Mực Xăm Môi Thẩm Mỹ Và Những điều Cần Biết | Kinh Nghiệm Phun ...

Chất lượng mực xăm cũng là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả phun xăm thẩm mỹ. Bởi loại mực đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu bạn muốn lựa chọn phun xăm để tân trang nhan sắc thì trước tiên hãy tìm hiểu những loại mực phun xăm thẩm mỹ hiện nay. Tips phun môi sẽ giúp bạn liệt kê những loại mực xăm phổ biến nhất hiện nay.

  1. Các loại mực phun xăm thẩm mỹ được dùng phổ biến
    1. Mực phun xăm vô cơ
    2. Mực phun hữu cơ
    3. Mực phun xăm hỗn hợp
  2. Bảng so sánh tóm tắt các loại mực xăm trên thị trường
  3. Sản phẩm mực phun xăm tốt nhất hiện nay
    1. Mực xăm thẩm mỹ Hikato
    2. Mực xăm hữu cơ Amiea
    3. Mực xăm Perma Blend
    4. Mực xăm môi Mastor
    5. Mực xăm của PCD
    6. Mực xăm Bio Touch
  4. Bảng giá mực phun xăm thẩm mỹ hiện nay
  5. Những lưu ý khi lựa chọn mực phun xăm

Các loại mực phun xăm thẩm mỹ được dùng phổ biến

Mực xăm được phân loại theo hai tiêu chí chính: chất liệu và cấu tạo. Dựa trên chất liệu làm nên mực, có thể chia thành 3 loại là mực gốc nước, mực gốc bột và mực gốc dầu. Về cấu tạo, trên thị trường hiện nay có 3 loại mực xăm phổ biến là mực vô cơ, mực hữu cơ và mực phun xăm hỗn hợp. Ngoài ra, còn có dung môi pha mực. Mỗi loại mực đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Trước khi lựa chọn phun môi, mày hay mí mắt, bạn nên tìm hiểu về những loại mực này để đưa ra quyết định phù hợp.

Mực phun xăm vô cơ

Mực phun xăm vô cơ thường có các thành phần oxit kim loại như oxit sắt, oxit titan,…Loại mực này thường sử dụng phổ biến trong phun xăm thẩm mỹ truyền thống.

Mực vô cơ thường có màu sắc không tự nhiên như mực hữu cơ
Mực vô cơ thường có màu sắc không tự nhiên như mực hữu cơ

Ưu điểm:

  • Độ bám màu cao: Mực vô cơ có khả năng bám vào da tốt, màu xăm bền lâu, ít bị phai màu theo thời gian.
  • Màu sắc đậm nét: Màu mực vô cơ thường đậm, rõ nét, màu sắc tươi sáng.
  • Duy trì màu bền trên da: Độ bám màu tốt nên duy trì kết quả khá lâu bền trên da.
  • Giá thành rẻ: Phun xăm mực vô cơ thường có giá thành rẻ hơn nên được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở phun xăm.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ gây kích ứng: Thành phần trong mực vô cơ như oxit kim loại có thể gây kích ứng da, đặc biệt là da nhạy cảm.
  • Khó xử lý khi muốn xóa xăm: Mực vô cơ thường khó xóa, điều trị rất nhiều lần thì mới hiệu quả, thậm chí có thể để lại sẹo.
  • Nguy cơ nhiễm độc: Nếu sử dụng phải những loại mực phun xăm vô kém chất lượng, chứa kim loại nặng có thể gây nhiễm độc cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Màu sắc không tự nhiên: Mực phun xăm vô cơ thường lên màu sắc khá đậm, nên không được tự nhiên.
  • Dễ trổ xanh, trổ đỏ: Sau khi mực phun xăm vô cơ phai màu có thể dễ bị trổ xanh, trổ đỏ, gây mất thẩm mỹ.

Mực phun hữu cơ

Mực phun xăm hữu cơ thường được gọi mực organic, bởi nó được chiết xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu như thực vật, khoáng chất, các thành phần hữu cơ khác. Loại mực này không chứa oxit kim loại nặng, chì, thủy ngân,… nên an toàn cho sức khỏe và làn da.

