Mức đóng Và Tỷ Lệ đóng BHXH, BHYT Và BHTN Mới Nhất 2022

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ:
  • 2 2. Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội:
  • 3 3. Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm của doanh nghiệp:
  • 4 4. Quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
  • 5 5. Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất:
  • 6 6. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?

1. Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ:

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT được tính trên cơ sở “tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động x tỷ lệ từng khoản bảo hiểm”. Cụ thể như sau:

a, Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 

– Đối với tiền lương của cán bộ, viên chức, công chức, quân nhân, sỹ quan,…: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Ví dụ: Bậc lương của bạn là 2,34 thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH 2018 là: 2,34 x 1.390.000 + khoản phụ cấp nếu có.

– Tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do doanh nghiệp quy định là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

+ Mức lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà nội dung hai bên đã thỏa thuận (lương có thể tính theo ca làm việc trong tháng). Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán nhân với số lượng thực làm được.

+ Phụ cấp lương: Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

Các khoản phụ cấp lương nhằm mục đích để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ

Các khoản phụ cấp lương gắn với thời gian làm việc và kết quả lao động của người lao động: Các khoản phụ cấp phải cộng vào để tham gia bảo hiểm xã hội như phụ cấp chức vụ; chức danh, phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niêm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động (hiếu, hỷ), trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

b, Tỷ lệ đóng BHXH, BHTN, BHYT

Trách nhiệm đóng của các đối tượng Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm xã hội
BHXH BH TNLĐ- Bệnh nghề nghiệp BHYT BHTN Tổng cộng
Doanh nghiệp 17% 0,5% 3% 1% 21,5%
Người lao động 8% 0% 1,5% 1% 10,5%
Tổng     32%

c, Mức đóng kinh phí công đoàn

Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.

2. Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội:

Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội 2014 các đối tượng sau không phải đóng bảo hiểm xã hội:

Đối tượng thứ nhất: Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trong đó, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: 

– Người lao động là người Việt Nam gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi ;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Đối tượng thứ 2: Người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản.

3. Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm của doanh nghiệp:

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi là công ty tôi có 2 nhân viên (không kể giám đốc), cho tôi hỏi công ty tôi phải đóng những loại bảo hiểm nào, có phải đóng cho 2 nhân viên không? Và tỷ lệ đóng là bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Các loại BH bắt buộc phải tham gia:

– Bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm thất nghiệp

– Bảo hiểm y tế

– Kinh phí công đoàn

Mức đóng:

Hiện nay mức đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn có sự thay đổi như sau:

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

BHXH 25% :  Doanh nghiệp đóng 17% tính vào chi phí; Người lao động là 8%

BHYT 4.5% : Doanh nghiệm đóng 3% tính vào chi phí; Người lao động là 1.5%

BHTN 2%:   Doanh nghiệp đóng 1%tính vào chi phí; Người lao động là 1%

BHTNLĐ, BNN: Doanh nghiệp đóng 0,5%

KPCĐ 2%: Doanh nghiệp đóng hết (Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2013 chính thức có hiệu lực ngày 10/01/2014, DN không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cũng sẽ phải thực hiện nộp kinh phí công đoàn).

Như vậy tổng mức phải trích là 34%, trong đó doanh nghiệp phải đóng là 23,5% được tính vào chi phí ,còn người lao động là 10,5%.

4. Quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm chế độ hưu trí, chế độ tử tuất và bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động phải đóng bảo hiểm. Mức đóng và phương thức đóng được quy định cụ thể tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện :

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thứ hai về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

 Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

– Hằng tháng;

– 03 tháng một lần;

– 06 tháng một lần;

– 12 tháng một lần;

– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với mức quy định trên.

Về phương thức đóng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định thêm hai phương thức cho người lao động lựa chọn để phù hợp với mình là đóng 12 tháng một lần và đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

5. Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất:

Theo thông tin hiện tại, nhiều người nghe nói mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 sẽ tăng; Có người lại kiến nghị giảm mức đóng bảo hiểm xã hội để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Vậy trên thực tế, thực hư quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 là như thế nào?

Tất cả những thông tin về tăng giảm mức đóng bảo hiểm xã hội đều chưa được pháp luật thừa nhận, nghĩa là không có quy định nào về mức đóng bảo hiểm xã hội của năm 2017 được sửa đổi hay bổ sung. Quy định về mức đóng bảo hiểm theo pháp luật hiện hành và vẫn áp dụng trong năm 2017 như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ODE

HT

ODE

14%

1%

3%

1%

3%

số 8%

1%

1,5%

Tổng cộng: 22%

Tổng cộng: 10.5%

Trong đó:

– HT: Đóng vào quỹ Hưu trí, tử tuất Trong đó:

– LĐ: Đóng vào quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– OĐ: Đóng vào quỹ Ốm đau, thai sản

– Như vậy: Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5%. Và đóng cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là: 2%.

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:

– Căn cứ tiền lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN: Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

+ Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.

+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Lưu ý: Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

– Mức lương tối thiểu vùng: (tham khảo tại đây) Quy định áp dụng mức lương tối thiểu vùng

– Mức lương cơ sở:

+ Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là: 1.210.000 theo Nghị quyết 99/2015/QH13 Hà Nội, ngày 11/11/2015 của Quốc hội.

+ Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở là: 1.300.000 đ/tháng (Theo Nghị Quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội).

+ Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng (theo Nghị định 71/2018/NĐ-CP)

+ Từ ngày 1/7/2019: Mức lương cơ sở là: 1.490.000 đ/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

+ Từ ngày 1/7/2020: Mức lương cơ sở là: 1. 600.000 đ/tháng (theo Nghị quyết 86/2019/QH14)

6. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang làm công nhân của công ty kết cấu thép, đóng bảo hiểm tại công ty 18 năm. Năm nay tôi 46 tuổi. Do gia đình chuyển đến chỗ ở mới cánh 37km. Nên tôi muốn đóng bảo hiểm trích lập tại doanh nghiệp có được không? Mức đóng thì như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điểm a) Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 và Luật Việc làm 2013 quy định, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nếu bạn đang là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (từ 01/01/2018 là hợp đồng từ 1 tháng trở lên thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp áp dụng như sau:

– Người lao động đóng: 10,5%.

– Người sử dụng lao động: 22%.

Nếu bạn không tiếp tục làm việc tại công ty thì bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Khi đó, bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại nơi bạn cư trú với mức đóng hàng tháng như sau: hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Từ khóa » Tổng Mức đóng Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2022