Mua Bài Vị Thần Tài Thổ Địa TpHCM - Không Gian Gốm Bát Tràng
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Có nên thỉnh bài vị Thần tài không? Mua bài vị Thần Tài Thổ Địa TpHCM
- Giải mã tập tục thờ Thần Tài Thổ Địa của người Việt
- Truyền thuyết về Thổ Địa (Ông Địa)
- Truyền thuyết về Thần Tài
- Nơi mua vật phẩm thờ Thần Tài Thổ Địa nhiều mẫu mã, kích thước TpHCM
Thờ Cúng Thần Tài Thổ Địa có lẽ đã trở thành phong tục quá quen thuộc với hầu hết người Việt. Có nhà bày trí bàn thờ to; có nhà thì nhỏ tùy vào không gian; nhưng dù thế nào đi nữa thì việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa vẫn không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mọi gia đình. Mặc dù được thờ nhiều như thế; nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc về hai vị thần này; và tại sao trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa luôn phải có bài vị. Cùng Không Gian Gốm giải mã tập tục thờ Thần Tài Thổ Địa cũng như nơi mua bài vị Thần Tài Thổ Địa TpHCM qua bài viết sau đây.
Có nên thỉnh bài vị Thần tài không? Mua bài vị Thần Tài Thổ Địa TpHCM
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt dưới mặt đất; hướng ra ngoài. Và khi nhìn vào bàn thờ ta sẽ thấy tấm bài vị được đặt phía sau hai tượng thần và dựa lưng vào bàn thờ. Vậy tấm bài vị này có ý nghĩa gì? Khi thờ cúng gia chủ có cần thỉnh bài vị Thần tài Thổ địa không?
Trên thực tế, bàn thờ thường chỉ có hai ông Thần Tài và Thổ Địa; tuy nhiên 2 vị thần này còn đại diện cho 5 vị thần cai quản nhà cửa khác. Trên tấm bài vị thường có những dòng chữ Hán phía sau. Những dòng chữ hán này chính là danh hiệu đầy đủ của các vị thần mà gia chủ thờ cúng. Cũng chính vì thế; khi lập bàn thờ Thần tài ông địa mới gia chủ nên thỉnh bài vị Thần tài để thờ cúng được trọn vẹn nhất.
Thông thường; chúng ta nên thỉnh bài vị cũng như bàn thờ Thần Tài Thổ Địa mới khi dọn ra ở riêng; hoặc các cửa hàng, công ty mới khai trương, mới thành lập. Thờ Thần Tài Thổ địa với mong muốn nhận được sự phù hộ độ trì cho công việc làm ăn kinh doanh buôn bán thuận lợi; nhà cửa ấm êm, bình an.
Không những tấm bài vị; mà khi bạn muốn thỉnh Ông Địa Thần Tài thì mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như: bát hương; mâm bồng; kỷ chén;,… Nếu như trước đây; người ta thường đến chùa chiền để thỉnh Thần Tài Thổ Địa; thì sau này nhiều người có xu hướng đến các cửa hàng chuyên bán đồ thờ; có bán tượng thờ Ông Địa Thần Tài thỉnh về.
Giải mã tập tục thờ Thần Tài Thổ Địa của người Việt
Tập tục thờ Thần Tài Thổ Địa đã xuất hiện khá lâu; vào khoảng cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ thứ XX. Hai vị thần linh được thờ tự khá phổ biến trong các gia đình. Các vị gia thần này thân thiết và gần gũi với tín chủ đến nỗi gần như không có một quy thức nào cần phải tuân thủ khi thờ cúng. Khi đời sống ngày càng phát triển; người người nhà nhà đều lấy việc kinh doanh làm tiền đề thì đây cũng là lúc tập tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa trở nên phổ biến hơn.
Truyền thuyết về Thổ Địa (Ông Địa)
Từ rất lâu về trước, đời sống của con người vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Muốn nông nghiệp phát triển thì lại phụ thuộc rất nhiều các điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu,… Trong những yếu tố trên thì đất đai được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất đối với người nông dân. Vì thế Thần Đất hay Thổ Thần là một trong những vị thần được mọi người tôn sùng thờ cúng lúc bấy giờ với mong muốn có được cuộc sống ấm no và sung túc.
Về sau này khi người ta khai hoang nhiều vùng đất mới; cũng với quan niệm cho rằng từng khu rừng, con sông, mảnh đất,… đâu đâu cũng có các vị thần cai quản; nên mọi người đặt chân đến phải tiến hành khấn vái, cúng kiến để mong muốn bình an. Cứ dần dần như thế theo thời gian; Ông Địa được mọi người thờ cúng quanh năm; và tập tục này cũng dần trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.
Truyền thuyết về Thần Tài
Thần Tài là vị thần xuất hiện sau Thổ Địa; khi nền kinh tế dần chuyển đổi từ nông nghiệp sang thương nghiệp với đa số hộ gia đình kiếm sống bằng việc buôn bán; trao đổi các loại hàng hóa. Trong dân gian luôn truyền tai nhau về một truyền thuyết có tên Âu Minh – Như Nguyên.
