Mua Keycap Nếu Chưa Xem Tới Yếu Tố Này Thì Có Khi Phải Hối Hận Về ...
Có thể bạn quan tâm
Trong số các bộ phận chơi custom trên bàn phím cơ thì keycap là dễ tiếp cận và đa dạng nhất. Thương hiệu lớn nhỏ, trong ngoài nước, keycap lẻ, keycap bộ nhỏ bộ lớn, chất liệu ABS/ PBT, xuyên/ không xuyên LED, profile OEM/ Cherry/ SA, DSA, in ký tự dye-sub/ laser-etch/ doubleshot. Rồi chưa kể phối màu, họa tiết các thứ đều khác nhau. Đi lạc trong khu rừng đa sắc này, hẳn anh em đã phải định thần rất lâu mới tìm ra được bộ keycap ưng ý cho mình.
Nhưng kể cả khi đã xem hết một loạt các thông số, thông tin trên trước khi chọn keycap thì hình như vẫn còn chưa đủ. Còn hai yếu tố nữa, không hẳn là quan trọng nhất, nhưng nếu bỏ qua, khi về tới tay, anh em có thể sẽ có nhiều phút giây hối hận vì đã không kiểm tra kỹ càng hơn.
Phần thường dễ bị bỏ qua khi chọn keycap chính là Ký tự
Ở đây mình chỉ muốn nói tới ký tự, chứ không phải là cách hoặc kỹ thuật in ký tự lên keycap. Và yếu tố Ký tự này sẽ gồm hai gạch đầu dòng nhỏ:
- Font chữ
- Vị trí ký tự trên keycap
- Và màu sắc của ký tự
1/ Font chữ đẹp hay không đẹp một phần còn tùy vào thẩm mỹ riêng của mỗi người. Nhưng nhìn chung một bộ keycap đẹp, sang, chỉnh chu thường đi kèm với font chữ tối giản, kiểu chữ không chân, không uốn lượn phức tạo và có độ cứng, mềm hợp lý ở các đường nét. Thậm chí một số hãng còn tự thiết kế bộ font độc quyền để dùng cho loạt keycap của mình.
Để nhận diện được một bộ ký tự đẹp, cách tốt nhất là anh em xem cả bộ keycap. Cầm riêng một hai chiếc keycap rất khó để đánh giá được sự phù hợp, nhưng khi ráp cả bộ lại với nhau, sự tinh tế hay vụng về của font chữ lập tức lộ ra.
Ví dụ trên các diễn đàn keycap, anh em vẫn hay nghe nói về các bộ keycap Tàu rẻ tiền thường có font chữ nhiều khi kỳ lạ không hiểu nổi.
2/ Vị trí đặt ký tự trên keycap
Tùy vào đặc trưng riêng hoặc dạng profile đang theo đuổi mà mỗi hàng sẽ có vị trí đặt để riêng cho ký tự trên mỗi keycap. Phổ biến nhất là 5 hình thức sau:
(1) Ký tự nằm ở vị trí trung tâm
(2) Góc trên bên trái
(3) Góc dưới bên trái keycap
(4) Mặt bên keycap (thay vì bình thường là mặt trên). Hay còn gọi là ký tự Ninja
(5) Keycap không ký tự (Blank keycap)
Ngoài ra còn một số vị trí lạ ít thấy hơn như ở giữa phần trên keycap, góc phải keycap. Kin nghiệm cho thấy các bộ keycap cao cấp thường chuộng góc (1) và (2). Chọn cách 1 thường là các bộ keycap tự tin phô diễn nét đẹp trong đường nét và sự hoàn hảo của ký tự. Còn chọn cách 2 là thường vì hợp với quán tính tầm nhìn của người dùng.
Dạng ký tự Ninja người đầu tiên làm ra chính là Filco với dòng bàn phím Filco Majestouch Ninja. Ưu điểm giấu ký tự giúp toàn bàn phím nhìn trên xuống tối giản như đang dùng blank keycap, khi gõ người kế bên hoặc các spyware sẽ không cách nào nhận diện được ký tự cho tới khi nó hiện lên trên màn hình. Ký tự nào cũng làm cho bàn phím ẩn hiện khá độc đáo.
Còn keycap không ký tự thường được dùng làm điểm nhấn cho các nút đặc biệt quan trọng hoặc có vai trò cụ thể khi chơi game Có tác dụng dùng kèm chứ còn cả set blank thì mình cũng ít thấy.
3/ Màu sắc ký tự
Ngoài Font chữ, Vị trí đặt để ra thì màu sắc ký tự thể hiện trên mỗi keycap cũng đóng vai trò lớn tạo nên sự xuất sắc và hợp nhãn của một bộ keycap. Điểm chung của các bộ keycap cao cấp chất lượng sẽ là màu sắc ký tự đơn giản, không cầu kỳ, nhất là không quá “chỏi” với nền chung của keycap. Ví dụ trên nền trắng và nền màu của nhựa keycap thì ký tự sẽ có màu đen hoặc xám đậm nhạt. Vừa đủ rõ ràng vừa không quá nổi bật.
Hoặc dù cho có phối màu không phải trắng đen hay xám trung tính thì màu được chọn cho ký tự vẫn thông minh và đủ độ tinh tế. Như phối ký tự tone celeste trên nền phím đen và xám đậm của bàn phím Filco Majestouch 2SS này. Đây mình ví dụ chứ còn này là stock keyboard không có bán keycap rời.
