Mức đoàn Phí Mà đoàn Viên Công đoàn Cơ Sở đóng Tại Cơ Quan Nhà ...

Đoàn phí hàng tháng mà đoàn viên công đoàn cơ sở tại cơ quan nhà nước phải đóng là bao nhiêu, được quy định ở điều mấy của điều lệ công đoàn? Hàng tháng đoàn viên công đoàn phải thực hiện đóng đoàn phí như thế nào? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Để thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan nhà nước thì cơ quan phải đáp ứng điều kiện nào?
  • Mức đoàn phí mà đoàn viên công đoàn cơ sở đóng tại cơ quan nhà nước có được quy định tại điều lệ công đoàn hay không?
  • Phương thức đóng đoàn phí công đoàn được quy định như thế nào?

Để thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan nhà nước thì cơ quan phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng gia nhập công đoàn như sau:

"Điều 13. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này."

Theo quy định trên thì khi cơ quan nhà nước có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì có thể thành lập công đoàn cơ sở.

Mức đoàn phí mà đoàn viên công đoàn cơ sở đóng tại cơ quan nhà nước có được quy định tại điều lệ công đoàn hay không?

Mức đoàn phí mà đoàn viên công đoàn cơ sở đóng tại cơ quan nhà nước có được quy định tại điều lệ công đoàn hay không?

Mức đoàn phí mà đoàn viên công đoàn cơ sở đóng tại cơ quan nhà nước có được quy định tại điều lệ công đoàn hay không?

Căn cứ Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về đoàn phí công đoàn như sau:

"Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
..."

Theo đó, mức đoàn phí công đoàn không được quy định tại điều lệ công đoàn mà được quy định tại Điều 23 nêu trên.

Mức đoàn phí mà đoàn viên công đoàn cơ sở ở cơ quan nhà nước phải đóng là bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Phương thức đóng đoàn phí công đoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về phương thức đóng đoàn phí công đoàn như sau:

"Điều 24. Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
1. Phương thức đóng đoàn phí
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
2. Quản lý tiền đoàn phí:
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn."

Theo đó, đoàn viên công đoàn đóng đoàn phí công đoàn trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn) hoặc thu thông qua tiền lương hàng tháng của người lao động.

Từ khóa » Phi Mà