Ưu điểm:

  • Màu sắc tự nhiên: Phun xăm màu mực hữu cơ thường cho ra màu sắc rất tự nhiên, tươi sáng, hài hòa với màu da.
  • An toàn và lành tính: Nhờ được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, không chứa chất độc hại, nên mực hữu cơ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ít gây kích ứng, dị ứng cho da, phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
  • Dễ xóa xăm: Mực hữu cơ dễ dàng bị phân hủy và đào thải ra ngoài cơ thể nên rất dễ xóa xăm.
Mực phun hữu cơ có màu sắc tự nhiên, tươi tắn
Mực phun hữu cơ có màu sắc tự nhiên, tươi tắn

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao: Đây là nhược điểm lớn khi sử dụng mực phun xăm hữu cơ. Vì sử dụng chất liệu mực hữu cơ nên độ bền kém hơn so với mực vô cơ, dễ bị phai màu theo thời gian.
  • Giá thành cao: Khi phun xăm bằng mực phun hữu cơ thường có giá thành khá cao do quy trình sản xuất phức tạp, nguyên liệu đắt đỏ.

Mực phun xăm hỗn hợp

Mực phun xăm hỗn hợp là một loại mực được tạo ra bằng cách kết hợp giữa mực hữu cơ và mực vô cơ. Tỷ lệ pha trộn giữa hai loại mực này có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng. Loại mực này được sản xuất nhằm tận dụng, phát huy ưu điểm, đồng thời giảm đi những nhược điểm của hai loại mực hữu cơ và vô cơ.

Ưu điểm:

  • An toàn, lành tính, màu sắc tự nhiên, độ bền cao: Những ưu điểm này được tích hợp của cả hai loại mực hữu cơ và vô cơ.
  • Đa dạng màu sắc: Nhờ sự kết hợp của hai loại mực, mực hỗn hợp có thể tạo ra nhiều màu sắc đa dạng và phong phú hơn so với mực hữu cơ hoặc vô cơ riêng lẻ.
  • Phù hợp với nhiều loại da: Mực hỗn hợp có thể điều chỉnh tỷ lệ pha trộn để phù hợp với từng loại da, từ da nhạy cảm đến da thường.
Phun môi mực hỗn hợp giúp môi lên màu cực đẹp
Phun môi mực hỗn hợp giúp môi lên màu cực đẹp

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn mực vô cơ: Do chứa thành phần mực hữu cơ, giá thành của mực hỗn hợp thường cao hơn so với mực vô cơ.
  • Độ bền màu không bằng mực vô cơ: Mặc dù có độ bền màu cao hơn mực hữu cơ, nhưng mực hỗn hợp vẫn không thể bền màu bằng mực vô cơ nguyên chất.

Bảng so sánh tóm tắt các loại mực xăm trên thị trường

Để giúp bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn các loại mực phun xăm thẩm mỹ hợp với nhu cầu của mình thì Tips phun môi sẽ giúp bạn tổng hợp những đặc điểm chính của từng loại dưới đây.

Đặc điểm ORGANIC (Mực hữu cơ) INORGANIC (Mực vô cơ) HYBRID (Mực hỗn hợp)
Nguồn gốc Thành phần từ hợp chất gốc carbon Thành phần khoáng chất (oxit sắt, titan dioxide,…) Hỗn hợp giữa Organic và Inorganic theo tỷ lệ khác nhau tùy vào nhu cầu
Kích thước hạt mực Nhỏ hơn Lớn hơn Có nhỏ có to
Màu sắc
  • Tươi sáng, rực rỡ
  • Dải màu rộng
  • Đa dạng sự lựa chọn
  • Tông đất, đục và mờ
  • Ít màu sắc hơn
  • Những màu trầm cơ bản
  • Rất nhiều màu sắc đa dạng
  • Độ trong đục khác nhau
  • Tối ưu độ sáng, độ mờ, độ tươi
Độ bão hòa với da Dễ bão hòa màu hơn, cần ít lượt đi kim hơn Khó bão hòa màu hơn, cần nhiều lượt đi kim hơn Dễ bão hòa màu, cần ít lượt đi kim
Tone màu khi đang phai Đa số sẽ để lại tông lạnh: xám hoặc xám xanh Đa số sẽ để lại tông ấm: cam, nâu, đỏ Đa số sẽ để lại màu trung tính, có thể xanh, xám, nâu đỏ (tùy vào công thức pha)
Độ loang màu Cao hơn Thấp hơn Tương đối thấp
Độ bền màu (sau bong) Dễ phai màu hơn
  • Khó phai màu hơn
  • Khả năng chống phai màu cao hơn, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt, ánh sáng, môi trường
Độ bền ổn định và cân bằng
Loại da phù hợp Da khỏe, mịn, trắng sáng Da yếu, da mỏng Da yếu, da mỏng, da sẹo, da dầu, da bị bào mòn, lỗ chân lông to
Ứng dụng Vùng da mỏng như môi, nhũ hoa Mày Mày, môi, mí
Xóa dung dịch M-Removal/ Xóa Laser Tùy thuộc vào tuổi thọ của vùng xăm, độ sâu của mực, màu mực hiện tại, và tình trạng da. Nên xanh xám, dễ xử lý bằng laser hơn nên cam và đỏ.

