Mùa Vu Lan Báo Hiếu - ý Nghĩa Và Cách Cúng Lễ - Vĩnh Hằng Viên
Có thể bạn quan tâm
Video: Lễ nghi trong buổi tổ chức lễ vu lan công viên Thiên Đức
1. Ý NGHĨA MÙA VU LAN (15/7 HÀNG NĂM)
Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan.
Tên đầy đủ Vu Lan Bồn là tội bị treo ngược. Vu Lan tiếng trung quốc dịch nghĩa chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục).
Tích xưa kể lại rằng, khi Đức Phật còn ở Dương thế, trong những người theo hầu có ngài Mục Kiền Liên, ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Một lần, Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục thấy mẹ đang bị Diêm Vương đày làm quỷ đói. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng mẹ, nhưng mỗi khi mẹ Mục Kiền Liên đưa tay ra để nhận cơm của con thì cơm bỗng biến thành lửa không sao ăn được, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng. Ngài bèn cầu xin Đức Phật giúp mình. Đức Phật nghe thấy dạy rằng: cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạn thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng chư tăng, cầu xin uy đức của Người mới có thể cứu rỗi vong nhan khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung.
Từ đó về sau, các phật tử theo lời Đức Phật cử hành lễ Vu Lan cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng, điều linh thiêng là vào ngày đó, một cái cầu vô hình dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết).
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là ngày le vu lan
Lễ Vu Lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha me, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother"s Day", "Father"s Day"" truyền thống của họ thì người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình.
2. CÁCH CÚNG LỄ VU LAN BÁO HIẾU TRUYỀN THỐNG
Cúng lễ Vu Lan là một trong hai nghi lễ truyền thống quan trọng trong tháng 7 âm lịch của người Việt và hoàn toàn khác biệt với lễ cúng cô hồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các trình tự cúng lễ Vu Lan theo truyền thống. Vào dịp lễ Vu lan, ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà sắm sửa lễ vật dâng lên Đức Phật, Thần linh và gia tiên nội ngoại để bày tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Đại lễ vu lan thường niên được tổ chức tại Chùa Thiên Long - Hoa viên tưởng niệm Thiên Đức.
Như chương trình Vu lan báo hiếu được Công viên tưởng niệm Thiên Đức tổ chức tại Chùa Thiên Long kết hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ vu lan báo hiếu như một sự kiện thường niên vào tháng 7 âm lịch với các nghi thức đại lễ, bài giảng về ý nghĩa hoa hồng, cảm niệm hoa trắng, các hoạt động tâm linh như : Phả độ gia tiên, cúng thí âm linh cô hồn được diễn ra trang nghiêm, tôn kính. Mục đích của việc cúng lễ là để cầu an và cầu siêu cho các vong linh, từ đó giúp cho con cháu được Bình An trong tâm, có trí tuệ để tạo ra cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Bông hồng cài trên áo tu sĩ là màu vàng Người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh
Theo các chuyên gia tâm linh thì việc cúng lễ Vu Lan tại nhà nếu được làm vào đúng ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất. Nếu năm nào ngày Rằm rơi vào đúng thứ 7, chủ nhật thì thuận tiện nhưng nếu ngày Rằm rơi vào ngày thường bận đi làm thì nhiều gia đình thường hay tổ chức trước ngày Rằm.
Việc cúng lễ Vu lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch. Thầy Thích Đàm Xuân (Chùa Thánh Chúa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người.
Ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên. Còn việc làm mâm cúng cô hồn chưa siêu thoát nên làm vào chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân. Ngoài ra, các gia đình có thể làm lễ cúng cô hồn tại chùa. Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên”.
