Mua Nhà Vi Bằng Là Gì? Khi Có Tranh Chấp Giải Quyết Như Thế Nào?

Skip to contentMua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào? Trang chủ / Tư Vấn Pháp Luật / Luật Đất Đai / Tranh Chấp Đất Đai / Mua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Tranh chấp về mua nhà bằng vi bằng hiện nay có xu hướng gia tăng. Việc chuyển nhượng bất động sản là nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người thực hiện chuyển nhượng bằng cách lập vi bằng khiến cho quyền lợi của họ không được bảo đảm. Do đó, bài viết này sẽ đề cập đến các vấn đề pháp lý xoay quanh việc mua nhà bằng vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phương thức giải quyết khi mua nhà vi bằng phát sinh tranh chấp

Phương thức giải quyết khi mua nhà vi bằng phát sinh tranh chấp

>>>Xem thêm: Mua Nhà Vi Bằng Có Làm Hộ Khẩu Được Không?

Mục Lục

  • 1 Thực trạng hiện tượng mua nhà bằng vi bằng hiện nay
  • 2 Mua nhà bằng vi bằng có phải là giao dịch hợp pháp không?
  • 3 Hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng
  • 4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà bằng vi bằng

Thực trạng hiện tượng mua nhà bằng vi bằng hiện nay

  • Thực tế, việc mua bán nhà thông qua vi bằng hiện nay còn rất nhiều bất cập và cũng có nhiều vấn đề pháp luật bỏ ngỏ. Đã có nhiều vụ việc phản ánh các đối tượng thực hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới hàng tỉ đồng.
  • Việc mua bán nhà đất qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định. Nguy hiểm hơn, có chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay). Điều này làm phát sinh tranh chấp, khiến công tác quản lý đất đai của cơ quan chức năng gặp khó khăn Việc chuyển nhượng bằng vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà).

Mua nhà bằng vi bằng có phải là giao dịch hợp pháp không?

Mua nhà vi bằng không được pháp luật công nhận

Mua nhà vi bằng không được pháp luật công nhận

Mua nhà bằng vi bằng không được coi là giao dịch hợp pháp.

Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được lập vi bằng, Khoản 4 của Điều luật này quy định rõ: “4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính”.

Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng đặt ra yêu cầu đối với hợp đồng mua bán nhà ở cần thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Hợp đồng mua nhà có hiệu lực tại thời điểm công chứng, chứng thực.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định rằng giao dịch “mua bán” nhà ở là giao dịch mà pháp luật quy định buộc phải có công chứng hoặc chứng thực nên không thể lập vi bằng để “mua bán” nhà ở.

Hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng

Hệ quả của việc mua nhà bằng vi bằng

Hệ quả của việc mua nhà bằng vi bằng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 và Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch mua bán nhà bằng vi bằng sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch.

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Do đó, hợp đồng mua bán nhà bằng vi bằng sẽ bị vô hiệu và có các hậu quả sau đây:

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Lưu ý:

Trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch khi:

  • Mua bán được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực;
  • Đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu .

Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. (Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà bằng vi bằng

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bởi hành vi lừa đảo bằng cách mua nhà bằng vi bằng, người mua nhà có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, thủ tục khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

  1. Bên bị xâm phạm nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức tại TAND cấp huyện (Đơn khởi kiện mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
  2. Tài liệu, chứng cứ thể hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm được nộp kèm theo đơn khởi kiện (Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
  3. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  4. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý mua nhà bằng vi bằng. Nếu Quí bạn đọc còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ tư vấn luật đất đai, xin vui lòng liên hệ tới số HOTLINE 1900.63.63.87 để được giải đáp kịp thời và chi tiết nhất.

apples

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ gì?Công dân Việt Nam làm thủ tục kết hôn ở nước ngoài cần lưu ý gì?

