Mục Tiêu SMART (SMART Goals) Là Gì? Ví Dụ Và ý Nghĩa Ra Sao?

Bạn đang có quá nhiều kỳ vọng, mục tiêu muốn đạt được trong công việc nhưng không biết phải lên kế hoạch thực hiện như thế nào? Việc đặt mục tiêu một cách thông minh sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn đấy!

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng lamchutaichinh.vn khám phá “Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì? Ví dụ và ý nghĩa của mục tiêu này ra sao?” để giúp cho bạn dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong công việc.

Xem thêm:

  • Sơ đồ lượng dữ liệu là gì?
  • Thuê ngoài là gì?
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì?

Mục tiêu SMART hay nguyên tắc SMART có tên gọi tiếng Anh là SMART Goals hay SMART Principle.

SMART Goals là cụm từ viết tắt của những mục tiêu, nguyên tắc được thiết lập một cách khôn ngoan nhằm định hình và thực hiện trong tương lai mà trong đó người đặt ra mục tiêu có thể là một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì?
Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì?

Khi sử dụng mô hình “Mục tiêu thông minh” này, chúng ta hoàn toàn có thể biết được khả năng của mình có thể làm được gì và tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng.

Thuật ngữ SMART Goals được sử dụng lần đầu tiên trong ấn bản “Management Review” (11/1981) của tác giả George T. Doran. Đến nay nó vẫn còn được sử dụng rộng rãi là bởi sự dễ hiểu và tính ứng dụng cao trong công việc.

Nội dung 5 bước của Nguyên tắc SMART Goals

SMART được ghép bởi những chữ cái Tiếng Anh có nghĩa. Mỗi chữ cái đại diện cho ý nghĩa trong các vấn đề liên quan đến việc thiết lập mục tiêu thông minh.

S – Specific (simple, sensible, significant)

Chữ S trong SMART
Chữ S trong SMART

S trong cụm từ SMART có nghĩa là cụ thể, dễ hiểu.

  • Khi bạn đặt ra mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu thì càng thể hiện rõ sự quyết tâm và nỗ lực thực hiện trong công việc.
  • Một trong những cách mà người ta thường dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Muốn đạt được thành tích gì? Muốn có được cái gì? Thu nhập ra sao? Phát triển như thế nào?
  • Mục tiêu cụ thể trong SMART Goals là nền tảng cơ sở cho những bước tiến tiếp theo trong tương lai.

Ví dụ: Mục tiêu của bạn trong 3 năm tới là mua chiếc xe hơi, nhưng chiếc xe này chưa đủ cụ thể. Bạn hãy nhắm mắt lại, hình dung ra xe hơi bạn đang chạy sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Bao nhiêu chỗ? Hãng gì? Động cơ của nó như thế nào?.

Sau đó, bạn lập ra chi tiết số tiền cần đạt được trong 3 năm tới để mua được xe hơi. Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.

M – Measurable (meaningful, motivating)

Chữ M trong SMART
Chữ M trong SMART

M trong cụm từ SMART có nghĩa là các con số đo lường.

  • SMART Goals chỉ ra rằng mục tiêu của bạn phải có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được bằng các con số cụ thể nhất.
  • Người ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được bằng việc trả lời các câu hỏi: Con số cụ thể là bao nhiêu? Ví dụ: Muốn đạt được bao nhiêu điểm? Chỉ tiêu bao nhiêu phần trăm?…
  • Các con số cụ thể đóng vai trò như chiếc đòn bẩy thúc đẩy tinh thần làm việc của bạn cao hơn. Ngược lại, nếu không có con số chính xác bạn sẽ bị hoang mang, dễ chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.

Ví dụ: Bạn muốn có một nguồn thu nhập ổn định, thì “ổn định” với đối với bản thân bạn là như thế nào? Có thể là mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng hay hơn mức đó nữa?

Khi đó, bạn phải xác định được số tiền thu nhập cụ thể để có động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công việc.

A – Attainable (agreed, achievable)

Chữ A trong SMART
Chữ A trong SMART

A trong cụm từ SMART có nghĩa là tính khả thi.

  • Khi đặt mục tiêu, tính khả thi là một yếu tố rất quan trọng. Nghĩa là bạn phải biết tính toán thực tế, suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
  • Để đảm bảo tính khả thi hãy tự trả lời các câu hỏi sau: Điều này có tính thực tiễn, khả thi hay không? Mục tiêu này có quá cao hay không?
  • Đặt mục tiêu một cách khả thi không có nghĩa là bạn chỉ lập ra cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản, qua loa mà bỏ qua cơ hội được thử thách với những điều to lớn hơn.

Ví dụ: Bạn X có thân hình khá tròn trĩnh, dễ lên cân. Bạn X cao 1m56 và nặng đến 65kg. Bị mặc cảm về ngoại hình, bạn X quyết định giảm cân và đưa ra chỉ tiêu phải giảm 15kg trong vòng 1 tháng. Đây là một ý định quá viễn vông và hoàn toàn không dễ dàng thực hiện.

R – Realistic (reasonable, realistic and resourced, results)

Chữ R trong SMART
Chữ R trong SMART

R trong cụm từ SMART có nghĩa là tính thực tế.