Phần thứ hai cũng thường bị sót khi chọn keycap là Cấu trúc chịu lực bên trong
Cụ thể, anh em đừng quên mua keycap lật luôn mặt sau để coi kỹ. Ý mình đang muốn nói tới hai đặc điểm mà qua đó ta dễ dàng xác định được keycap đang cầm tốt hay không:
1/ Cấu trúc chịu lực mặt sau keycap
Trên một bàn phím cơ, dù cho luôn được hỗ trợ bởi các stab, nhưng các phím dài luôn dễ gặp vấn đề nhất về độ vững, ổn định và cảm giác bật lại không đồng bộ. Để góp phần khắc phục tình trạng này, các bộ keycap chất lượng thường luôn có một cấu trúc chịu lực bên trong mỗi phím, có khi cho các phím lớn, dài, có khi cho tất cả dàn phím.
Cấu trúc chịu lực này thường được thể hiện dưới dạng các thanh nổi ở mặt trong từng chiếc keycap, đi từ đầu này sang đầu kia của key, đi qua các phần chân chữ thập. Vừa giúp cố định phím vừa hạn chế bị lờn đầu tiếp xúc với switch. Quan trọng các thanh “cường lực” này cần có độ cao nhất định, nếu thấp quá thì cũng không đạt chuẩn đâu.
Khâu gia cường này nếu đúng cách, đủ nhiều, đủ dày dặn và đủ cao sẽ làm tăng độ đồng nhất về âm thanh khi ấn phím, vừa đảm bảo độ vững chãi của keycap. Và các keycap kiểu này hầu như không xảy ra tình trạng gãy, vỡ, toe đầu với những tác động nhỏ từ bên ngoài.
2/ Độ tỉ mỉ, sắc nét của các đường, góc cạnh nhựa
Khi lật mặt trong của keycap, anh em sẽ thấy được luôn cách các ký tự được đưa lên keycap. Double shot là dễ thấy nhất. Dù cho lớp bên trong áp sát lớp nhựa ngoài (như trường hợp bàn phím Filco Majestouch 2SS lúc nãy hay lớp trong cách lớp ngoài một khoảng như các bộ keycap SA cũng của nhà Filco. Thì quan sát mặt trong là cách tốt nhất để bạn nhận diện độ săn chắc cũng như cách ký tự được thể hiện bên ngoài trong trường hợp doubleshot.
Nhân tiện, đừng quên xem độ dày tổng quan của keycap. Trung bình một keycap đúng chuẩn sẽ dày từ 1 đến hơn 1,5mm một chút, tùy loại, tùy hãng. Khoảng tầm 1mm dày thì sẽ cho âm thanh trong, nhiều tiếng vang hơn. Còn ở mức 1,5mm thì tiếng phát ra sẽ trầm hơn, chuẩn xác hơn với từng loại switch.
Nhưng xem xét công nghệ doubleshot, hay độ dày của mỗi keycap không chưa đủ. Các bạn nhớ coi kỹ từng đường nét góc cạnh trong keycap nữa. Các bộ keycap chất lượng hầu hết luôn được sản xuất kỹ càng, từng công đoạn đều chỉnh chu. Dẫn tới không có chi tiết thừa, các góc cạnh sắc sảo, không có tình trạng lem nhem, màu sắc loang lổ, dư miếng này hụt miếng kia.
Thú vui nào cũng chứa cả trời kiến thức. Mình xài phím cơ tới nay đã tầm 2-3 năm nhưng cũng chỉ dám nhận là tay mơ khi nói về từng chi tiết nhỏ trong món gear thi vị này. Như anh em vừa thấy đó, chỉ mới là keycap thôi mà đã lận đận nhiều bề tới vậy. Thôi thì hy vọng thứ gì làm trên 1000 lần thì sẽ giúp mình mau thành chuyên gia.
Anh em có bí kíp chọn keycap nào độc chiêu chia sẻ tiếp tay với mình trong comment bên dưới bài nhá. Tổng chào.
Một vài gợi ý bí quyết chọn keycap mà trước đây mình đã chia sẻ trước đây:
- Hướng dẫn chọn keycap theo sizechart
- Kinh nghiệm chung khi chọn mua keycap bàn phím cơ
Từ khóa » Keycap Phong Cách Xanh
-
Phong Cách Xanh: Chuyên Bàn Phím Cơ, Keycap, Chuột Và Lót Chuột.
-
Phong Cách Xanh - Keycap Snoob Bear Polar Thật đáng Yêu...
-
Phong Cách Xanh - [ Keycap Cờ VietNam - Japan ] Hãy để Tôi...
-
PHONG CÁCH XANH STORE, Cửa Hàng Trực Tuyến - Shopee
-
Phong Cách Xanh (có Tất Cả 123 Sản Phẩm) | PhongVuPC.Com
-
Keycap Phong Cách Xanh | Bản-đồ.vn - Bản-đồ.vn | Năm 2022, 2023
-
Phong Cách Xanh Certified Store
-
Keycap Filco Lá Cờ Nhật - Hàng Chính Hãng | Phong Cách Xanh | Tiki
-
Hôm Rồi đi Bảo Hành Bàn Phím Bên Phong Cách Xanh, Mở Ra Xem ...
-
Z 88 Mẫu Mới Phong Cách Retro Vòng Keycap Cơ Bàn Phím Xanh ...
-
Keycap Bàn Phím Cơ - PBT Xanh Lá Trắng - M8 Computer
-
Keycap Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Các Loại Keycap Phổ Biến Hiện Nay
-
Phong Cách Xanh Tháng 07/2022
-
Bộ Keycap XDA PBT Matcha Trà Xanh 125 Nút In Dye-Sub Font Chữ ...