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

32 thoughts on “Mua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

  1. Le thi kim says:

    Giai quyết toi co mieng dat đien tích 1000m2 toi cho ban toi 1phan cua mieng đặt nay vay toi voi ban toi co đong so hữu mieng đặt nay khong

    28 Tháng tư, 2020 at 1:34 Chiều Bình luận
    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Kim, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Long Phan PMT Đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau: Đầu tiên đất của bạn phải đủ điểu kiện để chuyển nhượng theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Có Giấy chứng nhận (trừ 02 trường hợp).

      – Đất không có tranh chấp;

      – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

      – Trong thời hạn sử dụng đất. Bên cạnh đó, trước khi chuyển nhượng cần thực hiện thủ tục tách thửa mảnh đất 1000m2 ra phần diện tích muốn bán cho bạn của bạn. Trường hợp chuyển nhượng thì phần đất được chuyển nhượng sẽ là tài sản của bạn bạn chứ không phải là 2 người cùng đứng tên đồng sở hữu mảnh đất 1000 m2 – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM. – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87 Trân trọng !

      8 Tháng năm, 2020 at 8:40 Sáng Bình luận
  2. Linh tran says:

    Chào ls gđ tôi có mua 1 căn nhà xã hội, hiện tại mới được 2 năm nên chưa sang tên được, giờ tôi mua được giữ sổ đỏ, và làm vi bằng giao nhà ở lâu dài, để sau 3 năm sẻ sang tên được, liệu trong quá trình đó có xảy ra tranh chấp gì không, và nếu người bán 3 năm sau họ lỡ có bị mất hành vi dân sự thì tôi có được sang tên không Cảm ơn ls

    5 Tháng mười một, 2020 at 11:35 Chiều Bình luận
    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, Hiện nay, theo quy định pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua nhà là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng (Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014). Cũng theo Điều 25 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì Thừa phát lại Có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự.

      Lưu ý: Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng nếu các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự thuộc:

      Trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng Thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý. Do đó, việc lập vi bằng nói trên là không có giá trị pháp lý và có thể bị tuyên vô hiệu, Chúng tôi kiên nghị bạn nên làm thủ tục công chứng hợp đồng nói trên. Khi đã công chứng thì hợp đồng nói trên sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Khi đó, dù mấy năm sau người này có bị mất hành vi năng lực dân sự thì bạn vẫn được quyền làm thủ tục sang tên cho mình thông qua người đại diện của người này. Trân trọng!

      12 Tháng mười một, 2020 at 9:13 Sáng Bình luận
  3. Vân anh says:

    Chào luật sư,hiện tại em có cho 1 bên vay tiền 3 lần và có viết giấy vay nợ ,mỗi lần vay là 500 triệu + 450 triệu + 500 triệu ( tổng 3 lần là 1 tỷ 450 triệu ) và để làm tin bên vay có đặt lại xác của chiếc xe ô tô Fortuner người khác đứng tên và bên vay có giải thích rằng chiếc xe này thực chất là của họ hiện tại người khác đứng tên giấy tờ xe là bên vay nhờ chị họ bên vợ đứng tên hộ thôi,nên yên tâm mà cầm xe,hiện tại bây giờ đã 8 tháng và bên vay ko có ý thức trả nợ,em hỏi giấy tờ xe để thanh lý xe thì bên vay lật kèo bảo thực chất xe ko phải của nó,mà xe nó đi thuê…vậy ls cho em hỏi là e lập vi bằng để làm bằng chứng khởi kiện,nhưng trong quá trình này mà bên chủ xe họ kiện hoặc báo mất xe thì e có bị liên đới hay có thể giữ lại chiếc xe để làm bằng chứng đc ko ạ Cảm ơn ls

    13 Tháng mười một, 2020 at 10:56 Chiều Bình luận
    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, trường hợp này, vì ngay từ đầu bạn không biết và không thể biết về việc chiếc xe này không phải do người cho thuê đứng tên, như vậy, khi chủ xe tố cáo thì bạn không phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Trân trọng!

