Mũ Quan Triều Nguyễn Và Gian Nan Hồi Hương Của Cổ Vật Lưu Lạc

Font, Art

Chiếc mũ quan triều Nguyễn đã không thể trở về Việt Nam khi kết thúc cuộc bán đấu giá vào tối 28.10. Lần này, Thừa Thiên Huế lại bỏ qua cuộc đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay ở Tây Ban Nha, cũng như cách đây 11 năm Thừa Thiên Huế từng bỏ lỡ trong cuộc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi tại Pháp vì không đủ tiền. Và mũ quan triều Nguyễn, lần nữa cho thấy con đường “hồi hương” của cổ vật lưu lạc xứ người vô cùng lận đận.

Photograph, Font

Khởi nguồn là thông tin từ Facebook của TS Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu cổ vật triều Nguyễn, rằng nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) đang chuẩn bị đấu giá một chiếc mũ quan văn triều Nguyễn rất đẹp.

Mũ có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đi kèm cả hộp đựng mũ bằng gỗ sơn son thếp vàng vẫn còn nguyên vẹn. Giá khởi điểm cho chiếc mũ này là 500-600 Euro. Phiên đấu giá chính thức mở lúc 16h ngày 28.10.2021 trên trang web invaluable.com.

Bất ngờ đã xảy ra trong phiên đấu giá cổ vật của nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) vào tối 28.10 với chiếc mũ quan triều Nguyễn.

Chiếc mũ quan này có giá khởi điểm chỉ có 600 Euro, nhưng đã được người đấu giá online có mã số đấu giá 5496 (tạm thời chưa biết danh tính) đấu thắng với giá 600.000 Euro, gấp đúng 1.000 lần giá khởi điểm. Đây là mức giá chưa cộng thêm 25% thuế và các loại phí. Nếu tính tổng thì chiếc mũ quan này lên đến 750.000 Euro.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn đây là chiếc mũ quan văn thời Nguyễn còn nguyên vẹn nhất mà ông nhìn thấy được từ trước tới nay.

“Tất cả những chiếc mũ tương tự ở Việt Nam hiện nay, kể cả hai chiếc đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam chỉ là mũ phục chế, thậm chí mô phỏng”, ông Sơn nói.

Nhà phục chế cổ vật Vũ Kim Lộc ở TPHCM, người trong thời gian qua đã phục chế 8 chiếc mũ tương tự mũ đấu giá ở Tây Ban Nha đã bị hỏng vì nhiều lý do ở Việt Nam, nhận định: “Mũ quan văn triều Nguyễn đang được đấu giá ở Tây Ban Nha, nếu "đúng đồ" là mũ của quan hàm chánh nhất phẩm trở lên”.

Picture frame, Natural landscape, Ecoregion, Rectangle, Paint, Textile, Painting, Art, Tree, Sky

Những thông tin này xuất hiện trên Báo Lao Động ngay sau đó đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là giới yêu thích văn hoá và cổ vật trong và ngoài nước.

Bởi từ giá khởi điểm chỉ 500 Euro, chỉ sau 3 ngày, giá của chiếc mũ này trên trang đấu giá đã có người trả đến 40.000 Euro và sau đó mấy tiếng là… 70.000 Euro, một con số gây choáng váng! Và một ngày sau, giá lại quay về với 42.500 Euro do có hiện tượng "mồi giá", "thổi giá" của các nhà đấu giá.

Your browser does not support this video

Một ngày sau khi có thông tin về cuộc đấu giá mũ quan ở Tây Ban Nha, phóng viên Lao Động gọi điện thoại cho ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị đang được giao nhiệm vụ quản lý, trùng tu tôn tạo và khai thác các di sản liên quan đến triều Nguyễn ở Huế để hỏi “Huế có tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn không?”.

Và câu trả lời khá bất ngờ là “chúng tôi đang theo dõi rất sát vụ đấu giá này nhưng sẽ không tham gia đấu giá vì rất nhiều lý do”.

Ông Hoàng Việt Trung thừa nhận “đây là chiếc mũ quan triều Nguyễn rất đẹp và còn nguyên vẹn, đúng là ở Việt Nam không có. Tuy nhiên giá của nó quá cao. Đó là còn chưa tính thêm thuế tiêu thụ đặc biệt theo luật của Tây Ban Nha hiện là 29%. Lấy ví dụ chiếc mũ này chốt giá 50.000 Euro, cộng thêm thêm 29% thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đội giá gấp gần 3 lần. Và đây là những con số khó có thể dùng tiền ngân sách để mua vào thời điểm này”, ông Trung nói.