  • Mục tiêu bạn thiết lập cho mình không nên đi quá xa so với thực tế. Bạn có thể tận dụng các nguồn lực của mình để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến.
  • Không phải chỉ đảm bảo tính thực tế, mục tiêu của bạn phải được thực hiện theo nhiều cách khác nhau để rèn luyện khả năng xoay sở với mọi tình huống bất ngờ.
  • Bạn hãy tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây để mục tiêu của bạn trở nên thực tế hơn: Có phù hợp với tình hình thực tế hay không? Cạnh tranh có quá khốc liệt hay không?
  • Nếu đặt ra một mục tiêu phi thực tế, chắc chắn bạn sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu đó nên bạn sẽ cảm thấy tự ti, dễ buông xuôi, mất tinh thần làm việc.

Ví dụ: Bạn đang muốn lập doanh nghiệp sản xuất quần áo nhưng thu nhập bình quân mỗi tháng của bạn chỉ có 5 triệu/ tháng trong khi cần mức vốn là 2 tỷ. Như vậy, mục tiêu này không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, bạn có thể tìm thêm các nguồn thu nhập khác như: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu,… để biến mục tiêu của mình thành hiện thực.

T – Time bound (time-based, time limited, time/cost limited)

Chữ T trong SMART
Chữ T trong SMART

T trong cụm từ SMART có nghĩa là thời gian cụ thể.

  • Bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể để thực hiện.
  • Trong quá trình thực hiện, muốn biết được mình đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết bạn cần tự hỏi rằng: Thời gian hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý hay không?
  • Nguyên tắc này tạo cho bạn một cột mốc xác định thời điểm cụ thể để bạn bước lên đỉnh chiến thắng.

Ví dụ: Bạn phải tiết kiệm ít nhất 2 tỷ đồng mỗi năm để 5 năm sau xây căn biệt thự mơ ước cho bản thân. Vậy 5 năm là thời gian bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lớn của đời mình.

Ý nghĩa của nguyên tắc SMART (SMART Goals)

Ý nghĩa của nguyên tắc SMART Goals
Ý nghĩa của nguyên tắc SMART Goals

Xác định trọng tâm và hướng đi đúng đắn

SMART Goals giúp bạn có thể đưa ra định hướng kinh doanh, hướng dẫn bạn và nhân viên dễ dàng đưa ra các quyết định hàng ngày.

Khi đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART Goals, các nhà kinh doanh sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của công ty.

Giúp tạo ra một kế hoạch

Mục tiêu SMART giúp bạn tạo ra một kế hoạch để đáp ứng các mục tiêu ngắn và dài hạn của tổ chức.

Động lực để thúc đẩy tinh thần

Mục tiêu kinh doanh có thể được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy nhân viên của bạn.

Mang lại hiệu quả nhanh hơn

Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART Goals đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lường.

Vì có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ phải làm gì và hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn nhằm tránh lãng phí thời gian cho những mục tiêu không thích hợp.

Giảm bớt căng thẳng

Áp dụng mô hình SMART giúp bạn có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào con đường chung của cả doanh nghiệp, nhờ đó mà giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

Các bước vận dụng nguyên tắc SMART như thế nào?

Các bước vận dụng SMART Goals
Các bước vận dụng SMART Goals

Các bước vận dụng nguyên tắc SMART:

  • Định hình mục tiêu của bạn: Dựa vào các tiêu chí theo nguyên tắc SMART Goals, bạn hãy tiến hành xác định mục đích cho mình.
  • Viết mục tiêu đó ra giấy: Hãy viết hết những gì mình muốn thực hiện trong tương lai ra giấy theo thứ tự ưu tiên, đặt trên bàn, dán nơi bàn làm việc hoặc bất cứ đâu bạn có thể nhìn thấy hàng ngày nhất. Cách này sẽ giúp bạn có thêm động lực cho bản thân,khiến bạn luôn nghĩ đến những ý định cụ thể và thôi thúc, quyết tâm hiện thực nó mỗi ngày.
  • Tạo dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu: Hãy chia nhỏ ý định ra bằng cách định hướng xem mỗi ngày/ tuần/ tháng/ năm bạn cần phải làm gì. Sau khi đã hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn, bạn hãy bắt đầu lập ra các mục tiêu dài hạn nhưng vẫn phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

Lưu ý: Phải thường xuyên kiểm tra những ý định nhỏ đó để biết được mình đã làm được những gì (tức đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và còn phải tiếp tục trong bao lâu nữa để về đích.

Tốt nhất bạn nên lập nên sơ đồ phân tích công việc diễn ra với tần suất nhiều để biết được việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì có ảnh hưởng và cần làm ngay, làm gấp,…để có sự phân chia thời gian và ngành cho có lý.

Một vài ví dụ về lập mục tiêu SMART

Ví dụ 1. Trở thành lãnh đạo phòng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô 300 nhân sự.
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô 300 nhân sự.
  • R – Relevant (Tính thực tế): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô 300 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.
  • T – Timely (Tính thời điểm): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô 300 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành trước 3/10/2021.

Ví dụ 2. Trở thành vận động viên chạy bộ

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 2 giờ đồng hồ.
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 2 giờ đồng hồ.
  • R – Relevant (Tính thực tế): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 2 giờ đồng hồ, nhằm đạt chuẩn tham dự cuộc thi Marathon cấp Quốc gia.
  • T – Timely (Tính thời điểm): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 2 giờ đồng hồ, nhằm đạt chuẩn tham dự cuộc thi Marathon cấp Quốc gia.Mục tiêu đạt thành tích chạy mới được thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chủ đề “Mục tiêu SMART (SMART Goals)” mà lamchutaichinh.vn muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc SMART Goals để áp dụng trong công việc và học tập thật hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Mục Tiêu Thông Minh Smart Là Gì