Mùa Dịch Và Nguy Cơ Nhiễm Khuẩn Niệu
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, vốn là một bệnh lý tiết niệu phổ biến nhất trong cộng đồng, đặc biệt ở phụ nữ. Mùa dịch giãn cách xã hội, đồng nghĩa với việc nhà đặt lên vai người phụ nữ nhiều hơn, đôi khi không còn đủ điều kiện và thời gian để chăm sóc bản thân. Trong nhiều trường hợp phải cách ly, thiếu thốn sản phẩm thiết yếu của phụ nữ lại càng tăng thêm những yếu tố nguy cơ.
Nguy cơ gây nhiễm khuẩn niệu
Nhiễm khuẩn niệu hay nhiễm trùng tiểu là tình trạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Với các triệu chứng điển hình như: tiểu buốt, tiểu gắt, đau vùng chậu, nước tiểu có màu và mùi bất thường…
Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu bao gồm: Escherichia coli (E.coli), Enterococcus, Streptococcus, Enterobacteriaceae và Pseudomonas spp… Trong đó, vi khuẩn E.Coli chiếm tới 80% trường hợp do chúng tập trung chủ yếu ở hậu môn, nên rất dễ di chuyển đến niệu đạo và xâm nhập sâu hơn vào đường tiết niệu. (1)
Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn niệu trong mùa dịch bao gồm:
- Đặc thù của tình trạng giãn cách xã hội
Dịch bệnh, hầu hết người lao động đều làm việc từ xa. Hàng chục ngàn người đang cách ly tập trung để phục vụ cho việc kiểm soát, dập dịch. Hoàn cảnh này mang nguy cơ nhiễm khuẩn niệu khi lượng nước uống bị giới hạn, việc dùng chung nhà vệ sinh gây bất tiện và dễ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là chưa kể đến sự thiếu thốn các vật dụng vệ sinh cá nhân như xà phòng, khăn giấy, băng vệ sinh… và điều kiện vệ sinh cơ sở vật chất. Chất lượng nguồn nước ở nhiều địa phương, nhất là khu vực nông thôn, chưa được đảm bảo. Mùa mưa ẩm thấp khiến cho trang phục lâu khô, ẩm mốc và tích tụ vi khuẩn… khiến cho nhiều người, nhất là phụ nữ, dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thói quen không đi tiểu sạch
Việc không đi tiểu sạch do vừa bận rộn với công việc, vừa phải chăm sóc con cái trong mùa hè khiến cho nước tiểu dễ tích tụ lại trong bàng quang. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn niệu. Vi khuẩn không được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu sẽ có điều kiện tập trung lại, sinh sôi ở bàng quang nhiều hơn và dễ lây lan sang các cơ quan khác trong đường tiết niệu. Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ khoảng 15% và những người bị sa bàng quang, tử cung hoặc có vấn đề ở các cơ quan khác của vùng chậu.
- Tuổi tác
Do cấu tạo đường tiết niệu ngắn nên nữ giới thường có nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới. Tuy nhiên, có một thực tế cũng đáng được quan tâm đó là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu cũng tăng dần theo độ tuổi.
Từ 20-50 tuổi, tỷ lệ phụ nữ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn đến 50 lần. Trong đó, nữ giới chủ yếu là bị viêm bàng quang, viêm bể thận và nam giới là viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt. Đặc biệt, từ sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc các bệnh đường tiết niệu đồng thời tăng lên ở cả hai giới, điển hình nhất là do nguyên nhân thiếu hụt nội tiết tố sinh dục estrogen ở nữ trong thời kỳ mãn kinh và tăng sinh tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Quan hệ tình dục
Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể lây truyền từ người này qua người khác, thông qua quan hệ tình dục. Bởi lẽ, các loại vi khuẩn gram âm điển hình như E.Coli thường phân bố rộng trên da và hậu môn, nên dễ di chuyển vào cơ quan sinh dục. Nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiểu đến từ nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục, các loại vi khuẩn như Chlamydia, Trichomonas, nấm Candida, trùng roi âm đạo… sẽ càng được lây truyền nhanh hơn.
- Hệ miễn dịch bị ức chế
Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý như ung thư, HIV-AIDS, viêm gan virus, u tủy xương hay do dùng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch để điều trị bệnh, liệu pháp xạ trị hay hóa trị bằng thuốc như cyclophosphamide và ifosfamide… cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn niệu cao hơn người khác. Tình trạng này khiến cho nhiễm trùng tiết niệu không đáp ứng với việc điều trị hoặc không khỏi hoàn toàn.
- Người bị tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn niệu cao hơn người khác. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ đường huyết cao, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường thường bị tổn thương các mạch máu ngoại biên nên lưu lượng máu đến các mô giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng phản ứng miễn dịch, khiến cho vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu dễ tấn công hơn.
- Bất thường đường tiết niệu
Người có những bất thường về giải phẫu của đường tiết niệu, mắc hội chứng mất khả năng thải nước tiểu, bàng quang mất kiểm soát cũng là một trong những đối tượng nguy cơ của nhiễm khuẩn niệu. Bên cạnh đó, người gặp các vấn đề có liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, có đặt ống thông tiểu, tiền sử từng nội soi bàng quang cũng rất dễ bị nhiễm trùng tiểu.
