Mức Xử Phạt đối Với Lỗi Vượt đèn đỏ đối Với ô Tô Và Xe Máy Mới Nhất

Hành vi vi phạm  giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và tiềm tàn nguy cơ gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của  chính mình và người khác. Nguyên tắc khi người tham gia giao thông phải đủ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe, đồng thời người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường ,chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.

Theo quy định hiện nay, tín hiệu đèn giao thông có ba màu bao gồm: xanh, vàng, đỏ. Trong đó, tín hiệu xanh là người tham gia  được phép đi, màu vàng yêu cầu người tham gia giao thông dừng lại trước vạch dừng và tín hiệu đỏ là cấm đi.Trường hợp đèn đang nhấp nháy chuyển từ đèn vàng sang đèn đỏ thì bạn cần giảm tốc độ, chỉ được đi qua trong trường hợp đèn chưa chuyển sang màu đỏ phải chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường. Những nơi chưa có vạch kẻ đường thì khi tham gia giao thông điều khiển phương tiện  dừng lại sau đèn tín hiệu, giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn  và quan sát, nhường đường cho người đi bộ, xe lăm của người khuyết tật đang qua đường.

muc-xu-phat-doi-voi-loi-vuot-den-do-doi-voi-o-to-va-xe-may-moi-nhat

Tư vấn về các mức xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông: 1900.6568

Hiện nay, cuộc sống vội vàng nên đa số người tham gia giao thông thường mắc lỗi là vượt đèn đỏ. Khi đèn giao thông chuyển màu sang đỏ là tín hiệu cấm đi nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thù có thể đi tiếp. Nếu gặp đèn đỏ mà người tham gia giao thông vẫn tiếp tục đi thì bạn sẽ bị phạt với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông  và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông đường bộ và đường sắt và mức xử phạt được quy định như sau:

Về mức phạt khi điều khiển xe  không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông.

Đối với trường hợp người tham gia giao thông trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì xử phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Đối với trường hợp người tham gia giao thông trên xe máy kể cả xe máy điện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Ngoài hình phạt chính bị phạt tiền thì người tham gia giao thông có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Trường hợp không mang giấy tờ xe thì người tham gia giao thông có thể bị tạm giữ phương tiện.

So với Nghị định 173/2013/NĐ-CP khung hình phạt vượt đèn đỏ có tăng, nếu bạn điều khiển xe ô tô tăng 200.000 VNĐ; nếu điều kiện xe máy tăng 100.000 VNĐ  so với mức phạt cũ.

Lưu ý: Đội/Phòng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm của người tham gia giao thông trong khoảng thời gian 7 ngày. Khi tạm giữ phương tiện thì cảnh sát giao thông phải ra quyết định tạm giữ, trường hợp cần phải xác minh và giải trình thì kéo dài tới 60 ngày. Các trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện khi phát hiện trực tiếp, nhờ sử dụng phương tiên, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Mục lục bài viết

  • 1 Về thủ tục xử phạt vi phạm giao thông.
  • 2 1. Đặt tiền bảo lãnh xe máy khi vượt đèn đỏ
  • 3 2. Vượt đèn đỏ nhưng không ký tên trong biên bản vi phạm:
  • 4 3. Xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và không mang theo giấy tờ xe:
  • 5 4. Vượt đèn đỏ có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

Về thủ tục xử phạt vi phạm giao thông.

Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cùng thực tế các bước nộp phạt như sau:

Bước 1:  Đội/Phòng cảnh sát giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông quy định Luật giao thông đường bộ 2008. Cảnh sát giao thông buộc chấm dứt hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản hành vi vi phạm này. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, đến 500.000 VNĐ đói với tổ chức thì cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà xử phạt tại chỗ. Nếu không nằm trường hợp trên thì cảnh sát giao thông lập biên bản khi thuộc thẩm quyền xử phạt.

Đội/Phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần xác minh hoặc giải trình sự việc thì việc xử phạt được kéo dái nhưng không quá 60 ngày.

Sau khi có quyết định xử phạt thì người tham gia giao thông đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt, sau đó đem theo biên lai thu tiền quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ.

1. Đặt tiền bảo lãnh xe máy khi vượt đèn đỏ

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi vừa bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe máy do vượt đèn đỏ và không có giấy phép lái xe. Tôi vừa mua chiếc xe nên không muốn bị tạm giữ, vậy tôi có được phép đặt tiền để tự giữ và bảo quản phương tiện không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì tại Khoản 1 Điều 14 quy định:

Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:

Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện (quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ).

Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.

Như vậy, đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện theo quy định nêu trên.

2. Vượt đèn đỏ nhưng không ký tên trong biên bản vi phạm:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi luật sư. Hôm bữa tôi có vi phạm giao thông với lỗi vượt đèn đỏ, do hôm đó đã trễ và tôi hơi bối rối nên đã không ký vào biên bản xử phạt. Hôm sau tôi có lên hỏi công an nơi tôi bị giữ xe về thủ tục để tôi lấy xe thì bên phía công an yêu cầu tôi viết một bản tường trình kể lại sự việc, vi phạm lỗi gì rồi sau đó mang bản tường trình này cho công an nơi tôi tạm trú xác nhận rằng tôi có tạm trú ở nơi đó. Nhưng tại sao công an nơi tôi tạm trú lại không xác nhận cho tôi? Như vậy là thế nào mong luật sư giải thích giùm tôi. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Các trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau: 

“Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện

2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”

Theo thông tin bạn cung cấp, thì khi tham gia giao thông bạn đã vượt đèn đỏ và hành vi vượt đèn đỏ được coi là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, do đó bạn sẽ bị dừng phương tiện tiến hành kiểm tra và xử phạt.