      16 Tháng mười một, 2020 at 5:08 Chiều Bình luận
  4. Khách says:

    Chào luật sư , Năm 2015 e có mua một căn nhà sổ chung 1tỷ4 nhưng chỉ mới đặt cọc 500tr có công chứng, khi nào tách được sổ sẽ chồng đủ tiền. Nhưng do thời điểm đó bđs khu vực bị đóng băng không ra sổ được , và chủ nhà đã dây dưa đến nay năm 2021 rồi vẫn lấy lý do này kia chưa ra được sổ . Gần đây vô tình em biết được chủ nhà đã âm thầm bán hết lô đất cho 1 người khác trị giá 7,5 tỷ, đã đặt cọc rồi . Vậy theo luậy sư bậy giờ e phải làm thế nào khi chủ nhà không chịu đồng ý tách sổ như thỏa thuận và nếu kiện ra tòa thì mức bồi thường như thế nào là hợp lý ạ ? trị giá căn nhà hiện tại hơn 3 tỷ

    6 Tháng tư, 2021 at 2:40 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Nhà sổ chung tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất của nhiều người. Vì ngôi nhà này chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng. Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.” Theo đó, vi bằng là văn bản do Văn phòng Thừa phát lại lập nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Vi bằng chỉ có giá trị làm bằng chứng là 2 bên có thực hiện giao dịch. Và Nhà nước chưa cấp quyền công chứng cho văn phòng thừa phát. Nghĩa là pháp luật không công nhận công chứng vi bằng thừa phát lại. Từ các căn cứ trên cho thấy việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý. => Dẫn đến hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng như sau: Hợp đồng mua nhà có hiệu lực tại thời điểm công chứng, chứng thực theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014. Do vậy, hợp đồng mua nhà bằng vi bằng sẽ vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về hình thức theo Điều 122, Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Theo đó: • Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Lưu ý: Trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch khi: Mua bán được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực; Đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. (Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015). Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bởi hành vi lừa đảo bằng cách mua nhà bằng vi bằng, người mua nhà có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

      8 Tháng tư, 2021 at 8:39 Sáng Bình luận
  5. Trang says:

    Chào luật sư .tôi có mua căn hộ.16 m vuông nhưng bên bán nói là làm giấy công chứng vi bằng vậy có được khống. Và tôi cần những giấy tờ gì từ bên họ bán để yên tâm

    11 Tháng tư, 2021 at 7:03 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, với nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau: Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Mà theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định: • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác; • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật không được lập vi bằng. Như vậy, lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức không được pháp luật công nhận vì nếu dùng hình thức lập vi bằng thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ coi như là chưa được công chứng, chứng thực, vi phạm Điều 167 Luật Đất đai 2013 và hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng”. Và theo khoản 4 Điều này thì “Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở”. Thứ hai, những giấy tờ cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 118, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 167, Điều 188 Luật Đất đai 2013, bao gồm: • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – quyền sở hữu nhà ở; • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về phần đất và nhà ở đảm bảo các nội dung: không có tranh chấp, không bị kê biên đảm bảo thi hành án; • Hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng, chứng thực.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề này hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!

      12 Tháng tư, 2021 at 4:27 Chiều Bình luận
  6. Bình says:

    Tôi có nhà đồng sở hữu ( 2 người đứng tên, 2 nhà), giờ tôi chỉ bán 1 ngôi nhà của tôi ( nhà người đsh chưa bán ) thì có cần người cùng đsh ký tên cho tôi bán ko ạ

