Mục Tiêu Marketing Là Gì? Xây Dựng Mục Tiêu Marketing SMART ...
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu marketing là gì? Trong tiếp thị, tất cả những nỗ lực bạn đặt vào chiến dịch xuất phát từ mục tiêu marketing. Nếu không đặt ra mục tiêu, con đường đi đến thành công rất khócá khăn và liên tục bị chao đảo. Nhưng để mục tiêu đặt ra hiệu quả và khả năng thành công cao phải theo tiêu chí SMAKT.
Tìm hiểu mục tiêu Marketing tại doanh nghiệp
Mục lục [Ẩn]
- 1. MỤC TIÊU MARKETING LÀ GÌ?
- 2. CÁC MỤC TIÊU MARKETING MÔ HÌNH SMART
- 3. CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU MARKETING SMART
- 4. LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MARKETING HIỆU QUẢ
1. MỤC TIÊU MARKETING LÀ GÌ?
Mục tiêu marketing là một phần chiến lược marketing được chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu marketing nội bộ và mục tiêu marketing bên ngoài, mục tiêu marketing chung và mục tiêu marketing cụ thể. Mục tiêu marketing có thể đo lường bằng các con số hoặc các biến định tính. Mục tiêu Marketing giúp cải thiện doanh thu, tăng thị phần, xây dựng thương hiệu, tạo giá trị khách hàng, củng cố lòng trung thành,...
DỊCH VỤ MARKETING
1. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hàng đầu Việt Nam
2. Phòng marketing thuê ngoài hiệu quả nhất
3. Dịch vụ viết bài chuẩn SEO thu hút
4. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing
2. CÁC MỤC TIÊU MARKETING MÔ HÌNH SMART
Mục tiêu marketing được phân loại như thế nào? Thực tế, mục tiêu mkt được xếp vào ba nhóm chính sau đây.
2.1. Tăng doanh thu
Gia tăng lợi nhuận
- Tối thiểu hóa chi phí sản xuất.
- Tối thiểu chi phí vận chuyển và kho bãi.
- Tối thiểu hóa chi phí chạy ads.
Tăng hiệu quả hoạt động marketing-mix
- Đào tạo đội ngũ bán hàng có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt.
- Đào tạo đội ngũ sản xuất lành nghề đảm bảo chất lượng đầu ra.
- Tìm kiếm công nghệ có khả năng gia tăng hiệu quả sản xuất.
- Cải tiến quy trình giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện.
Ví dụ Mục tiêu Marketing của Coca - Cola tăng doanh số
Mục tiêu marketing của Coca-cola tăng tương tác cao trên cả hai kênh online và offline. Chiến lược khuyến khích khách hàng mục tiêu quan tâm, yêu thích nước ngọt hơn. Thúc đẩy doanh số đạt ngưỡng cao trong mùa hè. Khách hàng có thể chia sẻ coca với nhiều post khác nhau lên mạng để tăng nhận diện thương hiệu.
Tăng doanh thu
2.2. Nâng cao nhận thức
Mục tiêu marketing doanh nghiệp nên xem xét chính là khiến khách hàng nâng cao nhận thức đến một sản phẩm đã có mặt trên thị trường trong một khoảng thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới càng nhiều khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng biết càng tốt.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khách hàng
- Phát triển sản phẩm mới với những cải tiến, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Cải tiến sản phẩm & dịch vụ nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Nắm bắt nhu cầu & đặc điểm và thay đổi về hành vi hách hàng.
- Khảo sát liệu sản phẩm mới có được đón nhận không?
- Thu thập thông tin về trải nghiệm khách hàng sau quá trình sử dụng dịch vụ & sản phẩm.
Tiếp cận khách hàng
- Tìm kiếm khách hàng mới có trong khu vực.
- Lựa chọn và xây dựng kênh phân phối để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ.
- Mở rộng quy mô phân phối sang tỉnh lân cận.
- Mở rộng thị phần sang quốc gia khác.
- Đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
Nâng cao nhận thức về sản phẩm
2.3. Xây dựng thương hiệu
Mục tiêu truyền đạt thông điệp
- Thông báo đến khách hàng mục tiêu về sự xuất hiện một sản phẩm hay một nhãn hiệu mới.
- Thông báo đến người tiêu dùng về một sự kiện hay một chương trình khuyễn mãi nào đó.
- Truyền tải thông điệp về giá trị lợi ích mà một thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ mang lại.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
- Định vị và xây dựng những giá trị gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua chương trình tài trợ, gây quỹ.
- Mục tiêu thuyết phục sản phẩm
- Thuyết phục khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm mới.
- Thuyết phục khách hàng tham gia sự kiện, cuộc thi hội thảo, hội nghị.
- Thuyết phục khách hàng cài ứng dụng trên điện thoại.
Gợi nhớ thương hiệu
- Nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại một sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện, chương trình.
- Nhắc nhở khách hàng về cuộc hẹn tư vấn, tái khám trong ngành y tế.
- Nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán, gia hạn dịch vụ.
Ví dụ Mục tiêu Marketing của Vinamilk trong xây dựng thường hiệu
Mục tiêu marketing của vinamilk trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và dần tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong top 30 công ty sữa lớn nhất Thế Giới về doanh thu, độ phủ thị trường. Vinamilk rất rõ ràng trong mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing:
-
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao.
-
Củng cố vị “ Ông Trùm” dẫn đầu ngành sữa tại Việt Nam
-
Trở thành doanh nghiệp sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á.
Mục tiêu của marketing
2.4. Thu hút khách hàng tiềm năng
Theo một khảo sát từ HubSpot Blog Research năm 2021, 27% marketer cho rằng việc thu hút khách hàng và lưu lượng truy cập là thách thức lớn mà họ phải đối mặt. Một số chiến lược tạo khách hàng tiềm năng phổ biến gồm:
-
Khách nhìn thấy website thông qua một quảng cáo hoặc SEO.
-
Họ nhấp vào lời kêu gọi hành động trên một bài post mạng xã hội.
-
Khách hàng điền thông tin vào form để tải hoặc xem tài liệu.
-
Gửi email tới đối tượng mục tiêu, nuôi dưỡng và hướng người dùng đến các kênh bán hàng của doanh nghiệp.
2.5. Cải thiện SEO và traffic
-
Liên tục và định kỳ xây dựng content chuẩn SEO, có giá trị thông tin và hấp dẫn với người dùng.
-
Xây dựng hệ thống internal link và backlink.
-
Tối ưu công cụ tìm kiếm:Tối ưu SEO Onpage và Offpage.
2.6. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
-
Sản xuất nội dung dựa trên nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
-
Triển khai CTA thu hút, thuyết phục.
-
Thêm tính năng trò chuyện trực tiếp và các chức năng hỗ trợ người dùng khác vào web.
-
Tối ưu trải nghiệm người dung web.
-
Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như: giá cả, công dụng, cách thanh toán, vận chuyển,...
Các bước của mục tiêu marketing
2.7. Các mục tiêu marketing ảnh hưởng tới giá
-
Tối đa hóa lợi nhuận: Tăng giá sản phẩm/dịch vụ để đảm bảo lợi nhuận đủ chi trả cho quá trình sản xuất và tiếp thị.
-
Mở rộng thị trường: Để tham gia vào thị trường mới, bạn cần giảm giá để thúc đẩy người dùng mua hàng, tăng sức cạnh tranh với những đối thủ lâu năm.
-
Tiến lên thị trường cao cấp: Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một thương hiệu cao cấp, hướng đến những đối tượng có thu nhập cao, bạn cần bỏ thêm chi phí để cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, chiến dịch marketing. Từ đó tăng giá cao hơn để thể hiện giá trị và chất lượng.
-
Xây dựng quan hệ trung thành: Áp dụng mức giá ưu đãi dành cho thành viên tham gia chương trình khách hàng thân thiết.
