Mua Shophouse Của FLC, Nhiều Nhà đầu Tư “ăn Quả đắng”
Có thể bạn quan tâm
Hai dự án của FLC tại Quảng Bình và Quy Nhơn dù chưa đủ hồ sơ pháp lý vẫn mở bán tràn lan... Nhiều khách hàng trót đầu tư hàng tỉ đồng mà không thể thanh lý văn bản thoả thuận... Họ ngày càng sa lầy vào những dự án đầy “phiêu lưu” của FLC mà không tìm thấy lối thoát.
Mua thứ “không tồn tại – bán khi chưa đủ căn cứ pháp lý
Trong đơn phản ánh, ông Nguyễn Minh Tú (phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ năm 2018, sau khi được nghe thông tin quảng cáo hấp dẫn về dự án của FLC tại Quy Nhơn và Quảng Bình đã quyết định đầu tư mua bất động sản tại các dự án này.
Dù thời điểm đó, 2 dự án vẫn còn ngổn ngang nhưng với niềm tin vào uy tín của FLC, gia đình ông Tú vẫn cố gắng xoay xở để mua 4 căn shophouse. Tiếp đó, để tiến hành đầu tư, phía ông Tú đã kí kết các văn bản thoả thuận với Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort và Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort .
Ngày 02/10/2018 và ngày 25/02/2019, phía ông Tú đã nộp tổng cộng hơn 5 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort và Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort để đặt cọc đăng ký mua các bất động sản.
Tại cả hai dự án, trong văn bản thoả thuận, FLC Quảng Bình và FLC Quy Nhơn đều cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục để chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán các căn shophouse với phía gia đình ông Tú vào quý 1 năm 2019.
Tuy nhiên, đến khi được phía FLC mời ký hợp đồng mua bán, ông Tú cùng nhiều nhà đầu tư khác mới té ngửa khi phát hiện giữa những gì FLC nói và những gì FLC làm là cả “một trời khác biệt”.
Trên công trường, việc thi công vô cùng ì ạch, chậm chạp thì tại hồ sơ, pháp lý của cả 2 dự án cũng thiếu trầm trọng. Cụ thể, 2 dự án đều không có giấy phép xây dựng, không chứng nhận bảo lãnh ngân hàng, không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Đến lúc này, những khách hàng như ông Tú mới hiểu rằng, các dự án bất động sản này hoàn toàn chưa đủ căn cứ pháp lý để bán hàng nhưng chủ đầu tư vẫn ngấm ngầm bán ra theo hình thức thỏa thuận và nhận đặt cọc.
Không những thế, nhiều nhà đầu tư còn hoang mang hơn khi biết rằng dự án này không được cấp phép làm Shophouse, cũng không có mục nào đồng ý cho phép bố trí đất ở.
“ Điều này khác gì họ bán cho chúng tôi thứ họ không có” – ông Tú bức xúc.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Minh Tú cùng nhiều nhà đầu tư đi tới quyết định thanh lý văn bản thoả thuận theo đúng các quy định. Kể từ đó đến nay, đã 5 lần 7 lượt lên làm việc với phía FLC, trực tiếp là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLC Homes – đơn vị chịu trách nhiệm phân phối và chăm sóc khách hàng nhưng không đạt được kết thúc thoả đáng.
Tiếp sau đó, liên tục là các kiến nghị, đơn thư, thậm chí là van lơn được truyền tải tới các cấp cao nhất của Công ty cổ phần tập đoàn FLC, nhưng ông Tú vẫn không nhận thấy một động thái có tính chất lắng nghe nào từ phía đơn vị này.
Không chỉ vậy, theo ông này, trong khi số tiền nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu shophouse vĩnh viễn thì mới đây, phía FLC bất ngờ thông báo chỉ xin được sở hữu 70 năm.
“Tôi thấy mình như đã bị lừa vậy, một cách trắng trợn. Hơn 5,4 tỉ đồng bỏ ra mua bất động sản là toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình, là vay mượn anh em họ hàng, là cầm cố cả đất cát hương hỏa của tổ tiên để vay lãi ngân hàng. Tôi đã đặt niềm tin vào FLC nhưng rốt cuộc là đối diện nguy cơ phá sản, thậm chí tan vỡ cả hạnh phúc gia đình vì quá mệt mỏi với những khoản nợ” – ông Tú nói.
Ông Nguyễn Minh Tú chỉ là một trong hàng chục nạn nhân đang bị sa lầy trong các dự án đầy “phiêu lưu” của FLC. Chỉ tính riêng tại FLC Quảng Bình, sau khi phát hiện các bất cập về pháp lý, đã có gần 70 khách hàng yêu cầu được chấm dứt văn bản thoả thuận, hoàn trả tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại.
Hàng loạt các cuộc tiếp xúc, đối thoại đã diễn ra giữa đại diện 2 bên kể từ thời điểm đó nhưng vẫn chưa có bất cứ biện pháp nào khả dĩ. Đường cùng, các nhà đầu tư khốn khổ đã tự lập thành những nhóm nhỏ tự phát trên mạng xã hội, cùng căng băng-rôn, khẩu ngữ đòi tiền ngay trước Tòa nhà FLC ở địa chỉ 265 Cầu Giấy, Hà Nội.
