Mức đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất 2022 - Công Ty Luật Minh Gia

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024 Pháp luật quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động như thế nào? Công ty yêu cầu người lao động đóng bảo hiểm xã hội 100% có đúng không? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội
  • 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
    1. 2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
    2. 2.2 Căn cứ xác định mức đóng BHXH
    3. 2.3 Mức đóng bảo hiểm xã hội
    4. 2.4 Mức đóng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế
    5. 2.5 Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm tham gia đóng bảo hiểm xã hội
  • 3. Giải đáp thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội
    1. 3.1 - Về Đóng BHXH tự nguyện chuyển sang đóng BHXH bắt buộc
    2. 3.2 - Về tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
    3. 3.3 - Bảo hiểm xã hội bắt buộc và BHXH tự nguyện khác nhau thế nào?
  • 4. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bắt buộc

1. Tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo đó, pháp luật phân bổ mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức đóng BHXh pháp luật quy định, điều này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, dẫn đến những tranh chấp phát sinh không đáng có.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến việc xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động, bạn có thể tham khảo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc hỏi ý kiến luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Câu hỏi:

Hiện tại em đang làm việc tại 1 công ty cơ khí đã 2 năm,chưa có hợp đồng lao động, với mức lương cơ bản là 5.400.000/1 tháng.Hiện tại em vừa nghe thông báo của công ty sẽ bắt buộc toàn bộ công nhân viên phải tham gia BHXH ( 93x nghìn/tháng ) và phải chịu 100% chi phí đóng bảo hiểm hàng tháng với thời gian 25 năm.

Vậy cho em hỏi ?1: Với mức lương 5triệu 4 thì em sẽ phải đóng phí bảo hiểm hàng tháng là bao nhiêu ?

2: Đối với người lao động chưa có HĐLĐ thì có bị bắt buộc đóng BHXH hay không?

3: Nếu người lao động đã kí HĐLĐ thì công ty sẽ phải hỗ trợ bao nhiêu % cho người lao động?

4: công ty không hỗ trợ chi phí bảo hiểm mà bắt buộc người lao động phải chi trả 100% chi phí bảo hiểm thì vi phạm những gì ở luật BHXH và chịu những mức phạt nào nếu vi phạm ? Em xin cám ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Luật BHXH về Đối tượng áp dụng như sau:

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;"

Như vậy, để xác định với trường hợp người lao động chưa có hợp đồng lao động có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội hay không cần xác định tới thời gian họ làm việc được bao lâu và đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật này sẽ ra được đối tượng đó có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ xác định mức đóng BHXH

Đồng thời, xét tới trường hợp của bạn mặc dù chưa có giao kết hợp đồng lao động nhưng thực tế bạn đã làm việc được 2 năm nên theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và để đảm bảo cho quyền lợi của mình thì bạn nên yêu cầu công ty giao kết hợp đồng với một trong các loại hợp đồng lao động sau theo quy định của Bộ luật lao động 2019.

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định luật BHXH về Mức đóng BHXH và phương thức đóng của người sử dụng lao động quy định như sau:

''1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.''

- Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ phải hỗ trợ đóng thêm thêm cho người lao động là 18% dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Tổng mức đóng BHXH là 26% trong đó: Người lao động đóng 8% và đơn vị sử dụng lao động đóng 18%

Mức đóng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế

+ Ngoài ra, theo quyết định 959/QĐ-BHXH thì công ty sẽ phải hỗ trợ đóng thêm 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN và 3% vào quỹ bảo hiểm y tế. Cụ thể:

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau: ''...2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;''

Từ đó xác định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%

- Mức đóng bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 18 Luật BHXH về Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng như sau:

''1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6 ..."

Tư căn cứ nêu trên thì mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế người lao động phải đóng là 10,5%, đơn vị sử dụng lao động phải đóng là 22%.

Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

''Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp''

Như vậy, với hành vi của công ty không hỗ trợ đóng bảo hiểm cho người lao động có thể bị phạt tiền từ 18-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm theo như khoản 3 Điều 26 Nghị định trên.

----

3. Giải đáp thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi:

Từ tháng 8 năm 201xtôi đi dạy hợp đồng tại trường THPT A nhưng vì trường THPT A không đóng BHXH cho tôi nên tự tôi đóng BHXH tự nguyện với mức đóng 1.500.000 đồng/6 tháng (1 năm là 3.000.000 đồng). Tháng 12 năm 201x trường THPT A không ký hợp đồng với tôi nữa vì vậy tôi ở nhà từ đó đến nay. Từ tháng 12 năm 201x đến nay tôi chưa đóng BHXH tự nguyện. Tháng 05 năm 202x tôi định ký hợp đồng khống với công ty B (công ty của anh tôi) để công ty B nộp BHXH bắt buộc cho tôi nhưng thực tế tôi không đi làm nên tôi không có lương.