Ví dụ Mục tiêu marketing của Cocoon hướng tới giá trị thực sự
Mục tiêu marketing của Cocoon là truyền tải thành công tính cách và giá trị thương hiệu gắn liền với tính tự nhiên của các sản phẩm và cam kết trách nhiệm xã hội. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt của ngành mỹ phẩm. Thương hiệu này đã chinh phục khách hàng thành công nhờ dấu ấn Việt Nam và tính an toàn của thành phần sản phẩm.
3. CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU MARKETING SMART
Không phải cứ có mục tiêu marketing là bạn có thể đạt được nó. Mục tiêu SMART là mục tiêu thực tế, có thể định lượng và tập trung mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhắm tới. Nếu bạn đang tự hỏi ý nghĩa SMART là gì thì đó là từ viết tắt những cụm từ sau.
3.1. Specific (Cụ thể)
Về mặt tiếp thị, doanh nghiệp nên chọn số liệu mình muốn cải thiện như khách hàng truy cập, khách hàng tiềm năng. Đội ngũ nhân viên cũng nên xác định rõ danh mục mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc như thế nào. Tài nguyên và kế hoạch hành động sẽ ra sao.
Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu đề ra càng chi tiết càng cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không.
3.2. Measurable (Có thể đo lường được)
Có thể áp dụng thuộc tính định lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường hiệu quả mục tiêu marketing.
. Mục tiêu đặt ra gắn với những con số cụ thể. Vậy bạn dễ dàng đo lường được mức độ làm việc nhân viên như thế nào được.
Chẳng hạn, bạn đặt ra mục tiêu tiếp thị và chốt thành công 10 đơn trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sale là 700 triệu đồng, mỗi tuần phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sale thành công, liên tục nổ lực để hoàn thành đúng tiến độ.
Cách để hoàn thành mục tiêu nhanh nhất là thường xuyên đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày mỗi tuần hay không? Khi đặt ra mục tiêu cá nhân cần biết khả năng mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả như thế nào, đều đánh giá dựa vào con số.
3.3. Actionable (Có thể đạt được)
Actionable là tính khả thi mục tiêu. Một trong những tiêu chí khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng bản thân có thể đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định được tính khả thi mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về năng lực trước khi đua ra một kế hoạch để không phải dừng lại giữa chừng.
Bên cạnh đó, xác định tính khả thi mục tiêu sẽ là động lực để bạn cố gắng mỗi ngày để đạt được kế hoạch, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt được hoặc khó quá để đạt được đều gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng. Vì thế nên đưa ra những mục tiêu có thể đạt được.
Mục tiêu Smart cho doanh nghiệp
3.4. Relevant (Liên quan)
Đặt mục tiêu nhưng phải liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung công ty. Bên cạnh đó, mục tiêu có thể đáp ứng được vấn đề mà nhà marketer phải đối mặt
3.5.Time (Giới hạn thời gian)
Cuối cùng đó chính là thời gian. Doanh nghiệp phải gắn được thời gian vào mục tiêu thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Điều này, giúp doanh nghiệp đạt được tiến độ nhất quán và đáng kể dài hạn. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.
4. LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MARKETING HIỆU QUẢ
Mục tiêu marketing yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Để xác định được mục tiêu marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những cặp đối lập nổi bật và ví dụ về mục tiêu marketing. Dưới đây là 5 vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý:
Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1 năm. Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian dài, thường là trên 1 năm.
Ví dụ:
-
Mục tiêu ngắn hạn: Tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp lên 20% trong vòng 6 tháng.
-
Mục tiêu dài hạn: Trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường trong vòng 5 năm.
Mục tiêu định lượng và mục tiêu định tính
Mục tiêu định lượng là những mục tiêu có thể đo lường được bằng các con số. Mục tiêu định tính là những mục tiêu khó đo lường bằng các con số.
Ví dụ:
-
Mục tiêu định lượng: Tăng doanh số bán hàng lên 10% trong vòng 1 năm.
