Mua Bán CIF - FOB ở Nước Ta Như Thế Nào? - VILAS
Có thể bạn quan tâm
Đôi nét về Incoterms
Vào năm 1936 Phòng thương mại quốc tế (ICC) thành lập hệ thống gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế còn được gọi là Incoterms ( Internation commerce terms). Mỗi Incoterms đề cập đến một thỏa thuận và trách nhiệm vận chuyển giữa người bán và người mua khi tham gia vào môi trường thương mại quốc tế. Mục đích của hệ thống này là giúp cho môi trường thương mại quốc tế hoạt động trật tự, an ninh thông qua những mô hình hợp đồng đơn giản vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Incoterm 2000 có 13 điều kiện thương mại với 4 nhóm (nhóm E,F,C,D), incoterm 2010 được rút ngắn còn 11 điều kiện thương mại với 2 nhóm (nhóm điều kiện áp dụng cho mọi loại vận tải thủy và nhóm điều kiện chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy nội địa và quốc tế).
CIF, FOB là hai thỏa thuận của Incoterms được sử dụng rộng rãi. Mỗi điều khoản quy định cụ thể bên nào sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa quá cảnh, bảo hiểm nào là cần thiết và bên nào sẽ trả chi phí vận tải. Hai thỏa thuận này cũng xác định rõ ràng nghĩa vụ của người bán và trách nhiệm của người mua.
1. CIF-FOB là gì?
FOB viết tắt của Free on Board, là hình thức bán hàng mà người bán giao hàng qua lan can tàu theo đúng thời gian, địa điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng FOB là hoàn thành trách nhiệm. Đồng thời rủi ro được chuyển giao tại thời điểm hàng đã lên tàu. Điều kiện FOB chỉ áp dụng trong lĩnh vực xuất khẩu với vận chuyển vận chuyển đường thủy, đặc biệt trong vận chuyển hàng hóa đường biển trên thế giới.
Người bán: chịu trách nhiệm khai báo hải quan làm thông quan cho lô hàng, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu. Đồng thời chịu trách nhiệm trả các phí local charges (THC, Seal, Bill) tại cảng xếp hàng. Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng hóa lên tàu thuộc về người bán.
Người mua: chịu trách nhiệm đặt tàu, gửi booking cho người bán, cung cấp đầu đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng. Khi hàng đến thì người mua cũng đóng những phí như local charges phát sinh tại cảng đến như: THC, phí D/O,..
CIF là viết tắt của Cost, Insurance and Freight, là điều kiện giao hàng tại cảng đến, người bán chỉ hoàn thành trách nhiệm của mình khi tàu đã cập bến. Do đó thời điểm chuyển giao rủi ro là lúc hàng được bốc xuống cảng đến. CIF gần như là trái ngược với FOB. Nếu bạn là người xuất CIF thì trách nhiệm đặt tàu, mua bảo hiểm hàng hóa thuộc về bạn.
Trách nhiệm của người bán: Làm hợp đồng tàu biển, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng. Mua bảo hiểm hàng hải cho lô hàng. Thông báo người mua ngày tàu chạy.
Người mua: nhận hàng, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác
2. Doanh nghiệp Việt Nam chọn hình thức nào?
Ở các nước phát triển, khi xuất khẩu hàng hóa, người bán thường tìm mọi cách giao hàng với hợp đồng CIF. Khi nhập khẩu hàng hóa, người mua thường lại luôn luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giao hàng lên tàu, mua hàng theo giá FOB.
Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu lại thực hiện theo phương thức ngược lại. Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo giá FOB, khi nhập khẩu họ lại nhập khẩu theo giá CIF. Điều này vừa đem lại những lợi ích và thiệt hại cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.
Về lợi:
- Bán FOB và mua CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu, tàu không phù hợp …
- Bán FOB giải quyết được tình trạng vốn thấp của các Doanh Nghiệp Việt Nam (không đủ vốn để trả trước cho cước phí vận tải và bảo hiểm).
- Bán FOB ít rủi ro hơn về mặt thanh toán so với bán CIF: nếu ta phải bán giá CIF, lô hàng có chi phí cao, một khi bán hàng mất khả năng thanh toán, mất mát của ta sẽ lớn hơn.
Về hại:
- Bán FOB thu về lượng ngoại tệ thấp hơn cho đất nước so với bán CIF.
- Thường thì exporters sẽ thuê tàu và mua bảo hiểm ở các công ty thuộc nước họ. Vậy nếu mua CIF, bán FOB DNVN nhường quyền này cho bạn hàng, vô tình khiến các DN bảo hiểm và hãng tàu trong nước mất đi việc làm.