Cách cúng lễ Vu lan tại nhà như sau:
Cúng Phật Trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
Cúng thần linh và gia tiên Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức…, mũ kepi, người giúp việc…đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Tổng hợp 5 bài khấn cho ngày Rằm tháng Bảy, lễ Vu lan, cúng cô hồn
1. Văn khấn Cúng Phật:
Sắp lễ :
- Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. - Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
Văn khấn cúng lễ Phật:
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Hôm nay là ngày….. tháng….. năm………… Tín chủ con là ………………….. Ngụ tại………………… Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa. Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng. Đệ tử lâu đời lâu kiếp Nghiệp chướng nặng nề Nay đến trước Phật đài, Thành tâm sám hối Thề Tránh điều dữ Nguyện làm việc lành, Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, Từ bi gia hội. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp. Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
2. Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng Bảy:
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu. Đến đúng ngày rằm tháng 7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc "ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy", "mở cửa ngục xá tội vong nhân". Và cũng vào ngày lễ vu lan này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng Bảy:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Con Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này. Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .... (Quý Tỵ) Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám. Nay gặp lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp. Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Xem ngày tốt xấu cầu tài lộc, an táng, động thổ, xuất hành, hôn thú,... trên Lịch vạn sự.
3. Văn khấn cúng Tổ tiên ngày rằm tháng 7:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh Tín chủ (chúng) con là:.................................... Ngụ tại:......................................................... Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm .............nhân gặp tiết lễ Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
4. Văn khấn cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng cô hồn - theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà
Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...
* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch). * Sắm lễ:
- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. - Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). - Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc. - Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). - Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối : ( 1 đĩa Muối gạo + Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ) , hay là cơm vắt : 3 vắt + 12 cục đường thẻ . - Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm ) - Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.
Điều quan trọng là phải đọc Thần chú và niệm Phật cho đúng và đủ, gởi cái tâm thiết tha thương cảm, mong cho chúng sanh an vui và no. Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm rồi.(Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía ) . Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Văn khấn cúng thí thực cô hồn (cúng cô hồn) tại nhà: Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần. Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân - Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà - Âm cung mở cửa ngục ra - Vong linh không cửa không nhà - Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả - Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương - Gốc cây xó chợ đầu đường - Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang - Quanh năm đói rét cơ hàn - Không manh áo mỏng, che làn heo may - Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn - Dù rằng: chết uổng, chết oan - Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu - Chết tai nạn, chết ốm đau - Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình - Chết bom đạn, chết đao binh - Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi - Chết vì sét đánh giữa trời - Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau - Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh - Gạo muối quả thực hoa đăng - Mang theo một chút để dành ngày mai - Phù hộ tín chủ lộc tài - An khang thịnh vượng hoà hài gia trung - Nhớ ngày xá tội vong nhân - Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời - Bây giờ nhận hưởng xong rồi - Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần -Tín chủ thiêu hoá kim ngân - Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:.................................... Vợ/Chồng:............................... Con trai:................................. Con gái:.................................. Ngụ tại:................................... Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Thả chút thức ăn cho cá phóng sinh tại Hồ Lục Thủy - Hoa viên tưởng niệm Thiên Đức
5. Văn khấn cúng phóng sinh Nhân ngày rằm tháng 7
Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình Phật tử, không bắt buộc.
Văn khấn cúng phóng sinh
Chúng sanh nay có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên đời nay chìm đắm sông mê Tối tăm chẳng biết làm lành Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân Do vì đời trước ác tâm Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh Do vì ghen ghét, tham sân Do vì lợi dưỡng hại người làm vui Do vì gây oán chuốc thù Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng Do vì chia cách, giam cầm Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình Cầu xin Phật lực từ bi Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương Nay nhờ Tăng chúng hộ trì Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau Hoặc sanh lên các cõi trời Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành Hoặc sanh lên được làm người Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê… Chúng sanh quy y Phật Chúng sanh Quy y Pháp Chúng sanh Quy y Tăng… Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần).
