Mức đóng, Mức Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

  • Trang chủ
  • Các cơ quan QLHCNN
  • Hỏi đáp
  • Phần mềm QLVB
  • Thư điện tử công vụ
  • Phần mềm QLCĐ
Giới thiệu
  • Lịch sử Công đoàn Quảng Bình
  • Cơ cấu tổ chức
  • Chức năng - nhiệm vụ
    • Tin hoạt động
      • HOẠT ĐỘNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
      • LĐLĐ Huyện, Thành phố, Thị xã
      • Công đoàn ngành
      • Công đoàn cơ sở
        • Các chuyên đề
          • Tuyên giáo
          • Chính sách pháp luật
          • Tổ chức
          • Kiểm tra
          • Nữ công
          • Tài chính
            • Hệ thống Văn bản
              • Đảng
              • Nhà nước
              • Tổng LĐLĐ Việt Nam
              • Liên đoàn lao động tỉnh
                • LỊCH LÀM VIỆC WEBSITE SỞ NGÀNH --- Liên kết website ---Bảo hiểm xã hội Quảng BìnhBảo hiểm xã hội Việt NamĐài PTTH Quảng BìnhSở Giáo dục và Đào tạo Quảng BìnhSở Thông tin và Truyền thôngTrang TTĐT tỉnh Quảng BìnhTrường Trung cấp nghề số 9 SỐ LƯỢT TRUY CẬP SỐ LƯỢT TRUY CẬP: TRUY CẬP TRONG NGÀY:
Trang chủTìm hiểu pháp luật Lao động và Công đoàn
Share twitter Bản in Gởi bài viết
Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện BHXH tự nguyện đang dần trở thành sự lựa chọn phù hợp với lao động tự do để hưởng chế độ lương hưu, tử tuất khi không thể tham gia BHXH bắt buộc.

1. BHXH tự nguyện là gì?

BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

2. Chế độ của BHXH tự nguyện

Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:

- Hưởng lương hưu hàng tháng.

- Nhận trợ cấp một lần.

- Trợ cấp mai táng.

- Trợ cấp tuất một lần.

- Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

3. Mức đóng BHXH tự nguyện

Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).

4. Phương thức tham gia BHXH tự nguyện

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

(1) Đóng hàng tháng;

(2) Đóng 03 tháng một lần;

(3) Đóng 06 tháng một lần;

(4) Đóng 12 tháng một lần;

(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

5. Mức hưởng BHXH tự nguyện

*Mức hưởng lương hưu:

Theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng tính:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

*Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Theo khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia BHXH tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

*Mức hưởng BHXH một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.

Theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng tính:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

*Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Theo khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia BHXH tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

*Mức hưởng BHXH một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.

- Người dân đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Tối thiểu 3 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Nếu người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu mà không may qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất bằng:

- Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.

- Trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

X.H

[Trở về]
Các tin đã đăng
  • Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (02-04-2022)
  • Quy định thời gian nghỉ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30-4 và 1-5 (30-03-2022)
  • Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2022 (29-03-2022)
  • Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về làm thêm giờ (28-03-2022)
  • Người lao động hỗ trợ tiền thuê nhà (21-03-2022)
  • Năm 2022, Công đoàn cơ sở được giữ lại 75% kinh phí Công đoàn (18-03-2022)
  • Đề xuất tăng 180% thời gian làm thêm giờ trong tháng đối với người lao động (12-03-2022)
  • Gởi bài
  • Unicode
  • Góp ý
TRANG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG BÌNH Bản quyền thuộc về Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Bình. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Bình Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình cấp ngày 19/01/2015 Địa chỉ: Đường Thống Nhất - P. Đức Ninh Đông - TP. Đồng Hới  Điện thoại: (052) 3822368 - Fax: (052) 3825856 - Email: liendoanlaodong@quangbinh.gov.vn

Từ khóa » Cách Tính Phương Thức đóng Bảo Hiểm Xã Hội