- Nếu trực tiếp giao dịch với các công ty bảo hiểm hàng hải và hãng tàu, người thuê sẽ được hưởng 1 khoản commission. Ta không giao dịch thì mất đi khoản này vào tay bạn hàng
- Khi mua CIF và xảy ra tổn thất với hàng hóa, DNVN sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đàm phán trực tiếp với hãng tàu và bảo hiểm nước ngoài.
XEM THÊM: QUYỀN BẢO HIỂM THEO ĐIỀU KIỆN INCOTERM
3. Vì sao Doanh nghiệp Việt Nam chọn “Nhập CIF, xuất FOB”?
Vận tải biển Việt Nam chưa đủ mạnh
Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và đại lý vận tải vẫn chưa mở rộng ra thị trường nước ngoài, mạng lưới nước ngoài còn quá ít, hệ thống quản lý thưa thớt, giá cước vận chuyển cao. Mặc khác, độ tuổi của tàu tương đối cao (phần lớn trong khoảng 10 đến 20 tuổi, thậm chí có những tàu từ 25 đến 30 tuổi) nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí sửa chữa lớn.
Ngành bảo hiểm chưa thật sự có uy tín
Chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm chưa cao nên khi giải quyết vấn đề còn lúng túng, kéo dài thời gian, góp phần làm giảm uy tín công ty bảo hiểm. Vốn của các công ty bảo hiểm còn ít, vì vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm nước ngoài. Cách tính phí bảo hiểm chưa hợp lý, khiến cho các công ty XNK nhận thấy quyền lợi của họ khi được bồi thường không thỏa đáng.
Chưa có sự đồng bộ giữa các ngành
Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giưa chủ hàng, chủ tàu, và các nhà bảo hiểm Việt Nam, nên nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất nhưng lại thiếu tàu chở hoặc ngược lại (đói hàng). Trong khi đó ở nước ngoài sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải và bảo hiểm rất gắn bó vì lợi ích bản thân và quốc gia của họ
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm
Nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tàu và bảo hiểm, họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm, để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường. Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở, nghiệp vụ thuê tàu rất phức tạp, trình độ cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được.
Hiểu sai về điều kiện FOB và CIF: theo điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc hàng, còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua chính. Vì vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng “xuất FOB an toàn hơn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán nhanh hơn FOB”. Thực tế, theo INCONTERMS 2010, trong cả điều kiện FOB và CIF (kể cả CFR) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Việc thanh toán tiền hàng nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng chứ không phụ thuộc vào điều kiện FOB hay CIF
Khó khăn về vốn, yếu thế trong giao dịch thương mại
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn về vốn, doanh nghiệp Việt Nam còn yếu thế trong giao dịch thương mại
Vốn của nhiều doanh nghiệp để xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn. Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa, nhưng do hàng xuất khẩu của người Việt Nam cồng kềnh, giá trị thấp, nên tỷ lệ này thường cao hơn (có mặt hàng lên tới 50%).
Khi xuất khẩu giá FOB (nhập khẩu giá CIF) người xuất khẩu (người nhập khẩu) không phải lo về thuê tàu, phương tiện, thu xếp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa… điều này phù hợp với những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mới thành lập, còn thiếu kinh nghiệm và điều kiện tài chính còn yếu.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo hiểm.
- Nắm bắt toàn diện hệ thống Logistics
- Thiết kế giải pháp và Quản trị dịch vụ hiệu quả
- Ứng dụng ngay các kỹ năng làm việc sau khoá học.
Từ khóa » Giá Fob Và Cif
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào?
-
Phân Biệt Giá CIF Và Giá FOB - Logistics Solution
-
Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
-
Khái Niệm CIF, FOB Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa CIF Và FOB
-
FOB VỚI CIF : LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO DOANH NGHIỆP?
-
CIF Là Gì? FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF Và FOB - LEC Group
-
FOB, CIF Là Gì? FOB Và CIF Khác Nhau Như Thế Nào?
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa FOB Và CIF Là Gì? - PCS.VN
-
Tại Sao Công Ty Xuất Nhập Khẩu Việt Thường Xuất FOB Và Nhập CIF?
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
FOB Và CIF Có Nghĩa Là Gì? Tại Sao Lại Có Chủ Trương Không ...
-
Xuất Nhập Khẩu CIF – FOB Và Giá CIF - FOB Là Gì? - Beeteco
-
Fob Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Chọn Fob Hay Cif? [cập Nhật 2020]