Mục Tiêu Kinh Tế Số Chiếm 30% GDP Năm 2030 Là Khá Thách Thức
Có thể bạn quan tâm
Dẫn ra báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) để chứng minh, ông Khoa cho biết, năm 2019 kinh tế số công nghệ thông tin (ICT), viễn thông đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số Internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP.
Trung Quốc là nước điển hình thành công về phát triển kinh tế số, với mức tăng trưởng luôn rất cao, và chủ yếu dựa trên các cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, quy mô của nền kinh tế số Trung Quốc đã tăng từ 15% GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019.
Một số nước nhận ra cơ hội đã sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình, điển hình như: Anh (Digital Economy strategy), Canada (Canada’s Digital Economy Strategy), Australia (National Digital Economy Strategy), Nigeria (National Digital Economy Policy and Strategy), Kenya (Digital Economy strategy), Đài Loan (kế hoạch phát triển kinh tế sáng tạo DIGI 2025), Singapore (Digital Economy Framework for Action), Thái Lan (Thailand Digital Economy and Society Development Plan).
Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025.
Kinh tế số đang có nhiều đóng góp quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và ở nhiều quốc gia. Trước xu hướng này, nhiều quốc gia nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế số và ban hành các chiến lược phát triển của riêng mình từ rất sớm, theo vị Chủ tịch VINASA.
Theo Chủ tịch VINASA, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20% là khá thách thức, nhất là đối với những ngành nghề truyền thống.
“Tôi thấy đây là những mục tiêu vô cùng thách thức và cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả đối tượng, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số”, ông Khoa nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, để phát triển kinh tế số nhanh chóng cần hợp lực của cả lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, các địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu các công nghệ mà chuyển đổi số sẽ áp dụng như AI, machine learning, Metaverse… Bởi chỉ có đầu tư chất xám thì mới có các sản phẩm công nghệ của người Việt Nam, dành cho doanh nghiệp Việt Nam, thay vì tiếp cận với công nghệ của nước ngoài.
Từ khóa » Chiếm 30 Tổng Giá Trị Gdp Toàn Thế Giới
-
Kinh Tế Thế Giới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Quốc Gia Theo GDP (danh Nghĩa) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Thế Giới Quý I Và Cả Năm 2022
-
Mục Tiêu Kinh Tế Số Chiếm 30% GDP Vào Năm 2030: Mở Ra Cơ Hội Lớn ...
-
Xu Hướng Tiêu Dùng Hiện đại Làm Thay đổi Mô Hình Kinh Doanh Của ...
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank Group
-
Tổng Quan Kinh Tế Thế Giới 2001-2010
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022 - Chi Tiết Tin
-
Bức Tranh Thu Nhập Bình Quân Theo đầu Người Thế Giới Năm 2021
-
Top 14 Chiếm 30 Tổng Giá Trị Gdp Toàn Thế Giới
-
Những điểm Mới Về Kinh Tế Trong Văn Kiện Đại Hội XIII Của Đảng
-
[PDF] Diện Mạo Mới Của Người Tiêu Dùng Việt - McKinsey
-
[PDF] Xu Hướng Phát Triển Ngành Dịch Vụ Trên Thế Giới Hiện