Mức Lương đóng Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2021

Bảo hiểm xã hội luôn luôn là một trong các vấn đề quan trong với bất kỳ ai, đặc biệt là đối với người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên mức đóng BHXH được quy định như thế nào, mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 tối đa là bao nhiêu, cùng rất nhiều thắc mắc khác không phải ai cũng nắm rõ. Do vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến BHXH. 

  • Vợ đẻ mổ chồng được nghỉ mấy ngày theo quy định pháp luật
  • Thời gian nghỉ thai sản có hưởng lương của lao động nam là bao nhiêu?
  • Tuổi nghỉ hưu, chế độ hưu trí đối với sĩ quan quân đội mới nhất

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp rủi ro.

Bảo hiểm xã hội gồm 3 loại

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong các loại hình bảo hiểm được nhà nước tổ chức trong đó người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được lựa chọn mức đóng tuỳ vào tình hình tài chính của mình
  • Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính tự nguyện nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
Bài viết liên quan Cách tính lương tháng 13 năm 2020

Những yếu tố cấu thành một chế độ bảo hiểm: 

  • Đối tượng được hưởng là ai?
  • Điều kiện được hưởng là gì?
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp như thế nào?

Các chế độ bảo hiểm xã hội:

  • Chế độ bảo hiểm ốm đau;
  • Chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ bảo hiểm thai sản;
  • Chế độ hưu trí;
  • Chế độ tử tuất.

Chức năng của bảo hiểm xã hội:

Trên thực tế, nhiều người lao động vẫn còn băn khoăn và không muốn tham gia BHXH vì cho rằng mức đóng BHXH khá cao. Tuy nhiên, nhiều người lao động lại không biết được rằng những lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao động là rất lớn

Bảo hiểm xã hội sẽ giúp bảo đảm, thay thế, bù đắp sự thiếu hụt tài chính cho người lao động và gia đình của người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, bệnh nghề nghiệp,…

Ngoài chức năng trên thì bảo hiểm xã hội có thể phân phối lại thu nhập cho người lao động. Điều này thể hiện thông qua việc người lao động sẽ san sẻ thu nhập theo thời gian. Có nghĩa là người lao động sẽ đóng BHXH để được hưởng trợ cấp khi bất kỳ lúc nào gặp rủi ro hay có vấn đề khác như thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp, ốm đau hay lương hưu sau này…

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động sẽ đóng 8% mức lương tháng của mình vào bảo hiểm xã hội gồm quỹ hưu trí và tử tuất, các chế độ còn lại do người sử dụng lao động đóng góp.

Bài viết liên quan Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 44 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động sẽ đóng:

  • 3% quỹ ốm đau và thai sản
  • 1% quỹ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp
  • 14% quỹ hưu trí tử tuất.

Như vậy ta có mức đóng BHXH đối với người lao động VN là:

Đối tượng là người lao động Người lao động Người sử dụng lao động
BHXH BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHXH BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hưu trí và tử tuất Ốm đau và thai sản Hưu trí và tử tuất Ốm đau và thai sản
Người Việt Nam 8% 14% 3% 0,5%
Người nước ngoài 3% 0,5%

Ngoài ra, người lao động còn phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nên ta có bảng TỔNG HỢP MỨC đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người lao động như sau:

Đối tượng Người lao động Người sử dụng lao động
BHXH BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHYT BH thất nghiệp BHXH BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp BHYT BH thất nghiệp
Hưu trí và tử tuất Ốm đau và thai sản Hưu trí và tử tuất Ốm đau và thai sản
Người Việt Nam 8% 1,5% 1% 14% 3% 0,5% 3% 1%
Người nước ngoài 1,5% 3% 0,5% 3%
Bài viết liên quan Thuế môn bài là gì?

Chú ý: Mức tiền lương tháng đóng tối đa đối với BHXH bắt buộc theo Khoản 2, 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương tháng tối đa đóng bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000đ) và tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng

Từ ngày 01/7/2020: Pháp luật quy định tăng mức lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc như sau: Theo Nghị quyết 86/2019/QH14 tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/ tháng từ ngày 01/7/2020. So với trước đây là 1,49 triệu đồng/ tháng. Do đó mức tiền lương tháng tối đa người lao động phải đóng BHXH bắt buộc là 32 triệu đồng (gấp 20 lần mức lương cơ sở theo Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14) so với trước đây là 29,8 triệu đồng (gấp 20 lần mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng) 

Trên đây là tư vấn về vấn đề mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 tối đa? Cách tính bảo hiểm?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Từ khóa » Tiền đóng Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2021