Mưa Axit Sẽ Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều Tại Việt Nam
(ĐCSVN) - Do môi trường không khí bị ô nhiễm, hiện tượng mưa axit sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam. Một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa axit rõ rệt, vượt ngưỡng cho phép.
Mưa axit sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn việc phát thải khí độc ra môi trường. (ảnh minh họa). Ảnh: Khánh Vy. |
Đó là một trong những nội dung quan trọng được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận và cảnh báo tại hội thảo xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia 2013 – Môi trường không khí Việt Nam, do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) tổ chức ngày 18/9, tại Hà Nội.
Theo Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo mưa axit đặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa axit rõ rệt với giá trị pH trong nước mưa thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15-85%. Trong đó, lượng mưa axit cao nhất đo được ở trạm Đà Nẵng (với tần suất hơn 83,1%), tiếp đó là Cúc Phương (Ninh Bình) với tần suất 55%, Hòa Bình (34,9%). Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với các địa phương trên.
Mưa axit là sự kết hợp của các oxit phi kim và nước. Phần lớn lượng oxit phi kim đến từ khí thải của các nhà máy công nghiệp. Các khí thải này ngưng tụ trong bầu khí quyển, khi gặp nước sẽ tạo ra những trận mưa chứa đầy chất axit. Độ chua trong mưa axit lớn, lại hòa tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì, tạo ra thứ nước cực kì độc với cây trồng, vật nuôi và cả con người, phá hủy cây trồng, ô nhiễm sông hồ và hệ sinh thái, phá hủy các công trình xây dựng…Đặc biệt, khi xảy ra hiện tượng mù hoặc mây, lượng axit còn cao gấp 10 lần nước mưa bình thường. Mưa axit cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quí giá. Bằng chứng là đã có một số thư viện, bảo tàng bị lọt các hạt mưa axit vào hệ thống thông khí và chúng đã phá hủy các tài liệu, vật dụng trong đó.
Theo các chuyên gia về môi trường, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động phát triển đô thị, giao thông, sản xuất khai khoáng, làng nghề…đang khiến mưa axit xuất hiện ngày một nhiều hơn. Tại một số khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai…các trận mưa có nồng độ axit cao xuất hiện khá thường xuyên mặc dù nguồn phát thải không đáng kể. Điều đó chứng tỏ mưa axit ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cả nguồn phát thải nội địa và lan truyền xuyên biên giới. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, toàn bộ miền Bắc và miền Trung Việt Nam đều bị tác động đáng kể bởi các nguồn phát thải từ khu vực phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng mưa axit tại Việt Nam, các chuyên gia môi trường cho rằng, Việt Nam cần quản lí nguồn gây ô nhiễm, không cho các nguồn khí này phát sinh và xả tự do vào môi trường. Để làm được điếu đó, cần phải xây dựng công ước, điều luật về môi trường trong việc xả và thải các khí trên. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể dùng biện pháp công nghệ giảm thiểu hay hấp thu các khí trên trước khi chúng xả vào bầu khí quyển. Đồng thời, cần phải triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm giáo dục tuyên truyền người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Từ khóa » Mưa Axit Xảy Ra ở đâu
-
Mưa Axit Là Gì? Tác Hại Của Mưa Axit đến đời Sống Bạn Nên Biết
-
Mưa Acid – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mưa Axit Xảy Ra ở đâu?
-
Những Trận Mưa Axit Huỷ Hoại Môi Trường ở Mỹ, Canada - BBC
-
Mưa Axit Là Gì? Tác Hại Và Thực Trạng Mưa Axit ở Việt Nam - VietChem
-
Mưa Axit Là Gì? Nguyên Nhân Tạo Ra Mưa Axit Và Tác Hại Của Nó
-
Mưa Axit Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Mưa Axit
-
Hiện Tượng Mưa Axit Là Gì, Gồm Những Chất Nào, Tác Hại Ra Sao?
-
Khoa Học - Công Nghệ - Báo Nam Định
-
Mưa Axit Là Gì? Nguyên Nhân Gây Mưa Axit? Tác Hại Của Mưa Axit
-
Mưa Axit Là Gì? Tác Hại Nghiêm Trọng Từ Hiện Tượng Mưa Axit
-
Mưa Axit được Tìm Thấy ở đâu?
-
Hiện Tượng Mưa Axit Là Gì? Sự Hình Thành, Nguyên Nhân Và Tác Hại
-
Mưa Axit Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục - IAS Links