Mụn Bọc Mủ Hình Thành Do đâu Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Phân biệt mụn bọc mủ với các loại mụn khác
mụn bọc mủ là gì?
Mụn bọc mủ không giống như các loại mụn thông thường mà nó là kết quả của quá trình bị viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn được hình thành khi lỗ chân lông bị bít do bã nhờn, bụi bẩn tích tụ, phấn trang điểm còn sót lại trên da hoặc do hiện tượng sừng hóa. Từ đó, làm điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công và trở thành mụn bọc.
Không loại bỏ được hết các cặn bã trên bề mặt da rất dễ khiến da bị mụn
Cách nhận biết
Mụn bọc mủ thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, tuy nhiên nó có tình trạng nghiêm trọng hơn do khu vực lỗ chân lông bị mụn trứng viêm nhiễm nặng, hình thành ổ khuẩn sâu, gây tổn thương thành mụn bọc.
Biểu hiện thường thấy của mụn bọc đó là sưng đỏ và cứng xung quanh, vùng nhân mụn có chứa dịch màu vàng hoặc trắng - hay còn được gọi là mủ. Mụn này rất dễ bị tổn thương vì thế khi vô tình chạm vào hoặc nặn sai cách sẽ khiến mụn bị vỡ ra, gây viêm nhiễm các khu vực lân cận. Đặc biệt, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác đau và thường sẽ để lại vết thâm khó phai sau khi mụn lành.
Mụn bọc mủ khác với mụn trứng cá ở chỗ có nhân là mủ trắng hoặc vàng
Các giai đoạn tiến triển
Mụn bọc mủ hình thành và tiến triển được chia làm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Mụn trứng cá bị vi khuẩn tấn công biến thành mụn bọc mủ, các vết mụn nhỏ bình thường, chưa nhận biết được.
-
Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu to lên và sưng mọng. Dần dần hình thành nhân chứa dịch mủ vàng hoặc trắng. Lúc này bạn không nên chạm vào mụn vì có thể sẽ làm mụn bị chai, rất khó để lành.
-
Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra, khi vỡ có thể sẽ kèm theo máu. Vết thâm sẽ lành tùy thuộc vào loại da và mức độ sưng của mụn.
2. Nguyên nhân gây ra mụn bọc mủ là gì
Chúng ta thường mặc định tính chất của từng loại da sẽ là nguyên nhân chính gây nên mụn, điều này không sai, tuy nhiên chưa đủ. Đặc biệt với mụn bọc mủ là loại mụn có thể mọc ở bất kỳ loại da nào. Vậy yếu tố nào là nguyên nhân hình thành? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Chức năng bài tiết bị rối loạn
Hệ bài tiết bị rối loạn là nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả của gan và thận khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc. Trong trường hợp này, để thay thế công việc của hệ bài tiết, cơ thể sẽ đẩy mạnh quá trình hoạt động của hệ nội tiết. Vì thế đã góp phần ảnh hưởng đến chức năng tiết bã nhờn của nang lông khiến da mặt luôn trong tình trạng bóng nhờn, nhiều dầu.
Nguyên nhân gây ra mụn bọc mủ có thể do chức năng bài tiết bị rối loạn
Dầu được tiết ra quá nhiều nhưng không có khả năng thoát ra ngoài hết, gây bít bí lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành. Kết hợp với vệ sinh da không sạch, mụn bọc cũng dễ dàng phát triển vì nguyên nhân này.
Do chế độ sinh hoạt, ăn uống không phù hợp
Khi chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học sẽ làm cho cơ thể dần rơi vào tình trạng stress. Từ đó các chức năng của thận và gan cũng bị rối loạn giờ sinh học, các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể thích ứng kịp mà bị rối loạn theo. Vì thế sự ảnh hưởng của việc ăn thức ăn không lành mạnh, thời gian nghỉ ngơi và làm việc trái giờ sinh học là nguyên nhân chính có thể gây ra mụn bọc. Ngoài ra, nếu tình trạng kéo dài quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ nội tiết trầm trọng, nặng nề nhất là nhiễm độc gan.
Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân ở một số người. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra chính xác yếu tố nào quyết định đến di truyền loại mụn này. Dù vậy, các trường hợp mắc phải mụn do ảnh hưởng từ thành viên trong gia đình, đến một thời điểm nhất định sẽ tự hết.
3. Cách chữa trị được khuyến cáo
Như đã nói ở trên, mụn bọc không phải là mụn thông thường mà là các nốt sần được hình thành từ sâu dưới lỗ chân lông, vì thế không thể chữa trị đơn giản bằng các loại thuốc trị mụn OTC thông thường. Khi bị mụn bọc mủ, bạn nên hỏi thăm các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chữa trị tùy theo tình hình của bạn.
