Mục Tiêu Kinh Tế Tăng Trưởng Năm 2022 - Quốc Phòng Thủ đô
Có thể bạn quan tâm
QPTĐ-Ngày 12/11, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV với hơn 94% đại biểu tán thành, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã được thông qua. Phát biểu tại Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội cho biết, việc đặt chỉ tiêu khoảng 6-6,5% thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2022. Ngoài mục tiêu tăng trưởng, quy mô GDP bình quân đầu người năm tới dự kiến đạt 3.900 USD...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Internet)
Trước đó, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, cả năm dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu NSNN 9 tháng đạt trên 80%; bội chi trong phạm vi dự toán (4% GDP). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt trên 240 tỷ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khá; an ninh năng lượng được bảo đảm. Có 4 chỉ tiêu dự kiến không đạt gồm tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt khoảng 3-3,5% so với mục tiêu khoảng 6%; GDP bình quân đầu người ước đạt 3.660-3.680 USD, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 3.700 USD; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ước đạt khoảng 32%, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 44-47%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước giảm 0,5-1 điểm phần trăm, thấp hơn so với mục tiêu 1-1,5 điểm phần trăm.
Về mục tiêu trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Tiếp tục ưu tiên rà soát, hoàn thiện về thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số công trình trọng điểm quốc gia; đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người có công, người nghèo, người yếu thế. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…
Sự hồi phục của kinh tế Việt Nam cũng đã được các tổ chức quốc tế nhận định khá lạc quan. Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) cho rằng, sự suy giảm kinh tế ở Việt Nam đã “chạm đáy” và đang có sự hồi phục. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trở lại, thu hẹp khoảng cách với mức đạt được cùng kỳ năm trước. Các tiểu ngành năng động nhất là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc và giày dép... đạt mức tăng trưởng hai con số so với tháng trước. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4,4% trong tháng 9 lên 18,1% của tháng 10, nhờ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, tổng doanh thu vẫn thấp hơn 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiếp tục phục hồi với tốc độ nhanh…
Như vậy, có thể thấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế và đã tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021, đồng thời bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Hữu Văn
Từ khóa » Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế 2021
-
Họp Báo Công Bố Số Liệu Thống Kê Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2021
-
Đặt Mục Tiêu Tăng Trưởng GDP Năm 2021 đạt 3 - 3,5%
-
Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Năm 2021: Thách Thức Vẫn Rất Lớn - VOV
-
Chính Phủ đặt Mục Tiêu GDP Năm 2022 Tăng 6-6,5%
-
Kịch Bản Nào Cho Tăng Trưởng Quý 4/2021? - Bộ Công Thương
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng ... - Chi Tiết Tin
-
Kịch Bản Tăng Trưởng Kinh Tế Thay đổi Thế Nào Khi Covid-19 Trở Lại ...
-
Năm 2021, Mục Tiêu Tăng Trưởng 6,5%, GDP Bình Quân đầu Người ...
-
Đề Xuất Sáu Giải Pháp Thực Hiện Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Năm 2022
-
Chính Phủ: Mục Tiêu Tăng Trưởng Phụ Thuộc Lớn Vào Khả Năng Khống ...
-
Chưa Cần điều Chỉnh Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Năm 2021
-
Năm Nay, Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế 6%- 6,5% Là Thách Thức Rất Lớn
-
Quốc Hội Thông Qua Mục Tiêu Tăng Trưởng GDP 6% Năm 2021
-
Kinh Tế Việt Nam Duy Trì Mức Tăng Trưởng Dương Trong 9 Tháng Năm ...