Mua Bán, Tàng Trữ Và Sử Dụng đồ Chơi Có Hình Vũ Khí Quân Dụng Bị ...

Luật sư Lê Lưu Phú, Văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết: Theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM ngày 18/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành danh mục chi tiết hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng (súng nén bằng hơi hoặc lò xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác, súng bắn nước…) là những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Súng bật lửa bày bán khá phổ biến ở các khu du lịch. (Ảnh: Diễm Lệ)

Về xử phạt hành chính

Danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm theo Quyết định 464/BNV của Bộ Nội vụ ngày 27/12/1993 ban hành danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm gồm:

a. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn:

- Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại.

- Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ.

b. Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn.

c. Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.

Một gian hàng online rao bán công khai súng bật lửa có mô hình giống y chang súng quân dụng. (Ảnh chụp màn hình)

1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này (tùy trường hợp, mức độ, quy mô, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến mức cao nhất lên tới 100.000.000 đồng cùng các hình thức phạt bổ sung).

……………………………………………………………………………………………..

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm.

3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vận chuyển hàng cấm;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm;

c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

đ) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Luật sư Lê Lưu Phú. Ảnh: TC
Trách nhiệm hình sự:

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiền cao nhất 300.000.000 đồng, phạt tù cao nhất đến 05 năm.

Đặc biệt với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức; lợi dụng chức vụ quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp hoặc hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên... thì có thể bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. Với người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…

Ngoài ra, do những tác động từ những vật dụng đặc biệt là đồ chơi có hình súng tới trẻ em, nên theo điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ, người nào có hành vi cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.

“Thời gian gần đây trên thị trường nhất là ở các sạp hàng lưu niệm hoặc trên các gian hàng online xuất hiện các loại hàng hóa là vật dụng, đồ trưng bày cho người lớn, đồ chơi cho trẻ em có hình súng, tiêu biểu là các loại “súng” bật lửa, ốp điện thoại mô hình súng ngắn và súng đồ chơi trẻ em có tỷ lệ kích thước và hình dáng như súng thật. Thậm chí còn có sự xuất hiện của loại “súng” bật lửa nhái súng Colt quân dụng dành cho người lớn… điều này tạo ra nguy cơ và hệ lụy xấu cho xã hội như trên thực tế, đã có không ít vụ việc, các đối tượng xấu sử dụng “súng” bật lửa, “súng” đồ chơi có kiểu dáng giống súng quân dụng để đe dọa, cưỡng đoạt, cướp tài sản…cho nên hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại vật dụng, đồ chơi mô hình giống với vũ khí quân dụng cần phải được xử lý nghiêm minh để tăng tính răn đe, giáo dục, đồng thời tăng tính phòng ngừa tệ nạn xã hội từ xa” – Luật sư Lê Lưu Phú nhấn mạnh./.

Từ khóa » Hàng Nóng đồ Chơi