Nguồn: Sưu tầm
Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội) --------------- ✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí. ☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24) ☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com ☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội. ☑ Công viên Thiên Đức: Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ. ☑ Website: http://vinhhangvien.com ---------- ✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ) ✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức ✔️ Đồi Đại Lộc ✔️ Đồi Đại Bi ✔️ Đồi Đại Phát ✔️ Đồi Đại An ✔️ Đồi Đại Phúc ✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng ✔️ Đồi Chùa Thiên Long ✔️ Đồi Vườn Điều ✔️ Đồi Kim Quy ✔️ Đồi Đại Cát ✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức ✔️ Đồi Phượng Hoàng ✔️ Đồi Vườn Đào ✔️ Đồi Hoàng Long ✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu ✔️ Bốc mộ cải táng cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào? ✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ ✔️ Đặt gì vào tiểu quách khi sang cát bốc mộ? ✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc ✔️ Cốt Thất Bảo bốc bát hương là gì? Và cách nhận biết? ✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống ✔️ Kinh nghiệm lựa chọn tiểu quách. ✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát ✔️ Bốc bát hương cần có những gì? ✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo ✔️ Hướng dẫn cách bốc bát hương tài nhà? ✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ ✔️ Tang lễ và những điều cần biết chuẩn bị cho tang lễ? ✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết. ✔️ Giới thiệu phong thủy tổng quan Thiên Đức ✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức ✔️ Lịch sử hình thành công viên Thiên Đức ✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức ✔️ Lãnh vực kinh doanh Thiên Đức ✔️ Đăng ký thăm qua Thiên Đức miễn phí ✔️ Truyền thuyết đồi mả khách - đất vàng tâm linh ✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch ✔️ Đồi phong thủy liền thổ tại Thiên Đức ✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan ✔️ Các công trình nổi bật tại Thiên Đức ✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng ✔️ Các dòng sản phẩm tại Thiên Đức ✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng ✔️ Các khuôn viên mang lại Phúc khí cho gia tộc ✔️ 10 điều tâm niệm của Đức Phật phần 2 ✔️ Phong cách Nhật Bản - kiến trúc mới Thiên Đức ✔️ Họa Phước đến từ đâu? ✔️ Bước chuyển đổi phong thủy số 1 giúp cải mệnh & vận số ✔️ Nét đẹp tâm hồn và nhân cách ✔️ Thế nào là nghĩa trang văn minh? ✔️ 5 cách dạy con với nghịch cảnh của cuộc sống. ✔️ Đất nghĩa trang và phong thủy đẹp. ✔️ Lão tử và các câu nói giúp mọi người tĩnh tâm ✔️ Chốn bồng lai tiên cảnh mang tên Thiên Đức ✔️ 7 cách bồi phúc của Đức Phật ✔️ Công viên tưởng niệm Thiên Đức tại Đất Tổ Phú Thọ ✔️ 10 Đức Hạnh mỗi con người cần sửa Tâm hàng ngày. ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức ✔️ Ngược lại của Bất hiếu là Báo hiếu ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức ✔️ 7 ác nghiệp khiến Phúc Báo của bạn mất đi ✔️ Chương trình vu lan trực tuyến 2020 tại Thiên Đức ✔️ Đại lễ cung nghinh Phật Ngọc Hòa Bình thế giới ✔️ Đại tượng Phật A DI Đa cao nhất miền Bắc ✔️ Đại tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ✔️ Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát ✔️ Đại tượng Phật Di Lặc ✔️ 500 vị tôn giả A La Hán ✔️ Chùa Thiên Long Tự ✔️ Thiên Đức nơi hiếu nghĩa vẹn tròn ✔️ 7 Cách tích phúc mang lại giá trị cho cuộc sống ✔️ Họa phước đến từ đâu?Chân thành cảm ơn!
Từ khóa » Cúng Ngày Lễ Vu Lan Như Thế Nào
-
Văn Khấn, Mâm Cơm, Cách Cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu Tại Nhà
-
Chuẩn Bị Mâm Cúng Trong Lễ Vu Lan 2022 Như Thế Nào?
-
Văn Khấn Lễ Vu Lan, Bài Cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu Năm Nhâm Dần ...
-
Lễ Cúng Vu Lan Gồm Những Gì?
-
Rằm Tháng 7: Cách Cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu, Cúng Chúng Sinh đúng ...
-
Hướng Dẫn Cách Cúng Lễ Vu Lan Tại Nhà đúng Và Chuẩn Nhất
-
Mâm Cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2022 Gồm Những Gì?
-
Lễ Vu Lan Và Lễ Cúng Cô Hồn Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Lễ Vu Lan Là Ngày Nào? Tháng Vu Lan Nên Làm Gì? - MediaMart
-
Lễ Vu Lan Và Cúng Cô Hồn Khác Nhau Như Thế Nào? - Khám Phá Huế
-
Nên Làm Gì Dịp Vu Lan để Tăng Phúc đức Bản Thân, Gia đình, Tổ Tiên?
-
XÓC ĐĨA
-
LỄ VU LAN - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA