Mức Phụ Cấp Khu Vực đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Năm 2020

Cơ sở pháp lý:

- Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005.

- Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019.

Điều kiện công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp khu vực áp dụng với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu, gồm:

- Công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự, thử việc làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định;

- Công chức cấp xã, phường, thị trấn;

- Công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, được cử đến làm việc ở các hội, tổ chức phi Chính phủ…

- Người làm công tác cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong cơ quan quân đội và công an…

Mức phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 - Ảnh 1.

Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Ảnh minh họa

Trong đó, các yếu tố xác định phụ cấp khu vực được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT như sau:

- Yếu tố địa lý tự nhiên: Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

- Xa xôi, hẻo lánh: Mật độ thưa thớt, xa các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xa đất liền; đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người…

Ngoài ra, phụ cấp khu vực còn được xem xét theo địa giới hành chính. Do đó, ở địa bàn nào thì được hưởng phụ cấp khu vực của địa bàn đó. Đặc biệt, khi việc xác định phụ cấp khu vực thay đổi như chia, nhập, thành lập mới… thì mức hưởng phụ cấp này cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bởi vậy, không phải đối tượng nào cũng được hưởng phụ cấp khu vực mà chỉ những đối tượng làm việc tại nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu… thì mới được hưởng loại phụ cấp này.

Mức hưởng phụ cấp khu vực của công chức, viên chức

Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở

- Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở x 0,4

Trong đó:

(1) Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

(2) Hệ số phụ cấp khu vực đối với từng địa bàn cụ thể được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005.

Cách tính trả phụ cấp khu vực

- Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

- Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.

- Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Trên đây là chi tiết điều kiện cùng mức hưởng phụ cấp khu vực của công chức, viên chức trong năm nay.

Hồ sơ, thủ tục sang tên Sổ đỏ một phần thửa đất năm 2020

Từ khóa » Hệ Số Phụ Cấp Khu Vực Năm 2020