Trường hợp của bạn  thuộc vào trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA  và việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền“. 

Theo như bạn trình bày, bạn vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, biên bản tạm giữ xe nhưng bạn không ký vào biên bản vi phạm và biên bản tạm giữ xe nên khi bạn tới lấy xe thì cảng sát giao thông yêu cầu anh viết bản tường trình, xin xác nhận của cơ quan công an nơi tạm trú. Việc cảnh sát giao thông yêu cầu bạn viết lại bản tường trình là có căn cứ vì bạn không ký vào biên bản nghĩa là bạn không đồng ý với biên bản này nên cần có văn bản ghi nhận lại sự việc theo ý kiến chủ quan của bạn (có vi phạm hay không, vi phạm lỗi gì, vì sao không ký biên bản…). Bản tường trình này được lưu giữ lại trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung thêm căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.

Việc cảnh sát giao thông yêu cầu bạn xin xác nhận của cơ quan công an nơi tạm trú là để khẳng định chắc chắn bản tường trình là do bạn viếtCông an nơi anh tạm trú có hay không xác nhận hay không còn phụ thuộc vào việc bạn đã đăng ký tạm trú tại Công an trước đó hay chưa? Nếu trước đó bạn chưa tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú, thì cơ quan công an sẽ không xác nhận cho bạn. Còn trong trường hợp bạn đã đăng ký tạm trú tại cơ quan công an, công an sẽ xác nhận về việc bạn đang tạm trú tại đây. Công an nơi tạm trú không xác nhận cho bạn có thể là do công an nơi tạm trú không biết bạn vi phạm như thế nào, nội dung tường trình là đúng hay sai. Tuy nhiên bạn cần trình bày lại với công an xã về việc bạn xin xác nhận có tạm trú tại địa phương chứ không phải xác nhận về nội dung của vụ việc.

3. Xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và không mang theo giấy tờ xe:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi: 1 năm trước em có vi phạm lỗi: Vượt đèn đỏ (đèn đỏ không được rẽ phải), xe của em bị mất giấy tờ xe từ lâu, em chỉ có bằng lái xe nên em bị giữ bằng lái. Xin hỏi bị lỗi như vậy thì mức phạt là bao nhiêu? Giờ em quay lại nộp phạt có lấy lại được bằng lái không? Vì thời gian cũng 1 năm rồi nên em sợ không lấy được. Trong trường hợp này bây giờ em đi thi lại bằng lái được không? Mong luật sư giải đáp!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm c) Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi vi phạm như sau: “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng; Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng. Trường hợp vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.”

Khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: “b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm đ Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;”

Đối với hành vi vượt đèn đỏ, mức xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, đồng thời áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng.

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

“Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi v phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;”

Mức xử phạt vi phạm của bạn sẽ là tổng hợp mức xử phạt của các hành vi vi phạm trên.

Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.”

Như vậy theo như bạn trình bày thì vi phạm của bạn là khoảng 1 năm trước, bạn cần kiểm tra lại chính xác ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của bạn để xem quyết định còn thời hiệu hay không. Nếu quá thời hạn là 1 năm thì quyết định xử phạt này sẽ không được thi hành nữa. Song bạn có thể đến Đội cảnh sát giao thông, nơi đang giữ giấy phép lái xe của bạn để trình bày lí do để được hướng dẫn cụ thể về việc bạn phải nộp phạt theo quy định và  nhận lại bằng lái xe.

Nếu quyết định xử phạt của bạn vẫn còn thời hiệu thực hiện thì bạn tiến hành nộp phạt theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Trường hợp bạn không nộp phạt mà làm hồ sơ thi lại bằng lái xe mới, khi nộp hồ sơ thi lại, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của bằng lái, xác minh dữ liệu liên quan. Nếu như phát hiện giấy phép lái xe cũ của bạn đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ để xử lý vi phạm giao thông mà bạn cố tình khai báo mất hoặc có hành vi gian dối khác thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc. 

Do đó bạn nên liên hệ với Đội cảnh sát giao thông nơi đã tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để tiến hành nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe.

4. Vượt đèn đỏ có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em đi xe máy, vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, không gây hậu quả gì. Em bị phạt 350.000 đồng và hình thức phạt bổ sung là giữ bằng 2 tháng. Thế dựa vào đâu để công an giao thông đưa ra hình thức phạt đó. Em khiếu nại có được không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

[…]

vuot-den-do-co-bi-tuoc-quyen-su-dung-giay-phep-lai-xe-

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Theo quy định trên, bạn điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. 

Như vậy, cảnh sát giao thông xử phạt hành chính đối với bạn với mức như trên là đúng quy định.

Từ khóa » Chị Mà điều Khiển Xe Máy Tự Giác Dừng Lại Khi Có Tín Hiệu đèn đỏ Trong Trường Hợp Này Chị M đang