Múa Rối Nước Việt Nam Một Món ăn Tinh Thần độc đáo

Đoàn đã gây tiếng vang lớn trong chuyến đi đầu tiên tới California.

Robert Hurwitt - Nhà phân tích, phê bình sân khấu viết: Xuất hiện từ dưới làn nước mát, hai con rồng vàng thuôn dài lấp lánh uốn lượn và phun nước. Bất thình lình, chúng dìm đầu xuống nước rồi ngẩng lên, phun lửa, tạo nên những tia lửa vàng và những làn khói trắng. Thật không thể tin nổi, làm sao chúng có thể vừa phun lửa lại vừa phun nước được chứ?

Thị trưởng Frank Jordan và Hội đồng giám sát đã thông báo: Thứ ba vừa qua tại Bến tàu 45 có một sự kiện đặc biệt; ngày hội Múa rối nước Việt Nam tại San Francisco. Môn nghệ thuật này đã hấp dẫn mọi ánh nhìn của khán giả, đánh dấu sự ra mắt của Nhà hát múa rối Thăng Long đến từ Hà Nội, đây là lần đầu tiên môn nghệ thuật lâu đời này trình làng tại California.

Thật đáng mong chờ để được thưởng thức múa rối nước, bộ môn hấp dẫn mang hơi thở lịch sử, tại Fisherman’s Wharf (ba buổi diễn mỗi ngày, từ thứ ba tới Chủ Nhật). Những con rối gỗ với kích thước to nhỏ khác nhau, có con rối lên tới 1m, nhảy múa, nô đùa và lướt đi trên mặt nước. Từ người nông dân đi cày cùng trâu khi tới vụ cho đến những bé nhi đồng đùa nghịch dưới sông khi hè về, hay những con ếch, những con cá làm xao động mặt nước, và cả những con rồng huyền bí xuất hiện trong làn khói mờ ảo.

Những giây phút kì diệu có thể khiến bạn quên rằng chính những người nghệ sỹ đứng đằng sau tấm màn đã điều khiển cả một đoàn quân rối, hay nhận thức được ý nghĩa chính trị - xã hội của chương trình giao lưu văn hóa này

Được tài trợ bời phòng thương mại Đông Nam Á, chuyến lưu diễn của nhà hát múa rối Thăng Long mang ý nghĩa kỉ niệm 20 năm ngày người Việt Nam đến Mỹ. Tất nhiên, trước năm 1975 cũng đã từng có người Việt ở Mỹ, thế nhưng rõ ràng ngày này trở nên đáng nhớ hơn (Sẽ thật là đáng ngạc nhiên nếu người Việt cũng kỉ niệm ngày Việt-Mỹ).

Đây không phải là lần đầu tiên Nhà hát múa rối Thăng Long đi lưu diễn ở nước ngoài. Nhà hát đã từng biểu diễn ở Châu Âu, Nhật, Úc và Ấn Độ. Và đây cũng không phải lần đầu tiên múa rối nước được biểu diễn ở Mỹ. Đoàn múa rối Hải Phòng đã từng đến lưu diễn tại Philadelphia và Boston một vài năm trước. Nhưng đây là lần đầu tiên, thế hệ người Mỹ gốc Việt ở California được thưởng thức loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này. Nhà hát sẽ di chuyển từ San Francisco tới Santa Cruz, Northridge và San Diego. Và nếu chúng ta may mắn, thì họ sẽ quay lại đây với một chương trình lưu diễn dài hơn trong năm sau.

Múa rối nước, được hình thành và phát triển ở khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng khoảng thế kỉ X- XI (chúng ta chỉ biết được chắc chắn là vào năm 1121). Nghệ sĩ múa rối, giấu mình sau tấm màn, ngâm mình trong bể nước sâu ngang hông và điều khiển con rối bằng những cây xào dài nằm chìm dưới mặt nước. Một hệ thống dây phức tạp để điều khiển cử động của tay, miệng, pháo hoa và các hiệu ứng đặc biệt khác.

Một sân khấu trong nhà, bể nước nhựa sâu chừng 1m - giống như sân khấu dùng ở Bến tàu 45 - đã được dựng thay thế cho sân khấu ngoài trời truyền thống ở Việt Nam. Vốn là môn nghệ thuật gia truyền, sở hữu những bí mật không thể bật mí, múa rối nước đã lên đường sang Mỹ theo chân các nghệ sỹ Nhà hát múa rối Thăng Long. Tất nhiên, điều kiện biểu diễn đã cải thiện rất nhiều, các nghệ sỹ có trang phục đặc biệt để mặc dưới nước (cũng như là trong bể nước giờ đây cũng không có đỉa nữa), những điều kì diệu vẫn chưa dừng lại ở đó.

Ông Vũ Đức Vương, Chủ tịch phòng thương mại Đông Nam Á, người giới thiệu đoàn rối cũng như giám đốc của đoàn ông Lê Văn Ngọ, đã có lời xin lỗi vì độ trong quá mức cần thiết của nước ảnh hưởng tới biểu diễn và hứa rằng, các buổi biểu diễn sau sẽ tạo nước có màu đục như nước sông Hồng, để chất lượng của buổi biểu diễn tốt hơn. Thế nhưng, cho dù bạn có thể thấy một chút xào lộ ra dưới sân khấu nước cũng không thể khiến bạn bị xao nhãng khỏi màn diễn ấn tượng này đâu!

Những con rối làm từ gỗ được tạo hình một cách tỉ mỉ, từ đàn ông, phụ nữ, trẻ nhỏ cho tới những bộ trang phục được chế tác trực tiếp trên con rối; những con trâu có đầu lúc lắc và mõm dường như sục cả vào làn nước; những con chim loan phượng cổ dài, sặc sỡ; những đàn vịt nhiều màu xanh đỏ vàng nối đuôi nhau bơi lội.

Chín nghệ sĩ múa rối, do nghệ sĩ Nguyễn Hữu Thụ làm trưởng đoàn, họ ẩn mình sau những tấm màn, làm nên những điều tuyệt vời. 16 trò/buổi biểu diễn, kéo dài tầm 75 phút dường như ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu khác.Một con cáo quắp lấy vịt, nhảy ra khỏi mặt nước, trèo lên cây; Hai con lân (gần giống với linh thú của Trung Quốc) tranh nhau một trái bóng tròn. Một ngư dân vật lộn tìm cách bắt một con cá nhảy ra khỏi giỏ, nhưng lại úp nơm nhầm hàng xóm của mình. Những cậu bé chơi đùa dưới nước. Tám nàng tiên xoay tròn trong vũ điệu nhịp nhàng, khiến khán giá không khỏi thắc mắc sao hệ thống dây dưới nước không bị rối vào nhau nhỉ.

Tờ rơi chương trình thực sự rất hữu ích khi ghi chú từng tiết mục, vì phần lớn khán giả đều không hiểu tiếng Việt, nhưng nghệ thuật thì không bị giới hạn bởi ngôn ngữ. Một dàn nhạc nhỏ đóng vai trò phụ trợ, đệm nhạc theo những động tác của các con rối dưới nước. Với những đoàn nghệ thuật như vậy, sự “đổ bộ” của binh đoàn rối chắc hẳn sẽ đem đến niềm vui cho mọi người.

mua-roi-nuoc-vn-mot-mon-an-tinh-than-doc-dao

Bài viết Robert Hurwitt - Nhà phân tích, phê bình sân khấu

Từ khóa » Cá Rối Nước