Mục Lục Luật Cán Bộ, Công Chức Số 25/VBHN-VPQH Ngày 16/12/2019
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi
Luật Cán bộ, công chức quy định đối với nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ ?
Trả lời
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ ?Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008).
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Điều 9 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008).
Như vậy, nội dung về nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 9 Luật Cán bộ, công chức./.
Liên hệ:
Điện thoại: 0914 165 703
Email: dmslawfirm@gmail.com
DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã ký)
Luật sư Đỗ Minh Sơn
Từ khóa » Mục Lục Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019
-
MỤC LỤC LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005 - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
MỤC LỤC LUẬT 42/2019/QH14 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU ...
-
Văn Bản Hợp Nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005
-
Văn Bản Hợp Nhất 07/VBHN-VPQH Năm 2019 Hợp Nhất Luật Sở Hữu ...
-
Top 9 Mục Lục Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019 Chuẩn - Globalizethis
-
Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 (sửa đổi Bổ Sung Năm 2019) Mới Nhất 2022
-
Luật Sửa đổi Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019
-
Ngày ưu Tiên Và Quyền ưu Tiên Trong Sở Hữu Trí Tuệ - Luật Việt An
-
Luật Sở Hữu Trí Tuệ - Trung ương
-
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - Vipa
-
Thông Báo Về Việc Ban Hành Luật Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của ...
-
Luật Sở Hữu Trí Tuệ Mới Nhất (2019) - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Mục Lục Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, Văn Bản Hợp Nhất 07/Vbhn