    12 Tháng tư, 2021 at 8:26 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Long Phan PMT. Dựa vào thông tin của bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức sở hữu chung theo phần là hình thức sở hữu trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung, nếu không có thỏa thuận khác, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015, • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. • Khi thực hiện bán phần quyền sở hữu của mình thì đồng sở hữu còn lại được quyền ưu tiên mua. • Bên đồng sở hữu bán có nghĩa vụ thông báo về việc bán phần quyền sở hữu của mình cho bên đồng sở hữu còn lại. Trong vòng 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản kể từ ngày đồng sở hữu còn lại nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu và các điều kiện bán mà đồng sở hữu còn lại không mua thì được phép bán cho người khác. Hướng giải quyết Chị và một người khác đang sở hữu 2 ngôi nhà chung theo hình thức sở hữu chung theo phần. Khi chị có nhu cầu bán phần nhà của mình, chị không cần phải hỏi ý kiến hay không bắt buộc phải nhận được sự đồng ý từ đồng sở hữu còn lại. Tuy nhiên, đồng sở hữu còn lại được quyền ưu tiên mua trong sở hữu chung theo phần nên chị phải thực hiện việc thông báo cho đồng sở hữu kia biết về nhu cầu bán và điều kiện bán đối với phần sở hữu của chị. Sau 3 tháng kể từ ngày đồng sở hữu còn lại nhận được thông báo, chị được phép bán cho người khác trong trường hợp đồng sở hữu còn lại không đồng ý mua. Khi chị thực hiện việc bán phần quyền sở hữu của mình cho người khác, đồng sở hữu còn lại có trách nhiệm hỗ trợ chị Bình cung cấp giấy tờ (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đứng tên hai người) để chị Bình thực hiện việc đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của anh/chị. Nếu như anh/chị có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

      13 Tháng tư, 2021 at 8:10 Sáng Bình luận
  7. Cẩm Tú says:

    Mẹ tôi vì khó khăn có bán cho người ta vi bằng 3 phòng trọ, rồi người đó lại bán cho người khác nữa, giờ nhà tôi muốn bán hết mảnh đất ấy, luật sư cho tôi hỏi vậy tôi sẽ trả lại tiền cho bên mua của nhà tôi theo đúng số tiền đã bán, hay phải trả cho người mua thứ 2 vì có giá chênh lệch rất nhiều. Mong luật sư tư vấn dùm gia đình tôi phải làm sao cho ổn thỏa và bán đc mảnh đất này.

    1 Tháng năm, 2021 at 4:02 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, sau đây là đánh giá của công ty chúng tôi gửi đến bạn. Để giải đáp thắc mắc của bạn thì chúng tôi muốn xác nhận với bạn thông tin sau: • Vi bằng được mẹ bạn bán cho người khác là vi bằng ghi nhận sự chuyển nhượng quyền sở hữu 03 căn phòng trọ mà mẹ bạn được nhận chuyển nhượng từ người khác trước đó. • Phòng trọ bán không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà mà chỉ mua bán thông qua giấy tay và có lập vi bằng. Từ các thông tin trên chúng tôi gửi đến bạn đánh giá như sau: Căn cứ khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì không được lập vi bằng để ghi nhận sự việc, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu. Do đó, nếu vi bằng 03 căn phòng trọ mẹ bạn đã bán cho người khác là căn cứ ghi nhận hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thì vi bằng đó không có hiệu lực. Khi đối tượng của giao dịch dân sự là không thực hiện được thì căn cứ Điều 408 Bộ luật dân sự hợp đồng này được xem là vô hiệu. Từ đó căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự thì khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không làm pháp sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Các bên sẽ tiến hành trả lại cho nhau những gì đã nhận. Sau khi bạn đã giải quyết được vấn đề bán vi bằng thì bạn tiến hành chuyển nhượng đất đai bình thường và hợp đồng mua bán đất đai, tài sản phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai. Nếu còn có thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn trực tiếp hoặc thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

      5 Tháng năm, 2021 at 9:11 Sáng Bình luận
  8. Khách says:

    Luật sư cho e hỏi -e mua nhà viết tay của anh C -anh C mua nhà viết tay của anh B – anh B mua nhà viết tay của anh A ( chính chủ) Vậy giờ e muốn làm vi bằng mua bán thì e tìm anh A(_chính chủ )_hay chỉ cần làm việc với anh C ( người trực tiếp bán nhà cho e )_em cảm ơn

    30 Tháng bảy, 2021 at 1:46 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

      30 Tháng bảy, 2021 at 12:00 Chiều Bình luận
  9. Huylolu says:

    Chào luật sư!E có cọc căn nhà 20tr đến khi mua nhà thì chủ nhà ko bjk chủ đất,e kêu ra phường mua bán công chứng bên nhận cọc ko chịu,kêu lại nhà mua bán qua luật sư vi bằng,như vậy e kiện lấy cọc lại dc ko a,xin a giúp e.cảm ơn luật sư

