Mức Phạt đối Với ô Tô đi Vào đường Cấm Theo Giờ Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Ô tô đi vào đường cấm phạt bao nhiêu?
- 1. Thế nào là đường cấm
- 2. Mức phạt khi đi vào đường cấm
- 3. Đối tượng chịu trách nhiệm nộp phạt
- 4. Nhận diện biển báo hiệu đường cấm
Hiện nay trên nhiều tuyến phố có rất nhiều đường cấm. Tuy nhiên, rất nhiều tài xế không nắm rõ được các tuyến đường cấm và không may bị phạt. Vậy mức phạt đối với ô tô đi vào đường cấm theo giờ được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho các bạn.
1. Thế nào là đường cấm
- Khái niệm đường cấm: Đường cấm được hiểu là loại đường không cho một hoặc một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đi vào các đường được xác định là đường cấm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Đường cấm theo giờ: Đường cấm theo giờ thường được áp dụng tại các thành phố lớn, khu đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Nhận biết đường cấm: Người điều khiển phương tiện xe ô tô, xe taxi, xe hợp đồng muốn nhận biết được đường nào là đường cấm để tránh bị xử phạt khi tham gia lưu thông trên đường bộ thì cần quan sát các biển báo cấm được đặt để cảnh báo người tham gia giao thông.
2. Mức phạt khi đi vào đường cấm
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
"4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;"
Như vậy, đối với những người điều khiển phương tiện ô tô mà không phải là những xe được ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định mà khi đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Mức phạt tiền cụ thể được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 theo đó khi áp dụng hình phạt tiền mức tiền áp dụng là mức trung bình của khung hình phạt của hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng không được vượt quá mức tối đa và giảm không quá mức tối thiểu của khung hình phạt. Trong trường hợp này mức phạt trung bình thường là 1.500.000 đồng.
Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền, lỗi đi vào đường cấm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên nếu lỗi đi vào đường cấm của người điều khiển phương tiện dẫn đến hậu quả là có tai nạn giao thông xảy ra thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 cho đến 04 tháng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ giữ giấy phép lái xe trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Khi hết thời hạn tạm giữ, người điều khiển phương tiện bị tạm giữ giấy phép cầm biên lai nộp phạt đến nhân lại giấy phép lái xe.
3. Đối tượng chịu trách nhiệm nộp phạt
Đối với lỗi đi vào đường cấm khi xe ô tô chỉ áp dụng xử phạt đối với người điều khiển phương tiện. Như vậy trách nhiệm nộp phạt đối với xe ô tô:
- Nếu chủ xe là người điều khiển vi phạm thì có trách nhiệm nộp phạt.
- Nếu chủ xe không phải người điều khiển mà thông qua hợp đồng thuê, mượn thì chủ xe không có trách nhiệm phải nộp phạt mà trách nhiệm thuộc về người điều khiển và tước quyền giấy phép lái xe của người điều khiển.
4. Nhận diện biển báo hiệu đường cấm
Hiện nay, các loại biển báo đường cấm, đường cấm đối với phương tiện được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Số hiện biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ. Với biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
- Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);
- Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);
- Đối với biển cấm ô tô rẽ phải (Biển 103b)
- Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác như đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền và lỗi giao thông khi đi xe máy bạn nên biết từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn
Từ khóa » Phạt ô Tô đi Vào đường Cấm
-
Các Lỗi đi Vào đường Cấm Và Mức Xử Phạt Mới Nhất 2021 - VinFast
-
Mức Phạt Lỗi Xe đi Vào đường Cấm Năm 2021 - Thư Viện Pháp Luật
-
Đi ôtô, Xe Máy Vào đường Cấm, Bạn Sẽ Bị Xử Phạt Thế Nào?
-
Ô Tô đi Vào đường Cấm Phạt Bao Nhiêu Tiền ? Lỗi Thường Gặp Với ...
-
Từ Năm 2021, Lỗi đi Vào đường Cấm Phạt Bao Nhiêu?
-
Mức Phạt Lỗi đi Vào đường Cấm Theo Nghị định 100 - LuatVietnam
-
Lỗi đi Vào đường Cấm Theo Giờ Phạt Bao Nhiêu Tiền? - LuatVietnam
-
Xử Phạt Lái Xe ô Tô đi Vào đường Cấm Qua Tin Báo Từ Facebook
-
Lỗi đi Vào đường Cấm Phạt Bao Nhiêu Tiền? - Luật Hoàng Phi
-
Đường Cấm Là Gì? Lỗi đi Vào đường Cấm Phạt Bao Nhiêu Tiền?
-
Đi Vào đường Cấm Phạt Bao Nhiêu Theo Quy định Mới Nhất 2022?
-
Mức Phạt Lỗi Xe đi Vào đường Cấm 2022 Với ô Tô, Xe Máy - Thủ Thuật
-
Xử Phạt Nghiêm Xe Trọng Tải Nặng đi Vào đường Cấm - Báo Đồng Nai