Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Trong Học Tập - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Bạn có thể cảm thấy chuyện đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân đôi khi thật vớ vẩn và mất thời gian vì “người tính không bằng trời tính”. Tuy nhiên, nếu không có một kế hoạch chuẩn bị thì tất cả dự định tương lai của bạn có thể trở thành đống hỗn độn, vậy nên: đừng chủ quan!
Nội dung chính Show- Hỏi đáp nhanh
- Mục tiêu ngắn hạn là gì? Bí quyết xác định mục tiêu ngắn hạn.
- I. Mục tiêu ngắn hạn là gì
- II. Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV
- 1. Mục tiêu ngắn hạn cần phải rõ ràng và cụ thể
- 2. Xác định được các mục tiêu ưu tiên của bạn
- 3. Cần có tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
- III. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn
- 1. Đảm bảo cácmục tiêu có tính liên kết với nhau
- 2. Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình
- 3. Đặc biệt nhấnmạnh vàonguyện vọng muốn làm việc lâu dài
- IV. Các lưuý cần tránh
- 1. Không chắc chắn cách để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng
- 2. Nêu mục tiêu mơ hồ, chung chung, không rõ ràng
- 3. Tỏ thái độthờ ơ với mục tiêu của mình
- V. Một số mẫu câu trả lời hay
- VI. Kết luận
- Deadline là gì? Phương pháp chạy deadline hiệu quả và tiêu chí đánh giá deadline
- Bật mí cách tăng lượt theo dõi thật trên Facebook chuẩn nhất
- Kỹ năng giải quyết vấn đề - Phương pháp tư duy và cách giải quyết hiệu quả
- Kế hoạch kinh doanh mẫu chuẩn chỉnh và mới nhất (Phần 2)
- 7 phần mềm kết bạn facebook tự động hiệu quả nhất hiện nay
- Hướng dẫn phân tích thị trường cho người mới bắt đầu kinh doanh
- Những kinh nghiệm giúp bạn ứng tuyển thành công vào các công ty đa quốc gia
- Bật mí các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc
- Video liên quan
Lập kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho sự nghiệp. Để có một công việc thành công và khiến bạn hài lòng, bạn cần vạch ra kế hoạch và những chiến lược để đạt được nó. Một “bản đồ” chỉ đường cho bạn từ bước chọn nghề đến bước trở thành một người học nghề thành công được gọi là kế hoạch hành động nghề nghiệp.
Kế hoạch này cần có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần hết sức chi tiết, rõ ràng từng bước một để đảm bảo tính khả thi.
Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Mục tiêu được chia chủ yếu thành 2 loại: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 3 năm trong khi phải tốn đến ít nhất 3-5 năm để theo đuổi 1 mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ mang tính tương đối, có lúc bạn sẽ hoàn thành được 1 mục tiêu ngắn hạn trong vòng dưới 3 tháng và đôi lúc có những mục tiêu dài hạn khiến bạn phải nỗ lực theo đuổi trong vòng hơn 5 năm.
Trước khi bắt tay vào hành động để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dành thời gian để liệt kê tất cả ý định trong đầu bạn xuống. Ví dụ, bạn muốn trở thành 1 bác sĩ, nhưng bác sĩ là một đích đến cho cả chặng đường dài và đó có thể sẽ là đích đến cuối cùng của bạn. Trước khi bạn chạm được đích đến đó, bạn cần thực hiện một số việc khác nữa như học hết 6 năm Đại học Y và học thêm 3 năm Bác sĩ chuyên khoa nội trú.
Nói một cách khái quát hơn, để chạm tay đến thành quả cuối cùng, bạn sẽ cần hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu ấy được xác định bằng cách bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn như: thi đỗ đầu vào Đại học, xin học bổng thành công. Chi tiết hơn nữa có thể là những mục tiêu theo tuần/tháng như đạt điểm cao trong bài kiểm tra hoặc đạt điểm trung bình các môn trên 8.0 suốt năm học này.
7 mẹo tăng khả năng đạt mục tiêu của bản thân
Đức tính chăm chỉ sẽ luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đến thành công, nhưng nêú bạn không biết rõ đích đến là gì thì sự chăm chỉ cũng chưa chắc đã có thể giúp ích cho bạn. Vì thế hãy cũng lập ra danh sách các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, những mục tiêu đó cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
1) Đích đến rõ ràng:
Ai cũng nói “Tôi muốn trở nên thành công” – nhưng thành công có vẻ là thứ rất mơ hồ và ai cũng muốn có. Vậy bạn định nghĩa thành công là như thế nào? Thành công của người này có thể là trở thành CEO của một tập đoàn lớn, thành công của người khác lại đơn giản chỉ là được trở về nhà cùng gia đình quây quần lúc 6h tối. Vì thế hãy thử nghĩ xem thành công với bạn cụ thể là gì.
2) Thời gian hợp lí: mục tiêu nào cũng cần thời gian để chuẩn bị và tiến hành, vì thế hãy suy nghĩ rằng với mục tiêu đó thì bạn cần đạt được lúc nào và mất bao nhiêu lâu cố gắng để đạt được chúng. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn cũng nên được xây dựng dựa trên quĩ thời gian mà bạn có, không nên thiết kế mục tiêu quá khó hoặc quá dễ trong quĩ thời gian cho phép của bạn.
3) Đừng tiêu cực: Mục tiêu nên là điều bạn muốn có thay vì chỉ là sự chaỵ trốn khỏi thực tại khó khăn. Vì vậy hãy xác định mục tiêu bằng cách nói với bản thân những điều tích cực, ví dụ “Tôi muốn cải thiện kĩ năng và phát triển bản thân trong 4 năm tới nên tôi đã xin nhảy sang một công việc tốt hơn” thay vì “Tôi không muốn bị mắc kẹt trong công việc chán ngắt này thêm 4 năm nữa nên tôi nhảy việc”.
4) Hãy thực tế: Mục tiêu dài hạn của bạn cần được thiết lập dựa trên sự phù hợp với những năng lực và kĩ năng mà bạn đang có, đừng đưa ra những mục tiêu mơ hồ và quá xa tầm với như “Tôi muốn có giải Grammy” trong khi bạn chẳng thể hát hay chơi bất kì nhạc cụ nào.
5) Hãy linh hoạt: Đừng vội vã bỏ cuộc khi gặp bất kì trở ngại nào trên hành trình chinh phục mục tiêu. Thay vào đó đôi khi hãy thay đổi mục tiêu cuả bạn sao cho phù hợp. Ví dụ như bạn không có đủ tài chính để chi trả cho suốt 4 năm Đại học nên bạn cần duy trì công việc hiện tại để mưu sinh, vậy bạn có thể đăng kí học tại chức vì thời gian linh hoạt hơn vẫn cho phép bạn vừa học vừa làm. Đôi khi sự linh hoạt cũng thể hiện ở chỗ bạn chấp nhận thay đổi mục tiêu của mình khi nó không còn phù hợp nữa và dành sức lực để theo đuổi những thứ khác có ý nghĩa hơn.
6) Kĩ thuật bẻ nhỏ: hãy bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn của bạn thành những bước đi ngắn. Những bước đi ngắn sẽ dễ bắt đầu hơn và cũng dễ nhìn thấy thành quả hơn khiến bạn có nhiều động lực để tiếp tục.
7) Ghép đôi mục tiêu – hành động: Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn, hãy đăng kí một khoá học viết ngay tuần này để khởi động.
Dạ em chào anh/chị. Em tên là Nguyễn Hữu Tâm hiện tại em đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing, em có một vấn đề cần được giải đáp là em không biết lập mục tiêu kế hoạch ngắn và dài hạn như thế nào cho cụ thể và đúng với thực lực của bản thân. Em hi vọng anh/chị có thể tư vấn giúp em làm thế nào để đặt mục tiêu trong thời gian tới cho hợp lý ạ. Em chân thành cảm ơn.
—
Hi em, đầu tiên thì em cần phân biệt được thế nào là mục tiêu ngắn hạn, thế nào là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn thường sẽ kéo dài từ 5-10 năm. Tuỳ theo bản thân mỗi người, có người đặt mục tiêu 3 năm và xem như đó là mục tiêu dài hạn luôn cũng được. Còn mục tiêu ngắn hạn thì đúng với tên gọi của nó, thời gian để hoàn thành sẽ ngắn thôi, thông thường nó sẽ kéo dài trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Anh thấy em đang là sinh viên đầu năm 4, chuẩn bị ra trường rồi, thì em có thể lập mục tiêu dài hạn là trong 5 năm nữa sẽ làm marketing ở công ty nước ngoài, ở vị trí Senior Marketing (có thể cao hơn, tuỳ vào năng lực của em, em có thể tìm hiểu thêm về các nấc thang nghề nghiệp của ngành Marketing để xác định chính xác hơn), với mức lương khoảng 30 triệu (ví dụ thế). Khi đặt mục tiêu dài hạn, em cần phải đảm bảo nguyên tắc S.M.A.R.T, em phải tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng để đưa ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt, có tính thách thức một tí, nhưng vẫn đảm bảo tính khả thi, tức là cao hơn một tí so với khả năng của mình, nếu mình cố gắng thì có thể đạt được.
Tiếp theo, về mục tiêu ngắn hạn, em có thể cùng lúc đặt nhiều mục tiêu ngắn hạn. Nhưng vẫn cần đảm bảo rằng nó tuân theo nguyên tắt S.M.A.R.T luôn. Chẳng hạn như em đặt một số mục tiêu trong vòng 6 tháng tới sẽ:
- Thi được TOEIC 600;
- Học thuộc 500 từ vựng thường gặp khi giao tiếp Tiếng Anh;
- Đạt điểm trung bình khoảng 8.0 trong học kỳ này.
Đó là một số mục tiêu anh ví dụ, còn nó có phù hợp với em hay không thì chưa chắc, vì chính em mới là người suy nghĩ xem những mục tiêu nào phù hợp mà mình muốn chinh phục. Ngoài ra, để nó khả thi hay không thì cũng chưa biết, em phải điều chỉnh dựa trên năng lực của chính mình nữa nha, chứ anh không thể lập mục tiêu giùm em được.
Một khi đã đặt ra mục tiêu thì em cần theo sát mục tiêu, cần lập ra cho mình danh sách những việc cần phải làm mỗi ngày để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, cố gắng nghiêm túc, kỷ luật với bản thân để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Chú em thành công!
>> 6 sai lầm thường gặp khi học TOEIC khiến bạn không đạt được mục tiêu
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe https://bit.ly/TTVD-HoiDap
— 👍🏻 Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. 👥 Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… 👥 Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh. 👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Mục tiêu ngắn hạn là gì? Bí quyết xác định mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc và khi phỏng vấn luôn được các bạn quan tâm. Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách trình bày mục tiêu ngắn hạn ghi điểm với nhà tuyển dụng như thế nào?
Định hướng, xác định phương hướng rồi lập ra các kế hoạch, mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian sắp tới là một trong những bước để tiến tới thành công lâu dài. Mục tiêu ngày càng trở nên quan trọng khi nó dần trở thành một “đặc sản” trong các bài CV xin việc hay buổi phỏng vấn của một nhà tuyển dụng nào đó. Trong bài viết này không chỉ mách một số mẹo giúp các bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi mục tiêu ngắn hạn mà còn biến nó trở thành nơi thỏa sức trình diễn nhưng không hề mất “chất”.
I. Mục tiêu ngắn hạn là gì
Mục tiêu ngắn hạn là gì?
Mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch, việc phải làm có “hạn sử dụng” trong một thời gian ngắn. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn như: học thiết kế, sử dụng thành thạo những phần mềm thiết kế, biết cách phối màu,...
Dù có “hạn sử dụng” ngắn nhưng cũng không thể trình bày một cách sơ sài, bởi điều đó cũng làm cho nhà tuyển dụng đánh giá sai lầm về con người của bạn. Phải xây dựng vững chắc “nền móng” mục tiêu ngắn hạn thì mới có thể nâng đỡ những mục tiêu dài hạn.
II. Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV
Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV
1. Mục tiêu ngắn hạn cần phải rõ ràng và cụ thể
Có lẽ do “hạn sử dụng” của mục tiêu ngắn hạn không dài nên các dự định cũng cần được ngắn gọn và cụ thể. Những mục tiêu mơ hồ, viển vông, xa rời thực tế hiện tại của bạn là những việc bạn nên gạt khỏi đầu. Các bạn hãy bắt đầu với những mục tiêu đơn giản, dễ mường tượng, hình dung ra và đặc biệt là phải thực hiện được trong thời gian tương đối ngắn.
2. Xác định được các mục tiêu ưu tiên của bạn
Muốn xác định được mục tiêu ưu tiên trong phần mục tiêu ngắn hạn, bạn cần phải định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tránh viết dự định nào đó mà lệch khỏi quy đạo ban đầu. Chẳng hạn như bạn không thể nào trở thành một bác sĩ giỏi nếu bạn đi học tài chính.
Mục tiêu ưu tiên cần được dựa trên cả tính cần thiết và mức độ quan trọng ảnh hưởng tới bước tiến của bạn trong tương lai.
3. Cần có tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Như đã nhắc đến ở phần I, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn có mối quan hệ không thể tách rời. Những mục tiêu ngắn hạn chính là những phần tử con cấu thành nên hệ hoàn chỉnh của mục tiêu dài hạn. Mối liên hệ trong mục tiêu nghề nghiệp này sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào khả năng định hướng của bạn và biết được vị trí công việc họ đang ứng tuyển có phù hợp với bạn hay không.
III. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn
Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn
1. Đảm bảo cácmục tiêu có tính liên kết với nhau
Tính liên kết của mục tiêu giống như khi viết đoạn văn hay bài văn, các bạn thường chú ý viết các câu liên kết, liền mạch và tập trung vào một chủ đề. Các mục tiêu ngắn hạn có thể khác nhau về thời gian, cách tiến hành, nơi thực hiện nhưng vẫn đi đến một kết quả chung hướng đến mục tiêu dài hạn hay thành công nghề nghiệp mà bạn mong muốn.
2. Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình
Nhiều bạn chỉ tập trung liệt kê lần lượt từng mục tiêu ngắn hạn mà không gắn liền với kinh nghiệm. Kinh nghiệm là minh chứng để tăng tính thực tế và đặt được cái "tôi" từng trải, cái "chất" cá nhân lên mỗi mục tiêu. Có kinh nghiệm còn là một lợi thế trước mắt các nhà tuyển dụng. Bởi họ sẽ không mất quá nhiều thời gian để chỉ dạy cho bạn từ đầu mà bạn vẫn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc và có sự thông thạo hơn trong các quy trình làm việc.
3. Đặc biệt nhấnmạnh vàonguyện vọng muốn làm việc lâu dài
Một công việc ổn định luôn là mong muốn của nhiều người. Cuộc sống bấp bênh, nay đây mai đó dường như không có chỗ đứng trong tư tưởng con người. Vì vậy, ngoài thể hiện năng lực bản thân, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy tin tưởng qua niềm đam mê nghề nghiệp, sự chu đáo trong cách làm việc qua mục tiêu ngắn hạn.
IV. Các lưuý cần tránh
Nắm được cách viết, cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn chưa chắc các bạn đã viết, nói được một cách hoàn chỉnh nhất. Do đó, hãy trang bị cho mình cả những điều nên tránh khi viết mục tiêu nữa.
1. Không chắc chắn cách để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng
Hiểu rõ câu hỏi của nhà tuyển dụng và trả lời nó đúng cách là một kĩ năng cần thiết. Để buổi phỏng vấn diễn ra thật tốt, bạn hãy chuẩn bị thật kĩ và chắc chắn tính đúng đắn của kiến thức, kinh nghiệm vị trí ứng tuyển và tìm hiểu rõ thông tin về công ty.
2. Nêu mục tiêu mơ hồ, chung chung, không rõ ràng
Mục tiêu ngắn hạn rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn tăng điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn hãy thẳng thắn nêu rõ mong muốn được làm việc ở bộ phận/ lĩnh vực nào hoặc vị trí nào và kỳ vọng ra sao. Cách bạn thẳng thắn như vậy sẽ làm cho nhà tuyển dụng biết rõ yêu cầu của bạn để trao đổi rõ hơn trong công việc mà họ cần phải "đoán già đoán non" về bạn và đưa ra những nhận định sai lầm.
3. Tỏ thái độthờ ơ với mục tiêu của mình
Bạn đừng để những mục tiêu ngắn hạn mãi mãi chỉ nằm trên trang giấy, phải nhanh chóng biến chúng trở thành thực tế. Những trải nghiệm thực tế giúp bạn có cách nhìn nhận vấn đề đa dạng. Nó còn hình thành tác phong nhạy bén và linh hoạt cả trong suy nghĩ và hành động. Có như vậy, khi bày tỏ mục tiêu ngắn hạn trước người phỏng vấn, bạn sẽ có một phong thái tự tin và không bị gượng ép. Hãy nhớ rằng "thần thái" là vũ khí tối thượng gây ấn tượng quan trọng nhất.
V. Một số mẫu câu trả lời hay
Một số câu trả lời hay cho mục tiêu ngắn hạn
Nếu bạn chưa biết cách nêu ra những kế hoạch và dự định trong mục tiêu ngắn hạn thì hãy tham khảo một số cách dưới dây:
“Là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng và đam mê với công việc thiết kế đồ họa nên tôi đã đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Tôi muốn bản thân có thể sử dụng được hết các kỹ năng thiết kế đã có trong công việc và có thể phát triển các kỹ năng cá nhân tốt hơn để mang lại hiệu suất công việc tốt hơn.”