    2 Tháng tám, 2021 at 12:34 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

      3 Tháng tám, 2021 at 10:09 Sáng Bình luận
  10. Hằng says:

    Muốn nhờ luật sư tư vấn

    4 Tháng tám, 2021 at 10:50 Sáng Bình luận
    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

      4 Tháng tám, 2021 at 11:46 Sáng Bình luận
  11. Thư says:

    Mình muốn mua 1000m2 đất rừng sản xuất, tư vấn giúp mình thủ tục mua hợp pháp để không bị tranh chấp.

    6 Tháng chín, 2021 at 8:16 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

      6 Tháng chín, 2021 at 2:40 Chiều Bình luận
  12. Đinh huyền chang says:

    Ông A có miếng đất 57m2 trên sổ , dtich thật 68m2 tên ông A bán lại cho ông B qua viết tay, sau đó ông B lại bán lại cho anh C+D( đồng sở hữu mua chung) qua viết tay. Anh D xây nhà c4 trc,a C xây nhà 3 tâng sau trên cug miếng đất 57m2 qua thoả thuận miệng . . Anh D k có nhu cầu ở nữa nhug k bán lại cho anh C mà bán cho bất động sản qua vi bằng. . Vậy cho e hỏi vc mua bán này có hợp pháp k. Có lm đc vi bằng không. Và nhà 3 tầng của a C co bị ảnh hưởng j không. Chủ sổ là ông A chưa cấp quyền sd đất cho ai cả

    19 Tháng chín, 2021 at 9:56 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

      20 Tháng chín, 2021 at 8:18 Sáng Bình luận
  13. Kim Yến says:

    Tôi có mua 1 mảnh đất lập mua bán bằng vi bằng có hợp đồng nhưng hiện tại sau khi mua được 1 tháng tôi phát hiện ra đất đang tranh chấp thì tôi có thể lấy lại được tiền hay đất không ak ? Mong luật sư hỗ trợ tôi ?

    6 Tháng sáu, 2022 at 4:04 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

      8 Tháng sáu, 2022 at 3:06 Chiều Bình luận
  14. Lê Đức Sum says:

    Chào luật sư. Vào năm 2013 tôi có mua căn nhà lập vi bằng do thừa phát lại lập. Giá 3.5 tỷ. Và còn thiếu chủ nhà 45 triệu. Đến nay có điều kiện làm giấy ra sổ Hồng. 1 – Người bán đòi tiền lãi của 45 triệu. Trong 9 năm. Thì có hợp lý không. 2 – Và người bán ủy quyền cho người khác làm thủ tục lấy lại nhà. Vì đến thời điểm này giá nhà này khoảng 10 tỷ. Theo luật sư. Tôi phải xử lý như thế nào. Cám ơn luật sư nhiều.

    6 Tháng sáu, 2022 at 5:42 Chiều Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

      8 Tháng sáu, 2022 at 1:20 Chiều Bình luận
  15. Nguyễn đức thắng says:

    Chào luật sư,cho e hỏi chút là,e và 3 nhà nữa có mua nhà số chúng và công chứng vì bằng.nhưng chủ nhà củ đã dùng sổ và cầm cố ngân hàng,nhưng nay chủ nhà đã trốn đi đâu và ngân hàng liên lạc không được.cho nên ngân hàng đã đến đòi nhà của tụi e,giờ không biết phải làm sao nữa,vậy nên nhờ luật sư tư vấn giùm là chúng em nên làm đơn kiện hay làm gì ạ.hiện chủ nhà củ đã bỏ trốn và không liên lạc được nữa.nhờ ls tư vấn và gữi vào mail giúp ạ

    9 Tháng tám, 2022 at 9:36 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

      11 Tháng tám, 2022 at 1:58 Chiều Bình luận
  16. says:

    Tôi có tham gia một giao dịch mua bán nhà ở xã hội qua vi bằng ủy quyền, trên vi bằng có thể hiện tên tôi và người mua chung nhưng khi lập hợp đồng ủy quyền thì chỉ còn tên của tôi và chủ sở hữu, người có tên trên vi bằng cùng tôi không có tên trên hợp đồng ủy quyền, mọi quyền lợi với căn hộ hiện đều được ủy quyền cho tôi. Hiện giờ người đứng tên cùng tôi trên vi bằng phát sinh tranh chấp với tôi và đòi tôi phải ủy quyền lại quyền sở hữu căn hộ xã hội. Vậy trong trường hợp này thì quyền lợi của tôi sẽ ra sao, và nếu xảy ra tranh chấp trước pháp luật thì sẽ xử lý ra sao

    18 Tháng tám, 2022 at 6:07 Sáng Bình luận
    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

      20 Tháng tám, 2022 at 8:00 Sáng Bình luận

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên

Email

Điện Thoại *

Bình luận *

Dịch vụ nổi bật

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Kênh Youtube

đăng ký kênh youtube luật long phan pmt

Video mới nhất

ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ HÌNH SỰ VIẾT THẾ NÀO?

HÌNH THỨC TƯ VẤN TRỰC TUYẾN CỦA LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • 20 Tháng mười một, 2024 Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai về cấp chồng lấn Giải quyết tranh chấp đất đai về cấp chồng lấn phát sinh khi các bên tranh...
  • 25 Tháng mười, 2024 Khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền đòi lại nhà đất Khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền đòi lại nhà đất là quy trình...
  • 11 Tháng mười, 2024 Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là một bước bắt buộc trong quá...
  • 27 Tháng chín, 2024 Phải làm gì khi bị người khác xây dựng nhà trên đất của mình? Người khác xây dựng nhà trên đất của mình là rõ ràng là hành vi vi phạm pháp...
  • 27 Tháng chín, 2024 Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc Tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc là tranh chấp xảy ra trong quá trình xác...
  • 27 Tháng chín, 2024 Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi ranh giới phân định không còn Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi ranh giới phân định không còn là vấn...
  • 22 Tháng chín, 2024 Tự ý bán đất khi các đồng sở hữu chưa đồng ý bị xử lý thế nào Tự ý bán đất khi chủ sở hữu chưa đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật...
  • 22 Tháng chín, 2024 Tư vấn giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ là gây ra nhiều khó khăn trong quá...
  • 22 Tháng tám, 2024 Tư vấn giải quyết tranh chấp đất với UBND xã Tư vấn giải quyết tranh chấp đất với UBND xã hiện nay không còn là một vấn...
  • 22 Tháng tám, 2024 Thủ tục khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân có thẩm quyền Thủ tục khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân là quyền...
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Khu Vực Hoạt Động
    • Giải Thưởng
  • Dịch vụ luật sư
    • Tư Vấn Thường Xuyên
    • Luật Sư Nhà Đất
    • Luật Sư Hợp Đồng
    • Luật Sư Doanh Nghiệp
    • Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Sư Lao Động
    • Luật Sư Dân Sự
    • Luật Sư Hình Sự
    • Luật Sư Hành Chính
    • Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ
    • Dịch vụ Kế toán – Thuế
  • Tư vấn luật
    • Luật Đất Đai
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Hình Sự
    • Luật Lao Động
    • Luật Hợp Đồng
    • Luật Thừa Kế
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Xây Dựng
    • Luật Hành Chính
    • Trọng Tài Thương Mại
    • Tư vấn Kế toán – Thuế
  • Biểu Mẫu
    • Doanh Nghiệp – Đầu Tư
    • Khởi Kiện
    • Nhà Đất
    • Hôn Nhân Gia Đình
    • Khiếu Nại – Tố Cáo
    • Lao Động
    • Mẫu Hợp Đồng
    • Mẫu Tờ Khai
    • Mẫu Giấy Tờ Thủ Tục Hành Chính
  • Sự Kiện và Tin Tức
  • Đội Ngũ Luật Sư
  • Liên Hệ
  • TUYỂN DỤNG
o

Miễn Phí: 1900.63.63.87

Từ khóa » Sổ đỏ Vi Bằng Là Gì