Mức độ Tổn Thương Khi Bị Ong đốt - Trung Tâm Y Tế Huyện A Lưới

""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh bạ
  • Tiếp nhận ý kiến
  • Liên hệ
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục Giới thiệu Thông tin đơn vị Triển khai văn bản Hoạt động đoàn thể Tin tức - Sự kiện Nghiên cứu khoa học Thông tin thuốc
  • Báo cáo
    • Báo cáo sự cố
Thông tin y học Truyền Thông GDSK Phân tuyến kỷ thuật Thông tin dự án, mua sắm công . Video clipCách đeo khẩu trang ngăn chặn virus coronaKiến thức về virus Corona Liên kết website Tỉnh ủy, UBND tỉnhTỉnh ủy HuếUBND tỉnh TT HuếSở, Ban, Ngành tỉnh TT HuếSở Y tếSở nội vụSở Kế hoạch và Đầu tư Thống kê truy cậpTruy câp tổng 3.332.218Truy câp hiện tại 827
Truyền Thông GDSKOng đốt và cách sơ cứu đúngNgày cập nhật 04/06/2021

Vào mùa hè, tai nạn do ong đốt rất hay xảy ra. Nhẹ thì nạn nhân bị đau nhức chỗ vết đốt, nặng thì có thể nổi mề đay toàn thân, sốc phản vệ và có nguy cơ tử vong. Dưới đây là những hướng dẫn về các biện pháp sơ cứu khi bị ong đốt.

Mức độ tổn thương khi bị ong đốt

Tùy từng cá nhân cụ thể mà có các phản ứng khác nhau khi bị ong đốt. Thông thường được chia ra các mức độ như: mức độ I, bệnh nhân bị phản ứng tại vị trí đốt; mức độ II, bệnh nhân bị phù mạch và/hoặc mày đay toàn thân; mức độ III, bệnh nhân bị co thắt phế quản; mức độ IV, bệnh nhân bị sốc phản vệ, hạ huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan. Phản ứng dị ứng thông thường khi bị ong đốt thường là cảm giác đau, sưng phù, ngứa, ban đỏ tại vị trí đốt và các biểu hiện trên có thể biến mất sau một vài giờ không cần điều trị hoặc điều trị bằng kháng histamin tại chỗ. Việc xác định loại côn trùng nào gây ra vết đốt là rất quan trọng vì mỗi loài côn trùng, ong lại có các thành phần dị nguyên khác nhau và mức độ gây ra các phản ứng dị ứng cũng khác nhau. Ong đốt thường để lại kim và túi chứa nọc độc trên da vị trí đốt, các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết gì. Đối với trẻ em phản ứng dị ứng ở mức độ I và II không có chỉ định cho điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc độc của ong nhưng đối với người lớn thì từ mức độ II đã có chỉ định điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc độc của ong.

Bệnh nhân bị ong đốt đang nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Cách xử trí đúng

Với những trường hợp nhẹ: chuyển đến nơi ở an toàn tránh bị đốt. Đặt bệnh nhân nằm xuống, loại bỏ kim và túi nọc độc của ong một cách cẩn thận bằng móng tay hoặc dao..., rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm; sau đó lấy nước mát hay áp đá lạnh lên vùng tổn thương làm giảm đau và giảm sự hấp thu chất độc từ nọc ong vào cơ thể. Bôi kem làm giảm đau và giảm ngứa. Kem có chứa các thành phần như hydrocortisone, lidocaine, pramoxin giúp làm giảm đau. Các loại kem khác như nước xịt calamine hoặc các sản phẩm chứa chất keo bột yến mạch hoặc bột baking soda giúp giảm ngứa.

Cần chú ý gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau: khó thở; sưng môi hoặc họng; ngất xỉu; choáng váng; rối loạn tri giác; nhịp tim nhanh; phát ban; buồn nôn, chuột rút, nôn.

Tại cơ sở y tế: Nếu bệnh nhân có phản ứng nặng tại vị trí đốt, cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamin và corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân bị ong đốt có các triệu chứng dị ứng ở mức độ III - IV cần được cấp cứu ngay bằng dùng adrenaline tiêm bắp, nhắc lại sau mỗi 8-10 phút nếu triệu chứng không cải thiện với liều đầu tiên.

Đối với bệnh nhân có các triệu chứng của sốc phản vệ do ong đốt, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời giống như điều trị sốc phản vệ do các nguyên nhân khác. Bệnh nhân có phản ứng dị ứng do ong đốt ở mức độ III hoặc IV nên được xem xét điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với nọc ong, nếu những bệnh nhân này không có chống chỉ định, phương pháp này cho hiệu quả bảo vệ tới 80% bệnh nhân.

