy ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Cụ thể, trẻ bị mù màu sẽ không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định như màu đỏ, xanh lá, vàng và xanh da trời. Bệnh về mắt, di truyền và uống một số thuốc có hại là những nguyên nhân có thể gây mù màu.
2. Nguyên nhân gây mù màu ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng mù màu ở trẻ nhỏ:
Rối loạn di truyền
Tình trạng mù màu thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Những đứa trẻ mắc bệnh mù màu thường không thể phân biệt được một số màu cơ bản như đỏ, xanh lá cây, xanh dương và vàng. Bệnh có thể có mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.
Do biến chứng của bệnh
Nếu trẻ mắc phải các bệnh như tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh bạch cầu, bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng thì bé có thể mắc phải chứng mù màu. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh của bé được chẩn đoán và điều trị sớm thì trẻ sẽ khôi phục lại thị giác bình thường.
Thuốc
Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, nhiễm trùng và rối loạn thần kinh.
Tuổi tác
Trẻ càng lớn thì bệnh sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và trẻ sẽ rất khó để phân biệt các màu sắc cơ bản. Do đó, bé nên được phát hiện tình trạng để cải thiện càng sớm càng tốt.
Hóa chất
Nếu trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như cacbon disulfide và phân bón chứa nhiều hóa chất thì thị lực của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu là người yêu thích thiên nhiên, hay trồng cây trong nhà, bạn hãy đảm rằng con yêu sẽ không được đến gần những loại hóa chất này, đồng thời phụ nữ mang thai cũng tránh tiếp xúc với chúng.
3. Triệu chứng của mù màu
Một số triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh mù màu:
- Trẻ không phân biệt được một số màu sắc cơ bản khi trẻ đã được 4 tuổi hoặc hơn.
- Trẻ không thể phân biệt đồ vật theo sắc thái
- Mắt chuyển động nhanh (hiếm gặp)
- Mù màu không ảnh hưởng đến độ sắc nét. Các triệu chứng của mù màu có thể nhẹ đến mức bạn không biết là trẻ bị mù màu.
Các vấn đề về thị lực của trẻ có thể được phát hiện khi con lớn lên và học về các màu sắc. Hãy chú ý đến những lúc bạn hướng dẫn trẻ phân biệt một vài đồ vật dựa theo màu sắc mà con lại không làm được. Nếu trẻ rơi vào tình huống này thường xuyên, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và nhận được một số lời khuyên hữu ích.
4. Chẩn đoán mù màu ở trẻ nhỏ
Nếu phát hiện trẻ không phân biệt được một số màu sắc nhất định, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ mắt để được tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của trẻ và cho bé nhìn các bức tranh được tạo thành từ những dấu chấm. Nếu bị mù màu, con sẽ không thể xác định được các hoa văn hoặc màu sắc trong bức tranh là gì.
Xét nghiệm y tế thường được sử dụng để chẩn đoán mù màu ở trẻ nhỏ là xét nghiệm về thị giác màu sắc. Đây là cách để kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc của trẻ.
Bác sĩ sẽ:
- Cho trẻ ngồi trong một căn phòng có ánh sáng bình thường.
- Đặt các thẻ có chứa các chấm màu trước mặt của trẻ. Những thẻ này thường được gọi là thẻ Ishihara.
- Những chấm màu này thường sẽ tạo thành một mô hình cụ thể, chẳng hạn như chữ cái hoặc con số và trẻ sẽ phải xác định mô hình này.
- Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ phân biệt các màu sắc khác nhau có trong thẻ.
5. Điều trị mù màu ở trẻ nhỏ
Nếu mù màu do di truyền thì sẽ không điều trị được. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây mù màu là do các loại thuốc hoặc bệnh, bác sĩ sẽ ghi nhận lại các yếu tố này. Chẳng hạn, nếu trẻ mắc phải một số bệnh thì bước đầu tiên cần phải làm đó là điều trị các loại bệnh này.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bác sĩ thường sử dụng để điều trị mù màu:
- Mang kính áp tròng có màu: Bác sĩ cho trẻ đeo kính áp tròng có màu để trẻ có thể dễ dàng phân biệt được các màu sắc cơ bản. Tuy nhiên, loại kính này có thể làm cho các vật thể mà trẻ nhìn thấy bị biến dạng, do đó khiến tầm nhìn của trẻ bị cản trở.
- Đeo kính chống chói: Trẻ bị mù màu nặng cần phải đeo loại kính đặc biệt này. Sản phẩm sẽ giúp con phân biệt được một số màu sắc một cách dễ dàng.
6. Một số lời khuyên
Mù màu có thể làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Không có khả năng phân biệt màu sắc có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti trong tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể giúp trẻ:
- Đưa trẻ đi kiểm tra mắt để bác sĩ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.
- Nếu trẻ bị mù màu do một số loại thuốc hoặc hóa chất nhất định, hãy để trẻ ít tiếp xúc với các loại hóa chất này.
- Nói chuyện với giáo viên và những người thân trong gia đình về tình trạng của trẻ. Điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và có cách cư xử phù hợp.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bé Bị Mù Màu
-
Bệnh Mù Màu Có Thể Chữa được Không? | Vinmec
-
Biểu Hiện Nhận Biết Bệnh Mù Màu ở Trẻ Em - Nhà Thuốc Long Châu
-
Mù Màu: Những Triệu Chứng Và Các Phương Pháp điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Mù Màu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Trẻ Bị Mù Màu Biểu Hiện Thế Nào? - Những điều Phụ Huynh Cần Biết
-
Trẻ 4 Tuổi Không Phân Biệt được Màu Sắc Có Phải Mù Màu? - Sức Khỏe
-
Bạn Có Bị Mù Màu Không?
-
Bệnh Mù Màu
-
Bệnh Mù Màu: Những Kiến Thức Bạn Cần Biết - YouMed
-
Khi Nào Trẻ Sẽ Bắt đầu Phân Biệt được Màu Sắc? | VIAM
-
NHỮNG CÁCH KIỂM TRA BỆNH MÙ MÀU PHỔ BIẾN
-
Bạn Có Bị Mù Màu Không? - Tuổi Trẻ Online
-
Những điều Chưa Biết Về Bệnh Mù Màu - 128 Bùi Thị Xuân HN