Mục Tiêu đào Tạo - Chuẩn đầu Ra - Khoa Giáo Dục - Mầm Non

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Chương trình Giáo dục Đại học ngành Giáo dục Mầm non

Tên tiếng Anh ngành đào tạo: Early Childhood Education

Mã ngành đào tạo: 52140201

Trình độ đào tạo: Đại học Hệ: Chính quy tập trung

Khoa quản lý: Khoa Giáo dục Mầm non

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐTngàytháng năm của Hiệu trưởng trường ĐHSP-ĐHĐN)

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO. CHUẨN ĐẦU RA

1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Sư phạm Giáo dục Mầm non có phẩm chất nhà giáo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học để giảng dạy, làm việc, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu, các công ti giáo dục; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời.

2. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có:

  • PO1: Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; kiến thức chuyên sâu về khoa học giáo dục mầm non phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp và học tập suốt đời.
  • PO2: Năng lực tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
  • PO3: Kĩ năng mềm, tư duy sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
  • PO4:phẩm chất nhà giáo; truyền cảm hứng, ý thức phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp.

II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes: PLOs)

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non có khả năng:

  • PLO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; kiến thức chuyên sâu về khoa học giáo dục mầm non vào các hoạt động chuyên môn.

- PI 1.1: Giải thích được các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển của trẻ dưới 6 tuổi.

- PI 1.2: Phân tích được cơ sở khoa học của các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em lứa tuổi mầm non.

- PI 1.3: Đánh giá được các quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.

  • PLO2: Phát triển chương trình giáo dục mầm non.

- PI 2.1: Phân tích được chương trình giáo dục mầm non.

- PI 2.2: Thiết kế được các kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhóm/lớp, nhà trường

- PI 2.3: Đánh giá được việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

  • PLO3: Tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.

- PI 3.1: Xây dựng được các kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo từng độ tuổi đảm bảo chế độ sinh hoạt, khoa học và hợp lí.

- PI 3.2: Thực hiện được các kế hoạch hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ mầm non.

- PI 3.3: Thực hiện được các bước sơ cứu và phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp của trẻ ở trường mầm non.

- PI 3.4: Đánh giá được hiệu quả việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

  • PLO4: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.

- PI 4.1: Xây dựng được các kế hoạch giáo dục trẻ theo định hướng phát triển toàn diện và lấy trẻ làm trung tâm.

- PI 4.2: Thực hiện được các kế hoạch giáo dục phát triển cho trẻ mầm non theo các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội.

- PI 4.3: Đánh giá được hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. PLO5: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.

- PI 5.1: Xây dựng được môi trường tâm lí xã hội lành mạnh, thân thiện, yêu thương và tôn trọng trẻ.

- PI 5.2: Xây dựng được môi trường vật chất đảm bảo an toàn, thẩm mĩ, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ.

  • PLO6: Thực hiện các hoạt động nghệ thuật theo đặc thù nghề nghiệp

- PI 6.1: Phân tích được các vấn đề lí luận cơ bản của một số bộ môn nghệ thuật.

- PI 6.2: Thực hiện được các hoạt động nghệ thuật theo chuyên môn giáo dục mầm non.

  • PLO7: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp.

- PI 7.1: Vận dụng linh hoạt kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTTvàohoạt động nghề nghiệp.

- PI 7.2: Sử dụng được một số phần mềm Power point, Photo story, Paintbrush, Moviemaker để thiết kế các kế hoạch giáo dục.

- PI 7.2: Sử dụng được ngoại ngữ đạt năng lực bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp.

  • PLO8: Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non, thể hiện tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp và sáng tạo.

- PI 8.1: Đề xuất được vấn đề và xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

- PI 8.2: Phân tích được thông tin và bảo vệ được quan điểm cá nhân với các lập luận rõ ràng, logic.

- PI 8.3: Đánh giá và lựa chọn được các giải pháp thay thế nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các nhiệm vụ.

- PI 8.4: Đề xuất được các ý tưởng mới có thể vận dụng trong thực tiễn giáo dục mầm non.

  • PLO9: Sử dụng kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

- PI 9.1: Xây dựng được kế hoạch làm việc nhóm và triển khai được các nhiệm vụ.

- PI 9.2: Thực hiện giao tiếp hiệu quả trong các bối cảnh khác nhau của hoạt động nghề nghiệp.

  • PLO10: Thực hiện trách nhiệm công dân và đảm bảo đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.

- PI 10.1: Thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, tuân thủ các qui định về đạo đức nhà giáo.

- PI 10.2: Tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

- PI 10.3: Xây dựng được ý tưởng khởi nghiệp gắn với chuyên môn Mầm non.

  1. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non có thể làm các công việc:

    1. Giáo viên mầm non ở các loại hình trường khác nhau, bao gồm cả trường mầm non sử dụng chương trình quốc tế.
    2. Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.
    3. Chuyên gia khoa học giáo dục mầm non tại các trung tâm, vụ, viện, công ti giáo dục.
    4. Chuyên viên giáo dục mầm non các cấp
    5. Cán bộ quản lí tại cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục.

Từ khóa » Mục Tiêu Phát Triển Giáo Dục Mầm Non