Bước đầu tiên để điều trị mụn bọc là sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vết mụn. Các loại thuốc thường được kê đơn đó là:
-
Kháng sinh: vi khuẩn bị kẹt trong lỗ chân lông sẽ được kháng sinh tiêu diệt.
-
Benzoyl peroxide: loại bỏ bã nhờn và tẩy da chết.
-
Axit salicylic: loại bỏ tận gốc các nốt sần sâu dưới lỗ chân lông.
-
Retinoids: là chất dẫn Vitamin A, giúp làm thoáng lỗ chân lông và kháng khuẩn.
Ngoài ra, các dưỡng chất có trong các loại thực phẩm tự nhiên như: chất nano curcumin có trong nghệ, tinh chất từ hành tây đỏ, tinh chất trong lô hội và vitamin E,... cũng có thể hỗ trợ điều trị mụn.
Thuốc để trị mụn bọc mủ phổ biến nhất là thuốc dạng bôi ngoài da
Ở các trường hợp bị nặng, đã điều trị nhưng vẫn tái xuất liên tục, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc tên là kháng sinh đường uống. Loại này có công dụng mạnh mẽ hơn trong việc loại bỏ vi khuẩn gây mụn bọc, bên cạnh đó còn hạn chế viêm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng kháng sinh đường uống khoảng từ 7 - 10 ngày, lâu nhất là vài tháng. Nếu muốn điều trị triệt để lâu dài, bạn có thể hỏi ý bác sĩ và sử dụng các loại thuốc khác như:
-
Thuốc tránh thai: góp phần vào việc cân bằng nội tiết tố, giảm nguy cơ tiết bã nhờn.
-
Isotretinoin: là thuốc chiết xuất từ vitamin A nhưng có tác dụng mạnh hơn retinoids. Đây là loại thuốc được sử dụng hàng ngày có tác dụng với mụn trứng cá và mụn bọc. Tuy nhiên hiệu quả không tức thì mà phải một vài tháng sau khi sử dụng mới cảm nhận được.
Nếu phương pháp sử dụng thuốc điều trị không có hiệu quả với bạn, bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp mạnh tay hơn như: dùng ánh sáng xanh, tia laser, tiêm thuốc,...
Một hai vết mụn bọc mủ có thể sẽ không sao, nhưng nếu chủ quan để lây lan khắp vùng mặt thì sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Vì thế, hãy chú ý phân biệt, hiểu nguyên nhân và cách chữa trị mụn bọc để bảo vệ sức khỏe cho làn da. Nếu bạn lo lắng tình trạng trở nặng, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để các bác sĩ khám và đưa ra lời khuyên trực tiếp. Hotline tư vấn khách hàng miễn phí: 1900 56 56 56.
Từ khóa » Cách Chữa Mụn Bọc Mụn Mủ
-
Các Cách Trị Mụn Bọc Mủ Hiệu Quả, ít Thâm, Không Sẹo
-
TOP 4 Cách Trị Mụn Bọc Tại Nhà AN TOÀN - HIỆU QUẢ
-
Nguyên Nhân Gây Mụn Bọc? Cách Chữa Trị Mụn Bọc, Mụn Mủ
-
Bí Quyết Trị Mụn Mủ Tại Nhà đơn Giản, An Toàn Tránh Sẹo Thâm
-
Da Bị Mụn Bọc Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Mụn Bọc Là Gì Và Tại Sao Lại Khó Chữa? | Vinmec
-
6 Cách Trị Mụn Bọc Nhanh Nhất Tại Nhà - Dr Vitamin
-
4 Cách Trị Mụn Bọc Hiệu Quả Bằng Nguyên Liệu Có Sẵn Tại Nhà
-
#10 Cách Trị Mụn Bọc, Mụn Mủ, Sưng Đỏ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
-
Nếu Biết Cách điều Trị Mụn Mủ Sưng đỏ ở Mặt Này Sớm Thì Tốt Hơn!
-
Top 12 Cách Trị Mụn Mủ Sưng Đỏ Ở Mặt Không Lo Sẹo Thâm
-
9+ Cách Trị Mụn Mủ đơn Giản Tại Nhà , Không Có Vết Thâm , Sẹo - 2Bacsi
-
Những điều Cần Biết Về Mụn Mủ | BvNTP
-
Mụn Bọc Là Gì? Bật Mí Những Cách Trị Mụn Bọc đơn Giản, Tự Nhiên ...