Tôi xin hỏi mấy điều sau:

1. Việc đóng BHXH tự nguyện trước đây có ích gì khi tôi chuyển sang đóng BHXH bắt buộc (công ty B đóng giúp tôi)?

2. Thời gian tính đóng BHXH của tôi được tính từ khi nào? (vì tôi đóng không liên tục từ tháng 12/2017 đến 4/2018 tôi không đóng) và việc đóng không liên tục có ảnh hưởng gì không?

3. Giữa tiếp tục đóng BHXH tự nguyện (tự tôi đóng) và chuyển qua đóng BHXH bắt buộc (công ty B đóng giúp tôi) có khác nhau gì không (về mức đóng, các chế độ như đau ốm, sinh đẻ, lương hưu, tai nạn, khám chữa bệnh, ....)?

4. Tôi được hưởng các chế độ gì tham gia đóng BHXH bắt buộc?

5. Mỗi tháng tôi phải đưa cho công ty B bao nhiêu để công ty B đóng BHXH bắt buộc cho tôi? (ít nhất là bao nhiêu và nhiều nhất là bao nhiêu)?

6. Tôi nên đóng BHXH tự nguyện hay đóng BHXH bắt buộc (đưa tiền để nhờ công ty B đóng giúp)?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :

- Về Đóng BHXH tự nguyện chuyển sang đóng BHXH bắt buộc

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được bảo lưu để hưởng chế độ lương hưu nếu bạn không nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên việc nhà trường ký hợp đồng lao động với bạn làm việc từ tháng 8/201x đến tháng 12 năm 201x mà không tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;....”

Nhà trường đã ký kết hợp đồng lao động với bạn không tham gia đóng bảo hiểm cho bạn nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và bị truy thu số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng.

- Về tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn được tính từ khi bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến tháng 12/201x khi bạn không tiếp tục đóng nữa, từ tháng 12/201x đến nay bạn không đóng thì không bị ảnh hưởng, thời gian tham gia trước đó vẫn được bảo lưu.

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và BHXH tự nguyện khác nhau thế nào?

Một là, mức đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Tổng mức đóng một tháng trên tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động là 32,5%. Trong đó người lao động đóng 10.5% và người sử dụng lao động đóng 22%.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tổng mức đóng một tháng trên thu nhập của người lao động là 22%.

- Hai là, các chế độ được hưởng

+ Bảo hiễm xã hội bắt buộc có các chế độ: Hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ốm đau; thai sản.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: Hưu trí; tử tuất.

Nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì các chế đô được hưởng nhiều hơn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên khi bạn không giao kết hợp đồng lao động với công ty B mà nhờ công ty B đóng hộ là trái với quy định của pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp bạn tiếp tục làm việc và ký kết hợp đồng lao động thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu làm công việc tự do không giao kết hợp đồng lao động thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

---

4. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bắt buộc

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn luật được giải đáp , Công ty tôi áp dụng trả theo lương khoán sản phẩm, ngoài mức lương theo đơn giá sản phẩm công ty tôi còn trả các khoản như tiền ABC, tiền chuyên cần, vệ sinh, tiền làm thêm giờ.. vậy cho tôi hỏi các khoản trả thêm đó có được tính vào lương đóng bảo hiểm ko? hay nó được gọi là các khoản bổ sung? và luật sư có thể cho tôi xin bảng các loại phụ cấp, trợ cấp với mức thấp nhất và cao nhất không ạ tôi nhờ luật sư gửi câu trả lời vào gmail ở trên tôi chân thành cảm ơn

Trả lời:

Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Mức tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định của luật BHXH

>> Phụ cấp lương dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật. tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (tiền lương do NSDLĐ quyết định) bao gồm tiền lương trong HĐLĐ + các khoản phụ cấp có tính chất thường xuyên, liên tục và bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Tuy nhiên, tiền chuyên cần, tiền vệ sinh hay tiền làm thêm giờ,... không được xác định là các khoản phụ cấp dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Về mức trả các loại phụ cấp, chúng tôi đề nghị chị tham khảo Điều 10, 11, 12 Mục 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 49/2013/nđ-cp ngày 14 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy đỊnh chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ Luật Minh Gia để được giải đáp.

Từ khóa » Tổng Mức đóng Bhxh Bắt Buộc