Mua Nhà Sổ Chung Công Chứng Vi Bằng Có An Toàn? Lưu ý Khi Giao ...

Hãy cẩn thận bởi những lời chào bán mua nhà/ đất sổ chung bằng công chứng vi bằng hay vi bằng thừa phát lại. Nếu như bạn không muốn bị mất tiền oan. Vi bằng thừa phát lại, công chứng vi bằng là gì? Vai trò pháp lý của loại giấy tờ này là như thế nào? Hãy để Casland giải đáp cho bạn nhé!

#1 Vi bằng là gì?

Khi tìm hiểu về vi bằng, bạn sẽ gặp một số khái niệm sau: vi bằng, thừa phát lại, tổng đạt. Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, các cụm từ này được giải thích như sau:

          Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

          Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

          Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

Theo Điều 36 cũng trong nghị định này, thì thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được ghi rõ như sau:

  1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
  2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Theo đó,

Có thể hiểu vi bằng là một bằng chứng bằng văn bản, chứng nhận văn phòng Thừa phát đã chứng kiến hoạt động giao dịch nhà đất giữa bên mua và bên bán. Ngoài giá trị đó ra thì, vi bằng và văn phòng thừa phát không có đủ khả năng pháp lý chứng nhận cho tính xác thực của văn bản giấy tờ trong giao dịch. Trong vi bằng cũng đã ghi rõ rằng: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”.

Vi bằng không thể thay thế giấy chứng nhận sở hữu đất/ sổ đỏ trong chuyển nhượng nhà đất. Khi bạn mua nhà/ đất bằng vi bằng, thì sẽ không được sang tên sổ đỏ. Hãy cẩn thận với các lời chào mời mua/ bán đất bằng vi bằng mà không có sổ đỏ/ giấy tờ chuyển nhượng đất. Bởi vì khi tranh chấp xảy ra, thì pháp luật không thể dựa vào vi bằng để công nhận mảnh đất/ ngôi nhà đó thuộc về bạn.

#2. Mua nhà Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?

Trong thực tế bạn sẽ gặp thêm một số cụm từ khác liên quan tới vi bằng như:

          Vi bằng thừa phát lại

          Mua nhà Công chứng vi bằng thừa phát lại

          Công chứng thừa phát lại

Những cụm từ này không phải là những thuật ngữ pháp lý được pháp luật công nhận và ghi rõ trong các điều luật. Đây chỉ là cách nói để làm cho khách hàng tin đây là một giao dịch hợp pháp, có công chứng của nhà nước. Trong mục 1 đã nêu rõ, vi bằng chỉ có giá trị làm bằng chứng là 2 bên có thực hiện giao dịch. Và Nhà nước chưa cấp quyền công chứng cho văn phòng thừa phát. Nghĩa là pháp luật không công nhận công chứng vi bằng thừa phát lại. Do đó, bạn không nên bỏ tiền mua nhà/ đất chỉ với vi bằng hay công chứng vi bằng thừa phát lại.

Cảnh báo mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

Cảnh báo của chính quyền về các thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức lập vi bằng

Tại sao nhu cầu mua nhà sổ chung thông qua vi bằng vẫn rất cao?

Bạn phải mua nhà/đất chung sổ vì đơn giản là căn nhà đó không được nhà nước tách thửa và cấp sổ riêng.

Thông thường, một căn nhà chung sổ có diện tích đất từ 30 – 40m2. Diện tích nhỏ dẫn đến tổng giá trị của căn nhà thấp. Phù hợp với tài chính và nhu cầu của rất nhiều người dân. Nhưng ngược lại, không đủ điều kiện để nhà nước công nhận và cấp sổ đỏ riêng.

Theo quy định về phân lô tách thửa hiện hành tại TPHCM. Đối với các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức: diện tích tối thiểu để được công nhận phải trên 50m2.

Và tại các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn). Thì diện tích tối thiểu phải trên 80m2.

Đối với các loại diện tích này và giá nhà đất hiện tại: tổng giá trị của căn nhà sẽ rất lớn và không nhiều gia đình có đủ tài chính để mua một tài sản như vậy.

Cho nên, nhiều người với tầm tài chính thấp, muốn có một căn nhà để định cư: thì mua nhà chung sổ là một lựa chọn khá hấp dẫn.

Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà mình không thể lường trước được…

#3. Các câu hỏi thường gặp về mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan tới vi bằng trong mua bán nhà đất.

          Mua nhà công chứng vi bằng có an toàn không?

          Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không?

          Mua nhà/ đất có vi bằng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay không?

Câu trả lời chung là không. Bởi vì vi bằng chỉ có giá trị chứng nhận có hoạt động giao dịch diễn ra. Nhưng không có giá trị xác nhận tính xác thực về giấy tờ trong giao dịch đó. Vi bằng không có giá trị chứng nhận quyền sử dụng nhà/ đất như sổ đó. Nhà nước không công nhận bạn là chủ sở hữu của ngôi nhà hay mảnh đất đó nếu như bạn chỉ có mỗi giấy vi bằng.

Do không hiểu rõ về vi bằng, nên nhiều trường hợp đã bị “tiền mất tật mang” như sau:

  • Mua phải căn nhà được bán cho nhiều người. Nghĩa là người bán lợi dụng sử dễ dàng của việc lập vi bằng và sự thiếu hiểu biết của người mua. Lập ra nhiều cái vi bằng với nhiều người để lấy tiền. Sau đó thì bỏ trốn và những người mua ở lại tranh chấp với nhau.

mua nha so chung cong chung vi bang 3

Nhiều người nhẹ dạ cả tin mua nhà bằng vi bằng, không có sổ đỏ dẫn đến tranh chấp

  • Mua phải nhà/ đất đã bị mang đi thế chấp ngân hàng. Người mua không được sang tên sổ đỏ nên không có quyền sử dụng đất. Khi người sở hữu mang đi thế chấp ngân hàng và không có khả năng trả, thì ngân hàng lấy lại mảnh đất đó. Vì không được pháp luật công nhận quyền sở hữu. Nên những người sống trên mảnh đất đó không được phép ở nữa.

Với những giải đáp về vi bằng, công chứng vi bằng thừa phát lại này. Casland hy vọng các bạn thận trọng hơn với những lời mời gọi mua nhà/ đất bằng vi bằng. Hãy cẩn thận để không bị mất tiền oan nhé!

 

Từ khóa » Sổ Chung Vi Bằng Là Gì