Có thể phải kết hợp 2 công nghệ: Hút mực M-Removal của MelMel Brows và Xóa Laser

Tùy thuộc vào tuổi thọ của vùng xăm, độ sâu của mực, màu mực hiện tại, và tình trạng da. Nên cam – đỏ, khó xử lý bằng laser hơn nên xanh và xám.

Có thể phải kết hợp 2 công nghệ: Hút mực M-Removal của MelMel Brows và Xóa Laser

Tùy thuộc vào tuổi thọ của vùng xăm, độ sâu của mực, màu mực hiện tại, và tình trạng da. Có thể phải kết hợp 2 công nghệ xóa Laser và Hút mực M-Removal
Giá thành Cao hơn Thấp hơn Cao

Sản phẩm mực phun xăm tốt nhất hiện nay

Trong vô số các loại mực phun môi trên thị trường thì mực xăm môi loại nào tốt nhất hiện nay, cùng điểm qua các thương hiệu mực “đình đám” trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ dưới đây nhé!

Mực xăm thẩm mỹ Hikato

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại mực xăm môi thì hãy thử tham khảo loại mực Hikato đến từ Nhật Bản. Đây là một trong những loại mực xăm đến từ Nhật Bản được đánh giá rất tích cực về chất lượng. Bởi mực lên màu khá chuẩn và đẹp nên nó rất được lòng khách hàng.

Tại Nhật Bản loại mực này bán rất chạy bởi mức giá phù hợp thị trường, và tại Việt Nam nó cũng chiếm thị phần không kém.

Mực xăm môi tốt nhất hiện nay
Mực xăm thẩm mỹ Hikato đến từ Nhật Bản

Mực xăm hữu cơ Amiea

Amiea là loại mực xăm hữu cơ đến từ Đức, có chứa thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, màu sắc lên chuẩn, tươi tắn, tự nhiên, giúp môi không bị xỉn màu. Loại mực này đã được chứng nhận ResAP 2008 theo tiêu chuẩn an toàn Châu Âu. Tuy nhiên, mực Amiea có giá thành cao hơn các loại mực khác.

Mực xăm môi, chân mày, mí hữu cơ Amiea
Mực xăm môi, chân mày, mí hữu cơ Amiea

Mực xăm Perma Blend

Perma Blend là loại mực đến từ Mỹ, sản phẩm được xếp vào một trong những loại mực chất lượng cao, màu sắc đa dạng, độ bám màu tốt, không bị trổ xanh, trổ đỏ, dễ dàng pha trộn để tạo ra màu sắc mới. Tuy nhiên, vì là mực hữu cơ nên sản phẩm có giá thành khá cao.

Mực xăm Perma Blend xuất xứ từ Mỹ có màu sắc đa dạng, độ bám màu tốt
Mực xăm Perma Blend xuất xứ từ Mỹ có màu sắc đa dạng, độ bám màu tốt

Mực xăm môi Mastor

Thương hiệu Mastor cũng là một trong những nơi cung cấp sản phẩm mực xăm an toàn, chất lượng tốt. Điểm thu hút của mực thương hiệu này là về màu sắc có thiên hướng sáng bóng, tươi tắn hơn. Sản phẩm hữu cơ được chiết xuất 100% thành phần thiên nhiên, không chứa chất độc hại nên được cam kết độ an toàn rất cao.