Ngày xưa có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh; người này khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần; được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà; kể từ khi có Như Nguyện công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Nhưng vì một lý do nào đó trong ngày Tết mà Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Không lâu sau Âu Minh làm ăn thua lỗ; chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài.
Ngoài ra, nguồn gốc của vị Thần Tài còn xuất phát từ một truyền thuyết khác. Chuyện kể rằng Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc ở trên trời. Trong một lần ngao du uống rượu; do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian; không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì đến khi tỉnh lại cũng không nhớ mình là ai.
Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm; thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn. Điều kỳ lạ là khi ông bước vào ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp; người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài đến.
Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn ngon; lại toàn dùng tay ăn bốc; người thì bốc mùi nên đuổi ông đi. Ngay sau đó quán ăn trở nên ế ẩm; và cứ hễ Thần Tài đi đến đâu ăn thì quán đó lại đông khách. Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình.
Nơi mua vật phẩm thờ Thần Tài Thổ Địa nhiều mẫu mã, kích thước TpHCM
Qua bài chia sẻ về bài vị Thần Tài Thổ Địa TpHCM – Tập tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa;chúng tôi hy vọng phần nào giúp mọi người hiểu thêm về những tập tục; văn hóa thờ cúng tín ngưỡng của người Việt. Việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa không chỉ để cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với gia đình; mà nó còn mang lại lợi ích to lớn về mặt tinh thần cho mỗi người.
- Tham khảo thêm: Mua bàn thờ Thần Tài Thổ Địa quận Tân Bình – Bàn thờ Ông Địa gồm có gì?
Để việc thờ cúng trở nên linh thiêng và trang trọng hơn thì gia chủ nên sắm sửa cho mình bộ đồ thờ đầy đủ với các vật phẩm như tượng Thần Tài và Thổ Địa (Ông Địa); bát hương thờ; mâm bồng; chóe thờ, kỷ nước thờ, lọ hoa, ống hương,… Và không thể thiếu tấm bài vị Thần Tài Thổ Địa. Ngoài ra gia chủ có thể bày trí thêm tượng cóc ngậm tiền hay những linh vật chiêu tài, cầu may ở trước bàn thờ.
Nếu bạn vẫn chưa tìm kiếm được địa điểm cung cấp đồ thờ chất lượng, uy tín thì hãy ghé ngay đến các chi nhánh của Không Gian Gốm tại TpHCM. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên cung cấp các vật phẩm thờ cúng gốm sứ chất lượng và có giá thành xuất xưởng cạnh tranh nhất thị trường. Bên cạnh đó khách hàng còn được tư vấn tận tình bởi đội ngũ nhân viên, chuyên gia trong lĩnh vực thờ cúng, phong thủy giúp mọi người chọn lựa được bộ đồ thờ ưng ý nhất. Mọi thắc mắc hay có câu hỏi về chủ đề tập tục thờ Thần Tài Thổ Địa xin liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 309 713 hoặc trang web Khonggiangom.vn để được giải đáp nhanh chóng.
Từ khóa » Bài Vị Thần Tài Thổ địa Có ý Nghĩa Gì
-
Ý Nghĩa Chữ Hán Trên Bài Vị Thần Tài - RƯỚC TÀI LỘC
-
Ý Nghĩa Bài Vị Thần Tài - Thổ Địa Trên Bàn Thờ Thần Tài - Battrang24h
-
Bài Vị Thần Tài Có ý Nghĩa Gì? Thờ Thần Tài Ông Địa Có Cần Bài Vị?
-
Bàn Thờ Thần Tài Có Cần Bài Vị? Ý Nghĩa Chữ Hán Trên Bài Vị ...
-
Chữ Hán Trên Bài Vị Thần Tài Thổ Địa Có Nghĩa Là Gì ? - LỘC PHÁT
-
Các Lưu ý Về Bài Vị Thần Tài Thổ địa để Mang Lại May Mắn Quanh Năm
-
Ý Nghĩa Bài Vị Thần Tài Thổ địa Và địa Chỉ Mua đồ Thờ Thần Tài Tphcm
-
Bài Vị Thần Tài Thổ Địa Là Gì? 2 ý Nghĩa Của Bài Vị Này?
-
Bài Vị Thần Tài Thổ Địa : Ý Nghĩa... - Phong Thủy Và Tâm Linh
-
Chi Tiết ý Nghĩa Thần Tài Thổ địa Và Những điều Cần Tránh Khi Thờ Thần Tài
-
Bàn Thờ Thần Tài – Ý Nghĩa Và Cách Bài Trí Theo Phong Thủy
-
Ông Địa Là Ai? Cách Phân Biệt ông Địa (Thổ Công) Và Thần Tài
-
Thần Tài Là Ai? Có Bao Nhiêu Vị Thần Tài? - Bách Hóa XANH
-
Nội Dung Hàng Chữ Sau Lưng Bàn Thờ Thần Tài - Mỹ An Khang