Múi Giờ Và Giờ Quốc Tế GMT, UTC - Đông Tác

Múi giờ là một tiêu chuẩn thời gian cho vùng lãnh thổ nào có quy ước sử dụng chung một thời gian, thường gọi là giờ địa phương. Nếu làm đúng quy định thì mọi đồng hồ tại vùng này luôn luôn phải chỉ cùng một giá trị thời gian giống nhau.

Các múi giờ

Múi giờ của Trái Đất

Thời gian và nhịp sống biến đổi dần dần trong mỗi ngày từ Đông sang Tây theo vòng quay của Trái Đất quanh trục Bắc-Nam của nó. Khi các vùng thuộc Đông bán cầu đang là ban ngày thì các vùng thuộc Tây bán cầu lại đang là ban đêm và tình hình sẽ ngược lại vào 12 giờ sau. Trước kia, người ta đã từng dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các vùng có kinh tuyến khác nhau thì có thời gian trên đồng hồ khác nhau.

Khi tàu viễn dương rồi xe lửa và điện thoại quốc tế phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc đã gây trở ngại đáng kể cho những hành khách đi xa hoặc những giao dịch xảy ra giữa các vùng có kinh tuyến khác nhau. Múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng đó. Mỗi vùng như vậy là một múi giờ.

Về mặt lý thuyết, có thể dùng 24 đường kinh tuyến để chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch thời gian giữa các múi giờ cạnh nhau là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ là lý tưởng chứ trong thực tế hiện nay thì các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước cục bộ với lợi ích thuận tiện về mặt hành chính cho việc thống nhất quản lý các lãnh thổ địa phương hoặc quốc gia, liên minh. Do vậy trên bản đồ thế giới ta thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ cạnh nhau có thể không bằng 1 giờ.

Mọi múi giờ trên Trái Đất hiện nay đều lấy tương đối so với giờ phối hợp quốc tế UTC, xấp xỉ bằng giờ GMT (Greenwich Mean Time) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh tại Greenwich, Luân Đôn. Mỗi địa phương có thể quy định tự thay đổi múi giờ theo mùa. Do vào mùa hè mặt trời mọc sớm, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực đã thực hiện quy ước chỉnh đồng hồ chạy sớm lên một giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.

Giờ GMT

Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1-12-1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến số 0 đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23-8-1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2-8-1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số không, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.

CÁC MÚI GIỜ VIẾT TẮT

HST....Hawaiian Standard Time.....GMT -10 . AST....Alaskan Standard Time.....GMT -9 . PST....Pacific Standard Time.....GMT -8 . MST....Mountain Standard Time.....GMT -7 . CST....Central Standard Time.....GMT -6 . EST....Eastern Standard Time.....GMT -5 . AST....Atlantic Standard Time.....GMT -4 . WAT...West African Time.....GMT -1

. GMT....Greenwich Mean Time.......GMT 0 . WET....Western European Time.....GMT 0 . UCT [or UTC]....Universal Coordinated Time.....GMT 0

. SWT.....Swedish Winter Time.....GMT +1 . MET......Middle European Time.....GMT +1 . CET......Central European Time.....GMT +1 . EET......Eastern European Time and Russia Zone 1.....GMT +2 . BT........Baghdad and Russian Zone 2.....GMT +3 . ---..........Russian Zone 3.....GMT +4 . IST........Indian Standard Time.....GMT +5.5 . WAST...Western Australian Standard Time.....GMT +7 . CCT......China Coast Time.....GMT +8 . JST......Japan Standard Time.....GMT +9 . GST......Guam Standard Time.....GMT +10 . CAST....Central Australian Standard Time.....GMT +9.5 . AEST....Eastern Australian Standard Time.....GMT +10 . NZST....New Zealand Standard Time.....GMT +12

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8-8-1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 1968 vào hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29-1 trong khi miền nam thì ngày 30-1).

Ngày 1 tháng 1, 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UT1 được dùng, thay GMT, để tuợng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC +7.

Giờ UTC

Giờ phối hợp quốc tế hay UTC, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp "TUC" (temps universel coordonné). Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich hay GMT do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ thứ 19, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế.

— Giờ quốc tế định nghĩa một ngày là thời gian Trái đất quay quanh trục của chính nó, tuy nhiên, tốc độ quay này không cố định nên độ dài ngày theo UT không phải lúc nào cũng như nhau. — Để giải quyết vấn đề này, vào giữa những năm 1980 người ta chuyển sang dùng UTC là chuẩn dùng giờ nguyên tử quốc tế (TAI), được định nghĩa bởi Văn phòng quốc tế về khối lượng và độ dài BIPM (Bureau International des Poids et Mesures, đặt ở Sèvres, Pháp), dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xezi trên khắp thế giới.

UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với giờ quốc tế UT1 một số giây lẻ.

Tham khảo

UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ 20. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với giờ quốc tế UT1; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra — lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972 — tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30 tháng sáu hoặc 31 tháng mười hai, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái đất.

Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59.

Hè năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất).

Giờ UTC được viết bằng bốn chữ số: — Hai số chỉ giờ từ 00 đến 23 — Hai số chỉ phút từ 00 đến 59

Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507.

Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay, GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật.

UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet.

Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm.

Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Bảng chữ cái phiên âm của NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là "Zulu", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu.

Chuẩn ISO 860 đã sử dụng khái niệm UTC này.

Từ khóa » Giờ Quốc Tế Không Phải Là Giờ Gì