“Tôi đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho mình khá rõ ràng và đơn giản. Hiện tại, tôi rất mong muốn ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư nội thất, do vậy tôi đã tham gia khoá học đào tạo sử dụng phần mềm Revit cho công việc thiết kế để có thể đạt được các kiến thức và kỹ năng cần thiết được đề cập trong mô tả.”
“Đối với công việc tôi đang ứng tuyển, mục tiêu ngắn hạn của tôi là hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất mang lại kết quả như mong đợi. Tôi mong muốn được đa dạng hoá nghề nghiệp với vị trí công việc lập trình viên của công ty nhằm phát huy được tối đa năng lực bản thân, nâng cao kiến thức công việc.”
“Mục tiêu ngắn hạn của tôi lúc này chính là có thể vượt qua được vòng phỏng vấn và có được công việc này. Khi đã đạt được mục tiêu ngắn hạn này tôi sẽ đặt ra những mục tiêu mới trong công việc. Đối với mục tiêu ngắn hạn tôi muốn đạt được sự tin tưởng và tín nhiệm của cấp trên và đồng nghiệp trong công ty, khi tôi chứng minh được năng lực và được giao đảm nhận những nhiệm vụ mới.”
VI. Kết luận
Khi nói tới mục tiêu nghề nghiệp, các bạn thường lướt qua rất nhanh phần mục tiêu ngắn hạnmà chỉ tập trung vào mục tiêu dài hạn. Nhưng các bạn biết đấy những mục tiêu ngắn hạn là việc làm ở hiện tại và mục tiêu dài hạn ở tương lai. Mọi nhà tuyển dụng đều muốn bạn đồng hành lâu dài với bạn trong tương lai nhưng điều đó phụ thuộc vào hành động của bạn ở hiện tại. Chính vì vậy, bạn hãy để ý và chăm chút cho phần mục tiêu ngắn hạn một chút.
Xem thêm:
Hỏi - đáp: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới
Xem tiếp: Giám đốc điều hành là gì? Bí quyết trở thành một CEO chuyên nghiệp
Tag:
Phỏng vấn các câu hỏi phỏng vấn cách trả lời phỏng vấn kinh nghiệm phỏng vấn mục tiêu ngắn hạn CV xin việc mẫu CV xin việc
Bài viết nhiều người đọc
Deadline là gì? Phương pháp chạy deadline hiệu quả và tiêu chí đánh giá deadline
Bật mí cách tăng lượt theo dõi thật trên Facebook chuẩn nhất
Kỹ năng giải quyết vấn đề - Phương pháp tư duy và cách giải quyết hiệu quả
Kế hoạch kinh doanh mẫu chuẩn chỉnh và mới nhất (Phần 2)
7 phần mềm kết bạn facebook tự động hiệu quả nhất hiện nay
Hướng dẫn phân tích thị trường cho người mới bắt đầu kinh doanh
Những kinh nghiệm giúp bạn ứng tuyển thành công vào các công ty đa quốc gia
Bật mí các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc
123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary
123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.
Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.
Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.
Giá trị cốt lõi:
- Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
- Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
- Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.
Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!
Từ khóa » Mục Tiêu Ngắn Hạn Là Bao Lâu
-
Xây Dựng Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Dài Hạn Cho Sự Nghiệp Của Bạn
-
7 CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN CHO SỰ ...
-
Mục Tiêu Ngắn Hạn Là Gì? Bí Quyết Xác định Mục Tiêu Ngắn Hạn.
-
Thiết Lập Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Cho Sự Nghiệp Của Bạn
-
Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Là Gì?
-
Mục Tiêu Ngắn Hạn Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu Ngắn Hạn
-
Cách Trả Lời Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Khi Phỏng Vấn - Thủ Thuật
-
Cách để Đạt được Mục Tiêu Ngắn Hạn - WikiHow
-
Trả Lời Phỏng Vấn Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Của Bạn Là Gì?
-
Mục Tiêu Ngắn Hạn Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu Ngắn Hạn - Jobtest
-
Sự Khác Biệt Giữa Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Kế Hoạch Dài Hạn
-
Sự Khác Biệt Giữa Lập Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Kế Hoạch Dài Hạn - 2022
-
Cách Trả Lời “Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Của Bạn Là Gì?” Khi ...
-
Mục Tiêu Ngắn Hạn Trong Kinh Doanh - Chia Sẻ Kiến Thức