Có “lừa dối” khách hàng?
Theo tìm hiểu PV, cả 2 dự án bao gồm: Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Quy Nhơn tại Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thanh phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Dự án Trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình – xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đều được đứng tên Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Tuy nhiên trên thực tế, trên các văn bản thoả thuận và Bản đăng ký mua bất động sản để ký kết các điều khoản lại là hai pháp nhân khác đó là Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort và Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort.
Theo các chuyên gia pháp lý, việc này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật nhà ở 2014 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án”.
Còn theo Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: “Tại Điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định về các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản như: Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản; Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản. Như vậy, trường hợp có hành vi quảng cáo sai sự thật, gian lận, lừa dối khách hàng sẽ bị xử lý, truy cứu trách nhiệm theo mức độ, hành vi vi phạm cụ thể căn cứ theo quy định của pháp luật về xây dựng, kinh doanh bất động sản, luật quảng cáo”.
Được biết, khái niệm Shophouse (nhà phố thương mại) chưa được đề cập và chưa có quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư. Hơn nữa, tại dự án ở Quảng Bình vẫn còn nhiều điểm cần phải làm rõ. Cụ thể, tại Quyết định số 2335/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 12/7/2019 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Trung tâm Hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình, tại Bảng tổng hợp sử dụng đất không có bất cứ mục nào cho phép sử dụng đất để làm shophouse, đồng thời lưu ý rõ: Không bố trí đất ở trong dự án.
Đồng thời, tại Thông báo số 104/TB-TTr ngày 15/8/2019, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình đã khẳng định dự án FLC Quảng Bình là dự án đầu tư du lịch, không có nội dung liên quan đến kinh doanh bất động sản.
Như vậy, việc FLC mở bán Shophouse và việc CĐT của Dự án này uỷ quyền cho Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort và Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort đứng tên ký kết các văn bản trên rõ ràng là đang trái với các quy định của pháp luật.
Liên quan đến những lùm xùm tại 2 dự án FLC Quảng Bình và FLC Quy Nhơn, trả lời báo chí, phía FLC cho rằng, chủ đầu tư hiện chỉ thực hiện hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh vì không tham gia vào giao dịch của các văn bản thỏa thuận và việc chậm trễ ký hợp đồng mua bán xuất phát từ việc phải chờ hướng dẫn của cơ quan chức năng về quy định liên quan đến loại hình bất động sản nghỉ dưỡng và do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đơn vị này tiếp tục khẳng định không thể thanh lý văn bản thỏa thuận cho khách hàng.
Khách hàng quyết định sẽ khởi kiện
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết đã nhận được đơn tố cáo của đại diện 68 hộ gia đình và cá nhân là các nhà đầu tư đăng ký mua Shophouse, Condotel thuộc Dự án Trung tâm hội nghị khách sạn, khu nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình, với nội dung tố cáo Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort có hành vì lừa dối khách hàng thông qua việc giao bản Shophouse Condotel thuộc Dự án Trung tâm hội nghị khách sạn, khu nghĩ dưỡng FLC Quảng Bình do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là chủ đầu tư, nhưng trên thực tế không có hạng mục xây dựng Shophouse Condotel trong Dự án này.
Hiện Công an tỉnh Quảng Bình đã phân công điều tra viên tiến hành giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định.
Riêng trường hợp ông Nguyễn Minh Tú đã nộp hơn 5 tỉ đồng vào 2 dự án FLC Quảng Bình và Quy Nhơn nhưng không thể thanh lý văn bản thoả thuận, khách hàng này đang làm các thủ tục để tiến hành khởi kiện Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort và Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort ra toà nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng theo đúng quy định của pháp luật.
PV
Từ khóa » Flc Lừa Dối Khách Hàng
-
FLC Lừa Dối Khách Hàng
-
FLC LỪA DỐI KHÁCH HÀNG - YouTube
-
Sim Hà Nội - #FLC Lừa Dối Khách Hàng Hay đang Lừa đảo ...
-
FLC đại Hội Cổ đông, Khách Hàng Treo Băng Rôn Trước Trụ Sở ở Hà ...
-
FLC đang Khủng Hoảng Nhưng Tại Sao Tôi Vẫn Chọn Bán FLC Quảng ...
-
Những Dự án BĐS Khiến Khách Hàng "điêu đứng" - Giáo Dục Việt Nam
-
CHÂN DUNG TẬP ĐOÀN LỪA ĐẢO FLC - Webtretho
-
Tóm Tắt Những Thông Tin Nói Về Flc Lừa đảo Chi Tiết Nhất
-
Ôm Nợ Vì Trót Mua đất Của FLCHomes - Báo Người Lao động
-
Hàng Trăm Khách Hàng Dự án FLC Grand Hotel Hạ Long 'bao Vây' Trụ ...
-
Khởi Tố Nữ Giám đốc Công Ty Bất động Sản Lừa đảo Chiếm đoạt Hàng ...
-
Top 6 Dự án Flc Quảng Bình Lừa đảo Mới Nhất Năm 2022
-
FLC Quảng Bình - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại Enternews
-
Quảng Bình Và Tập đoàn FLC Lừa Dối Người Dân, âm Thầm Xây Cáp ...