Khi nào ong đốt gây sốc phản vệ?

Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong. Dị ứng do côn trùng đốt thường xảy ra ở những bệnh nhân không có cơ địa dị ứng, tuy nhiên, những bệnh nhân có cơ địa dị ứng lại có những phản ứng mẫn cảm mạnh mẽ. Đa số bệnh nhân không có cơ địa dị ứng có phản ứng dị ứng với nọc độc khi ong đốt, các phản ứng này thường nhẹ như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt, thường ít có nguy cơ bị sốc phản vệ. Một số bệnh nhân quá mẫn với nọc độc của ong gây ra các phản ứng toàn thân khi bị ong đốt như sốc phản vệ, đặc biệt là bị ong đốt nhiều lần với số lượng lớn trong thời gian mẫn cảm với những lần đốt trước, thường là 2 tháng sau lần đốt đầu tiên. Những bệnh nhân này cần được điều trị cấp cứu như cấp cứu sốc phản vệ do các nguyên nhân khác trong giai đoạn điều trị cấp và chiến lược lâu dài cho những bệnh nhân này là tránh việc tiếp tục bị ong đốt, tư vấn và cung cấp các thuốc điều trị cấp cứu cho bệnh nhân luôn mang theo bên mình khi làm việc hoặc hoạt động trong môi trường có nguy cơ bị ong đốt.

Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng chống ong đốt, cần tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Tuyệt đối không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn. Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa). Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín để đề phòng ong đốt.

CN Huệ - TTYT A Lưới (Tổng hợp từ Báo Sức khỏe đời sống) Gửi tin qua email In ấnCác tin khácSơ cứu đuối nước đúng cách, ai cũng cần biết (03/06/2021)Phòng bệnh sốt xuất huyết trong đại dịch Covid-19 (03/06/2021)Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (26/05/2021)Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (26/05/2021)[Video] Hướng dẫn bỏ phiếu bầu cử theo quy trình 6Đ (21/05/2021)Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong đại dịch Covid-19 (21/05/2021)Tờ rơi bầu cử (21/05/2021)6 lý do nên uống Vitamin E và cách uống Vitamin E đúng cách (25/04/2021)Ngày sức khỏe thế giới năm 2021 - Xây dựng một thế giới công bằng hơn, khỏe mạnh hơn (25/04/2021)Bộ Poster An toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. (25/04/2021)« Trước12345678910...26Sau »
Xem tin theo ngày
Đăng nhập hệ thống Người dùng: Mật khẩu: Danh bạ cơ quan Giá dịch vụ Lịch công tác ký tự Thông báo
Thông báo mời cung cấp báo giá
Thông báo mời báo giá thiết bị y tế (máy phun thuốc khử trùng)
Về việc mời báo giá trang thiết bị y tế (Da liễu)
Lịch công tác đơn vị Thứ hai ngày 23/12/2024Giám đốc: Hồ Bách Thắng07:00: Giao ban toàn việnPhó Giám đốc: Dương Minh Trí08:30: Tham dự cuộc họp phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực Dự phòng tại Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ và hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập14:00: Hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" thuộc ngành Y tế quản lý năm 2024Thứ ba ngày 24/12/2024Giám đốc: Hồ Bách Thắng08:00: Tham dự Hội nghị triển khai công tác y tế năm 202514:00: 14h00: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác Dân số - phát triển năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025Phó Giám đốc: Lê Đức Quý15:00: Đại hội Chi bộ 1, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2027 (Phiên nội bộ)Thứ tư ngày 25/12/2024Giám đốc: Hồ Bách Thắng08:30: Tham dự hội thảo xin ý kiến sửa đổi Quyết định số 170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 17/01/2006 về việc hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tíchPhó Giám đốc: Dương Minh Trí14:00: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025Phó Giám đốc: Lê Đức Quý14:00: Đại hội Chi bộ 1, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2027 (Phiên chính thức)Thứ năm ngày 26/12/2024Giám đốc: Hồ Bách Thắng09:00: Bình phếu chăm sóc15:00: Họp triển khai nội dung Sở Y tế kiểm tra công tác KCB 2024-2025Thứ sáu ngày 27/12/2024Giám đốc: Hồ Bách Thắng16:00: Họp cuối tuầnThứ bảy ngày 28/12/2024Chủ nhật ngày 29/12/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang
BẢN QUYỀN THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ A LƯỚI Địa chỉ: Thị trấn A Lưới - Huyện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3878221 - Email:bvaluoi@thuathienhue.gov.vn

Từ khóa » Dị ứng Khi Ong đốt