Và đây không phải là lần đầu tiên Huế bỏ qua và bỏ lỡ cơ hội “thu hồi” những cổ vật có giá trị của triều Nguyễn đang “lưu lạc” ở nước ngoài qua những phiên đấu giá.

Font, AquaRectangleCap, Rectangle

Trước đó, vào năm 2010, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã uỷ quyền cho một số Việt kiều tại Pháp tham gia phiên đấu giá bức tranh sơn dầu “Chiều tà” của vua Hàm Nghi.

Tác phẩm “Chiều tà” được ra giá ban đầu là 1.000 Euro. Những người được phía tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ủy quyền tham gia đấu giá đã phải dừng bước khi giá bức tranh được đẩy lên trên 8.600 Euro. Và cuối cùng, tranh đã được bán với giá 8.800 Euro cho một người tham gia đấu giá qua điện thoại.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, vì nhiều lý do và con đường khác nhau, có một lượng rất lớn cổ vật của Việt Nam và triều Nguyễn bị "mất cắp" đang lưu lạc ở các bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân.

Và những gì chúng ta biết được trên các phương tiện thông tin như: Thái A kiếm của vua Gia Long; Chậu quán tẩy bằng vàng; Sách phong bằng vàng thời Gia Long; Trấn phong bằng vàng thời Khải Định; Tượng con giải trãi bằng vàng thời Minh Mạng; Cành vàng lá ngọc... chỉ là một con số rất nhỏ so với thực tế.

TS Trần Đức Anh Sơn là người có nhiều năm công tác trong ngành bảo tồn, bảo tàng, ông rất quan tâm đến chuyện “hồi hương” của cổ vật Việt Nam đang lưu lạc ở nước ngoài.

Tuy nhiên ông cho rằng “hồi hương” cổ vật là một nhiệm vụ vô cùng gian nan vì nhiều lý do. Trước hết, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài.

Vì thế khi có thông tin về cổ vật Việt Nam đấu giá ở nước ngoài, các bảo tàng, nhất là bảo tàng công lập, không biết dựa vào đâu để đề xuất với các cấp có thẩm quyền cho phép tham gia đấu giá.

Rectangle, Orange, Sleeve, Bag, Yellow, Headgear, Red, Collar

Lý do tiếp theo là các bảo tàng và các nhà sưu tập cổ vật ở Việt Nam có quá ít thông tin về cổ vật Việt Nam ở nước ngoài, kể cả các phiên đấu giá công khai hay thông tin rao bán cổ vật trên mạng internet.

Lý do nữa là giá cổ vật in trên các catalogue chỉ là giá dự kiến, thường cách biệt rất xa với giá sau cùng khi một món cổ vật được mua. Ngoài số tiền phải trả theo giá sau cùng, người mua phải trả thêm lệ phí cho nhà đấu giá (từ 10-20% giá sau cùng tuỳ theo giá trị món đồ) cùng với thuế giá trị gia tăng và tiền đóng gói, vận chuyển cổ vật từ nơi đấu giá đến địa chỉ người mua…

Và đây là một thách thức rất lớn cho các bảo tàng công lập Việt Nam khi muốn tham gia đấu giá ở nước ngoài. Bởi lẽ, không ai biết chính xác món đồ ấy cuối cùng sẽ được bán với giá bao nhiêu để đề xuất Nhà nước cấp kinh phí.

Gold, Amber, Rectangle, Publication

Để chúng ta không phải luôn “chậm chân” khi mua cổ vật Việt Nam (và cổ vật cung đình triều Nguyễn) ở nước ngoài và để có thể “hồi hương” những cổ vật ấy, TS Trần Đức Anh Sơn đề xuất Nhà nước nên có những chính sách hợp lý và thông thoáng.

Trước hết, Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp lý cho phép các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài.

Cần có một thị trường mua bán cổ vật hợp pháp ở trong nước, được Nhà nước thừa nhận và được bảo trợ bởi hệ thống pháp lý chặt chẽ nhưng thông thoáng.

Các bảo tàng công lập nên có những chuyên gia chuyên sưu tầm thông tin mua bán và đấu giá cổ vật để sớm có những thông tin cần thiết. Từ đó, bảo tàng mới có thể lập kế hoạch và đề xuất các cấp thẩm quyền cấp kinh phí mua cổ vật.

Sau cùng, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để khuyến khích “hồi hương” cổ vật (không chỉ cổ vật Việt Nam) từ nước ngoài.

“Tôi được biết, nhiều Việt kiều đang sở hữu những sưu tập cổ vật Việt Nam rất có giá trị. Họ muốn “hồi hương” những cổ vật này nhưng còn e ngại vì không biết rõ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với những cổ vật “hồi hương” này như thế nào” - TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Font, Line, AquaElephant, Product, Sleeve, Font, Line

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc Huế thất bại trong vụ đấu giá bức tranh “Chiều tà” 11 năm trước và bây giờ bỏ lỡ cơ hội đấu giá mũ quan triều Nguyễn, ngoài vấn đề cơ chế, kinh phí, còn “vướng” ở hai chữ tâm và tài.

Tâm, là sự đeo bám quyết liệt, không ngại, không sợ, kể cả quá trình làm và quá trình gỡ thủ tục với lãnh đạo địa phương, kể cả không sợ dị nghị của người khác đối với việc làm của mình.

Automotive tire, Wheel, Wheelchair, Vehicle

Tài, là việc huy động, kêu gọi nguồn lực ngoài việc xin cấp kinh phí nhà nước; huy động được các tổ chức và đông đảo người yêu văn hoá ủng hộ tinh thần và tài lực. Biết gỡ những nút thắt; biết tận dụng mối quan hệ với các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để nhờ hỗ trợ thủ tục, kêu gọi kiều bào ủng hộ…

Và TS Phan Thanh Hải đã minh chứng vấn đề này bằng thành công của thương vụ đấu giá xe kéo của vua Thành Thái tặng mẹ là Hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển, vào năm 2014, khi ông làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Ngày 13.6.2014, chiếc xe cùng với long sàng được đưa ra bán đấu giá tại Chateau de Cheverny - Pháp. Giá khởi điểm của nhà đấu giá Rouillac đưa ra là 1.000 Euro. Thời điểm đó, do không thể trực tiếp sang Pháp để tham gia phiên đấu giá, tổ đấu giá cổ vật của tỉnh Thừa Thiên Huế buộc phải đấu giá qua điện thoại với sự hỗ trợ của kiều bào ở nước ngoài.

Sau nhiều bước giá với sự cạnh tranh khá khốc liệt của nhiều tổ chức tham gia, cuối cùng, chiếc xe kéo cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế đấu giá thành công với tổng kinh phí 55.800 Euro.

Handwriting, Font

Ngoài việc sử dụng kinh phí từ ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế để tham gia đấu giá, hiện vật này còn có sự đóng góp của bà con Kiều bào ở Pháp với số kinh phí 10.000 Euro, của các nhà hảo tâm trong nước với số kinh phí 3.000 Euro.

Đặc biệt, TS Phan Thanh Hải cùng chị gái lúc đó cũng đã bỏ tiền túi hơn 1.500 Euro để đóng góp vào kinh phí đấu giá. Sau khi đấu giá cổ vật thành công, bằng đường hàng không, chiếc xe đã về đến Huế ngày 25.4.2015 sau hơn 100 năm “lưu lạc” xứ người.

TS Phan Thanh Hải nhớ lại: “Việc mua được chiếc xe này gặp nhiều khó khăn, vì khi đấu giá thành công vẫn bị Bảo tàng Guimet - Pháp tranh chấp. Bảo tàng Guimet là bảo tàng lớn, rất có uy tín ở Pháp và trên thế giới. Nếu không có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, chắc chắn chúng tôi không thắng trong cuộc tranh chấp đó.”

Cũng theo TS Phan Thanh Hải: “Đúng là chuyện hồi hương cổ vật Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua rất gian nan bởi vướng nhiều quy định và thủ tục. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay, không có cơ hội”.

Bicycle tire, Automotive exterior, Hood, Rectangle, Bumper, SkyRectangle

XEM THÊM

Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Tránh tình trạng "chảy máu" cổ vật

Đi qua mùa hạ: Hồi sinh từ cuộc chiến chống COVID-19 khốc liệt

Font

Biên tập: Hoàng Văn Minh

Video: Tuấn Anh, Cát Tường, Phương Anh

Thiết kế: Duy Hưng, Tuấn Anh

Font

Từ khóa » Nón Quan Triều Nguyễn