Do đó, nhiều người thường lựa chọn mực của Mastor làm mực xăm môi. Bởi nó không chỉ giúp môi lên màu đẹp mà còn có độ bóng mịn, căng mọng rất quyến rũ.

Mực phun xăm thương hiệu Mastor
Mực phun xăm thương hiệu Mastor

Mực xăm của PCD

Các thiết kế sản phẩm mực xăm của thương hiệu này cực kỳ bắt mắt bởi màu sắc. Hơn hết, nó còn được các chuyên gia trong và ngoài nước rất tin tưởng sử dụng chính nhờ chất lượng và màu sắc mực xăm lên cực đẹp và tự nhiên. Chính nhờ loại mực này có bảng thành phần được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên cùng một số nguyên liệu quý báu như Brazil, ngọc trai, đá,…

Do đó nếu bạn đang phân vân không biết loại mực xăm môi loại nào tốt, mực xăm mày, mí loại nào tốt thì hãy thử tham khảo mực xăm PCD.

Mực phun xăm của thương hiệu PCD
Mực phun xăm của thương hiệu PCD

Mực xăm Bio Touch

Không hề kém cạnh các loại mực khác, mực xăm Bio Touch có xuất xứ tại Mỹ, cũng được đánh giá là loại mực chất lượng, màu sắc khá đẹp lại phù hợp với nhiều loại da. Thương hiệu cam kết sản phẩm an toàn 100%, không gây kích ứng hay tác dụng phụ. Ngoài ra, bảng màu mực xăm Touch cũng rất đa dạng, bám màu tốt, lên màu nhanh. Nhờ vậy mà sản phẩm được bán rộng rãi trên toàn thế giới, được nhiều cơ sở phun xăm ưu ái sử dụng.

Mực xăm Bio Touch đến từ Mỹ thiết kế rất đẹp mắt, đa dạng màu sắc, mực lên màu đẹp
Mực xăm Bio Touch đến từ Mỹ thiết kế rất đẹp mắt, đa dạng màu sắc, mực lên màu đẹp

Bảng giá mực phun xăm thẩm mỹ hiện nay

Giá của các loại mực có thể dao động từ 250.000 – 800.000 đồng/lọ, chi phí mực xăm môi còn tùy thuộc vào màu sắc, dung tích và nhà phân phối. Dưới đây là bảng giá mực phun xăm tham khảo:

Loại mực phun xăm thẩm mỹ Giá mực xăm
Hikato 250.000 đồng/lọ
Amiea 460.000 – 644.000 đồng/lọ
Perma Blend 400.000 – 700.000 đồng/lọ
Mastor 520.000 – 680.000 đồng/lọ
PCD 450.000 đồng/lọ
Bio Touch 450.000 – 800.000 đồng/lọ

Những lưu ý khi lựa chọn mực phun xăm

Việc lựa chọn mực phun xăm chất lượng và an toàn là yếu tố quan trọng để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt và tránh những rủi ro cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lựa chọn mực phun xăm:

  • Ưu tiên các thương hiệu mực xăm uy tín và được nhiều chuyên gia phun xăm tin dùng. Tránh sử dụng các loại mực không rõ nguồn gốc, hoặc thông tin sản phẩm không đầy đủ.
  • Đảm bảo mực xăm có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về chất lượng và an toàn, như giấy chứng nhận FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), chứng nhận REACH (Quy định của Liên minh Châu Âu về hóa chất).
  • Ưu tiên chọn sử dụng mực hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da.
  • Đọc kỹ bảng thành phần của mực xăm, tránh các loại mực chứa các chất gây hại như chì, thủy ngân, niken, cadmium, asen…
  • Chọn màu phun phù hợp với tông da, tóc và sở thích cá nhân, mời bạn tham khảo da ngăm nên phun môi màu gì hoặc hơn thế nữa là bảng màu phun môi mới nhất hiện nay nhé.
Nên chọn loại mực có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nên chọn loại mực có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Qua những thông tin chia sẻ về chủ đề mực phun xăm thẩm mỹ, mong rằng bạn đã bỏ vào cẩm nang của mình những kiến thức bổ ích trước khi lựa chọn phun xăm thẩm mỹ cho mày, môi hay mí mắt. Dù chọn loại mực xăm nào thì điều bạn cần đảm bảo nhất là chọn cơ sở phun xăm uy tín, điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Từ khóa » Các Loại Mực Xăm