- Người bất động quá lâu
Do khối lượng công việc mùa dịch bị dồn ứ, tình trạng chấn thương hay thậm chí là các bệnh bại liệt khiến cho nhiều người phải bất động lâu ngày, gây nên nhiễm trùng tiểu. Giải thích cho tình trạng này là do nước tiểu tích tụ nhiều là kích thích bàng quang, việc vệ sinh khó khăn và sức khỏe của người bệnh kém.
Chăm sóc sức khỏe tiết niệu mùa dịch như thế nào?
Để chăm sóc sức khỏe đường tiết niệu nói riêng và sức khỏe tổng thể của bản thân cũng như gia đình nói chung, các chuyên gia tiết niệu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, khuyến cáo mỗi chúng ta nên.
Uống đủ nước
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể với vai trò cung cấp khoáng chất, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến từng tế bào để đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể. Với hệ tiết niệu, nước giúp đào thải độc tố, tống đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Do đó, tương ứng với mỗi kg, chúng ta nên bổ sung 40ml nước để đảm bảo đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, làm loãng nồng độ độc tố trong nước tiểu và giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh.
Đi tiểu thường xuyên
Thông thường, cơ thể mất khoảng 30-45 phút để hình thành nước tiểu sau khi uống vào. Tùy theo thể trạng của từng người, bàng quang sẽ có thể chứa từ 300-500 ml nước tiểu. Theo đó, trung bình mỗi ngày một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 6-7 tuần. Vì thế, bạn không chỉ nên uống nhiều nước, mà cần phải đi tiểu thường xuyên để ngăn chất độc tích tụ lại trong bàng quang, gây nhiễm khuẩn niệu và nhiều bệnh lý tiết niệu nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng gây mất chức năng thận.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Nhiễm khuẩn niệu xuất hiện và tái phát nhiều lần cũng có thể đến từ thói quen vệ sinh không đúng cách. Vì thế, mỗi người nên chú ý rửa sạch sau khi đi vệ sinh, không thụt rửa sâu (nhất là phụ nữ) bằng chất tẩy rửa mạnh, thấm khô bằng khăn sạch và mềm. Đặc biệt, khi lau, chú ý lau từ trước ra sau để không mang vi khuẩn từ hậu môn lên đường tiết niệu. Với những người có quan hệ tình dục, nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết, tăng cường các loại men vi sinh Probiotic, thường xuyên vận động để nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch… cũng là những biện pháp có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những biểu hiện của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn niệu nặng như: chảy máu khi tiểu, đau lưng hoặc bụng dữ dội, đau vùng chậu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau nhiều khi quan hệ tình dục… và đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý rất thường gặp, nhưng may mắn là có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tuân thủ những lời khuyên của các chuyên gia tiết niệu và quan tâm đến cơ thể nhiều hơn để nhận biết bệnh và có biện pháp can thiệp hiệu quả, nhất là trong mùa dịch như hiện nay.
“PHÒNG KHÁM ONLINE” của Hệ thống BVĐK Tâm Anh
TS.BS Nguyễn Hoàng Đức – bác sĩ Tiết niệu – sẽ livestream tư vấn sức khỏe cộng đồng với chủ đề “Mùa dịch và nguy cơ nhiễm khuẩn niệu” vào lúc 14 – 15 giờ thứ tư 4/8/2021 trên Fanpage & YouTube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh.
Với hơn 20 năm gắn bó với ngành Tiết niệu, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức sẽ giúp tháo gỡ tất cả thắc mắc về tình trạng nhiễm khuẩn niệu, đồng thời đưa ra những lời khuyên thiết thực để cộng đồng chăm sóc sức khỏe một cách an toàn, hiệu quả nhất trong mùa dịch.
Vào lúc 15h, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Đức sẽ khám bệnh online 1:1 thông qua video call trên các nền tảng phổ biến như Zalo/Zoom/Meet/Viber.
Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề về Tiết niệu cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của Khoa Tiết niệu tại đây: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Khoa Tiết niệu sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 bệnh nhân và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề ở hệ tiết niệu cho trẻ em, người lớn… Hiện tại, chương trình khám online là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ.
Từ khóa » Enterobacteriaceae Gây Bệnh Gì
-
Nhiễm Trùng Do Klebsiella, Enterobacter, Và Serratia - Cẩm Nang MSD
-
Họ Vi Khuẩn đường Ruột(Enterobacteriaceae) - Health Việt Nam
-
Họ Vi Khuẩn đường Ruột(Enterobacteriaceae) ( P1) | BvNTP
-
Enterobacteriaceae – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhiễm Khuẩn Tiết Niệu Do Trực Khuẩn Gram âm Sinh Men β-lactamase ...
-
BỆNH LỴ TRỰC TRÙNG - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Vi Khuẩn Gram âm đa Kháng Kháng Sinh Gây Nhiễm Khuẩn Tiết Niệu ...
-
Phát Hiện Hai Loại Vi Khuẩn đường Ruột Kháng Thuốc Mới Khiến Các ...
-
Các Vi Khuẩn đường Ruột - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Enterobacter Gây Bệnh Gì – Họ Vi Khuẩn Đường Ruột ...
-
Họ Vi Khuẩn đường Ruột (Enterobacteriaceae) - Học Y
-
[PDF] Phân Tích đặc điểm Lâm Sàng, Vi Sinh Và Phác đồ điều Trị Nhiễm ...
-
[PDF] Vi Khuẩn đường Ruột Kháng Carbapenem (Carbapenem Resistant ...
-
NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CẤY MÁU