MỤC TIÊU DỰ ÁN - QIPEDC

Search

MỤC TIÊU DỰ ÁN

1. Giới thiệu dự án

Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu (QIPEDC) do Quỹ Hợp tác toàn cầu tài trợ theo kết quả đầu ra (GPRBA) ủy thác thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Dự án QIPEDC do Ban Quản lý các dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chủ dự án, được thực hiện tại 20 tỉnh thành gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang, Hà Nội, Tp HCM, Hải Phòng.

Mục tiêu của dự án QIPEDC nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) tiếng Việt nhằm nâng cao kết quả học tập của trẻ. Dự án QIPEDC gồm 4 hợp phần:

  • Xây dựng học liệu băng hình dựa trên NNKH dành cho giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
  • Xây dựng tài liệu và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyến tật, người lớn điếc dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng NNKH.
  • Hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra cho các trường tiểu học tiếp nhận và dạy trẻ khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Tiếng Việt.
  • Quản lý dự án và xác minh độc lập.

2. Nội dung và phạm vi dự án

Dự án tập trung vào lĩnh vực tăng cường cơ hội tiếp cận chương trình giáo dục tiểu học cho học sinh khiếm thính theo hướng tiếp cận NNKH tiếng Việt. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng học liệu dựa trên NNKH dành cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học, xây dựng 2 sản phẩm sau đây:

  • Các bài giảng bằng video cho môn Toán và môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5;
  • Danh mục NNKH tiếng Việt. Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo dục giảng dạy bằng NNKH cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học, bồi dưỡng cung cấp các kiến thức giúp phụ huynh/người giám hộ có thể giao tiếp và hỗ trợ trẻ học tập tại nhà và người lớn điếc được bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng giúp trẻ khiếm thính học tập.

Mục tiêu của dự án QIPEDC nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) tiếng Việt nhằm nâng cao kết quả học tập của trẻ. Dự án QIPEDC gồm 4 hợp phần:

  • Xây dựng học liệu băng hình dựa trên NNKH dành cho giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
  • Xây dựng tài liệu và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyến tật, người lớn điếc dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng NNKH.
  • Hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra cho các trường tiểu học tiếp nhận và dạy trẻ khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Tiếng Việt.
  • Quản lý dự án và xác minh độc lập.

3. Giới thiệu về ngôn ngữ ký hiệu

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ dùng những biểu hiện của bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người khiếm thính tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và tiếp thu tri thức của xã hội. Ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu. Nhưng do trước đây chưa có nhà khoa học nào tìm hiểu, nghiên cứu về nó nên người Việt Nam không nghĩ và đã không xem những dấu hiệu mà người điếc sử dụng là ngôn ngữ. Họ cho rằng đó chỉ là những điệu bộ khua tay của người điếc để cố gắng giao tiếp do thiếu ngôn ngữ. Mãi đến năm 1996, một tiến sĩ ngôn ngữ học người Mỹ là James C. Woodward người đã từng làm việc với William Stokoe tại trường đại học Gallaudet của Mỹ, đã sang Việt Nam thực hiện nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người điếc ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của ông, ở Việt Nam hiện có ít nhất 3 ngôn ngữ ký hiệu phổ biến (được cộng đồng người điếc sử dụng nhiều nhất). Ông đã dùng tên của những địa danh này để đặt tên cho 3 ngôn ngữ ký hiệu đó: Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng, và ngôn ngữ ký hiệu Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, đã có thêm nhiều dự án được thực hiện để chuẩn hoá ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam để xây dựng nên hệ thống Ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh và thống nhất.

Liên hệ

Nhân viên hỗ trợ: Vũ Tiến Đạt

Email: datvu2404@gmail.com

Điện thoại/Zalo: 0965568930

Từ khóa » Học Nnkh