-
Mục tiêu định tính: Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng.
Mục tiêu marketing nội bộ và mục tiêu marketing bên ngoài
Mục tiêu marketing nội bộ là những mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Mục tiêu marketing bên ngoài là những mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Ví dụ:
-
Mục tiêu marketing nội bộ: Tăng mức độ hài lòng của nhân viên lên 80% trong vòng 6 tháng.
-
Mục tiêu marketing bên ngoài: Tăng lượng khách truy cập website lên 50% trong vòng 1 năm.
Mục tiêu marketing trực tiếp và mục tiêu marketing gián tiếp
Mục tiêu marketing trực tiếp là những mục tiêu nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc liên hệ với doanh nghiệp. Mục tiêu marketing gián tiếp là những mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của khách hàng đối với doanh nghiệp, nhưng không trực tiếp thúc đẩy họ thực hiện hành động cụ thể.
Ví dụ
-
Mục tiêu marketing trực tiếp: Tăng số lượng đơn đặt hàng trực tuyến lên 10% trong vòng 1 năm.
-
Mục tiêu marketing gián tiếp: Tăng số lượng người theo dõi trên mạng xã hội lên 20% trong vòng 6 tháng.
Mục tiêu marketing chung và mục tiêu marketing cụ thể
Mục tiêu marketing chung là những mục tiêu rộng lớn, bao quát nhiều khía cạnh của marketing. Mục tiêu marketing cụ thể là những mục tiêu được chia nhỏ từ mục tiêu chung, giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường và đạt được.
Ví dụ:
-
Mục tiêu marketing chung: Tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp.
-
Mục tiêu marketing cụ thể: Tăng số lượng người biết đến thương hiệu của doanh nghiệp lên 20% trong vòng 6 tháng.
Khi bạn hiểu rõ những cặp đối lập nổi bật của mục tiêu marketing sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu marketing hiệu quả và phù hợp với chiến lược marketing của mình.
KẾT LUẬN
Quảng Cáo Siêu Tốc vừa chia sẻ đến bạn mục tiêu marketing và làm thế nào để đạt được nó trong khoảng thời gian nhanh chóng nhất có thể. Mỗi doanh nghiệp muốn rút ngắn được con đường thành công, tốt nhất bạn nên lập cho mình một bản kế hoạch mục tiêu cụ thể nhé! Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. 7p trong marketing là gì?
2. Marketing online cơ bản
3. Tìm hiểu Marketing là gì?
4. Khái Niệm Marketing
5 / 5 ( 3 votes )Từ khóa » Mục Tiêu Mkt
-
Mục Tiêu Marketing Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu ... - A1 Digihub
-
10 Mục Tiêu Marketing Là Gì? Cách Thức đạt Mục Tiêu Marketing ...
-
Mục Tiêu Marketing Là Gì? Đặt Mục Tiêu đúng Chuẩn Tiêu Chí SMART ...
-
Mục Tiêu Marketing Là Gì ? Phân Loại Mục Tiêu Trong Marketing
-
Mục Tiêu Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xác định Mục Tiêu - Bizfly
-
Mục Tiêu Marketing Là Gì? Phân Loại Và Ví Dụ
-
3 Loại Mục Tiêu Trong Marketing Các Marketers Cần Phân Biệt
-
Chiến Lược Marketing Mục Tiêu – 3 Giai đoạn Và 4 Bước Quan Trọng
-
3 Loại Mục Tiêu Marketing Phổ Biến, Cách Xác định Và Ví Dụ
-
Marketing Mục Tiêu
-
3 Loại Mục Tiêu Quan Trọng Marketers Cần Nhớ Khi Thực Hiện Những ...
-
Mục Tiêu Của Chiến Lược Marketing Là Gì
-
Mục Tiêu Doanh Nghiệp Và Mục Tiêu Marketing - Dân Kinh Tế
-
Chuong 4 Marketing Mục Tiêu. Marketing Căn Bản - Slideshare