Mụn Bọc ở Má: Không Cẩn Thận Sẽ Lây Lan Nhanh, Kém Xinh đẹp

Mụn bọc ở má hoặc ở mũi, cằm, trán thường chứa nhiều mủ. Sau khi hết thường để lại vết thâm, sẹo lồi hoặc lõm gây mất thẩm mỹ. Nột mụn cũng thường sưng đỏ, gây đau khiến bạn khó chịu. 

Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên khuôn mặt nhưng thường “để lại dấu ấn” ở hai bên má. Nếu không được xử lý đúng cách, mụn ở má có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cả thẩm mỹ và sức khỏe của da.

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở má

mụn bọc ở má

Mụn bọc là dạng nặng nhất trong số các loại mụn, xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này xâm nhập vào trong nang, da phản ứng lại, dẫn đến sự hình thành mụn bọc.

Khi mới xuất hiện, mụn thường là những đốm nhỏ màu đỏ trên má, sau đó sưng dần lên thành nốt đỏ lớn, cứng và gây đau nhức. Nếu không trị dứt điểm mụn mọc ở má sẽ khiến các nốt mụn lan rộng. Nguyên nhân chính khiến bạn bị mụn ở má thường là:

Nổi mụn ở má do vệ sinh da kém

Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, da tích tụ vi khuẩn và dầu thừa… là điều kiện đầu tiên để hình thành mụn bọc. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân này, nghĩa là chất nhờn và bụi bẩn đã tích tụ dưới da gây ra viêm, tạo cơ hội nổi mụn bọc ở má.

Rối loạn hormone

Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (đối với cả nam và nữ), thời kỳ tiền kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ). Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều, bạn cũng có nhiều nguy cơ nổi nhiều nốt mụn sưng đỏ ở má.

Rối loạn hormone sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào, khiến mụn bọc phát triển.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu bạn đang đối phó với mụn nội tiết

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý gây mụn má

Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích mụn bọc nổi nhiều hơn ở hai bên má. Ngoài ra, lối sống “cú đêm” (thức khuya, bận rộn, stress) cũng là nguyên nhân khiến da xấu đi, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.

Cách trị mụn bọc ở má

Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng viêm. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline…

Thuốc tránh thai

cách trị mụn bọc ở má

Nếu bạn bị nổi mụn bọc ở má là do rối loạn nội tiết tố, hãy nghĩ tới việc điều chỉnh hormone bằng thuốc tránh thai. Nhờ tác dụng ức chế nồng độ testosterone (một loại nội tiết androgen) trong cơ thể, thuốc tránh thai sẽ ức chế sản xuất bã nhờn, làm hạn chế nguy cơ gây mụn bọc.

Thoa các sản phẩm trị mụn

Để trị mụn bọc ở má, các loại thuốc bôi thông thường sẽ không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn sẽ được chỉ định những loại sản phẩm có thành phần chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, hydrocortisone… Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm và thu nhỏ mụn. Đặc biệt, tình trạng sẹo thâm sau mụn cũng được hạn chế.

Tiêm thuốc cortisone

Được ví như “cây đũa thần”, phương pháp tiêm cortisone (hay tiêm steroid) thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn sưng lớn, cứng. Corticosteroid được pha rất loãng rồi tiêm trực tiếp vào trong mụn, khiến mụn mềm dần rồi xẹp sau đó vài ngày. Bên cạnh ưu điểm trị mụn bọc nhanh chóng, phương pháp này còn làm giảm nguy cơ phát triển sẹo mụn nên rất phù hợp với các bạn có cơ địa dễ bị sẹo mụn và vết thâm.

Tuy nhiên, tiêm cortisone thường gây ra tác dụng phụ là làm vùng da được tiêm teo lại, vùng tiêm lõm xuống gây nên sẹo lõm. Phải mất rất nhiều thời gian (có thể lên đến 6 tháng) để phục hồi tình trạng này.

Lưu ý khi điều trị mụn bọc ở má

nặn mun

  • Luôn giữ da mặt sạch sẽ: Bình thường, vùng da hai bên má không đổ dầu nhiều như vùng chữ T (trán, mũi và cằm), nhưng khi má xuất hiện mụn bọc, nghĩa là bạn phải chăm sóc vùng da này kỹ hơn.
  • Tuyệt đối không nặn mụn bọc: Bạn nghĩ nặn mụn sẽ khiến mụn xẹp và bớt sưng tấy? Ngược lại, mụn bị tác động sẽ sưng to hơn, kèm theo viêm nhiễm dẫn đến lâu lành. Chưa kể nếu bạn nặn không đúng cách, mụn còn để lại sẹo lõm ở hai má, rất mất thẩm mỹ.
  • Hạn chế trang điểm: Vùng da hai bên má khá mỏng, khi bị mụn bọc sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương. Vì vậy, khi bạn dùng mỹ phẩm trang điểm với mục đích “che chắn”, da đã vô tình buộc phải tiếp xúc với hóa chất có trong mỹ phẩm, khiến mụn càng trở nên tồi tệ. Nếu bắt buộc phải trang điểm, bạn lưu ý chọn loại mỹ phẩm không chứa dầu, đồng thời tẩy trang kỹ bằng dung dịch tẩy trang và gel rửa mặt.
  • Đắp mặt nạ: Các loại mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên rất hữu hiệu trong việc tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch da và giảm sưng viêm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 loại mặt nạ trị mụn hiệu quả

  • Dùng kem chống nắng: Đội mũ, đeo khẩu trang để tránh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là chưa đủ, bạn cần bôi kem chống nắng thì mới bảo vệ da tuyệt đối khỏi tác hại của tia UVA/UVB. Nên chọn loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, tốt nhất là loại không chứa dầu.
  • Chế độ ăn hợp lý: Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ ngọt… Thay vào đó, nên tăng cường rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại nước detox, thanh lọc cơ thể như chanh, mật ong, trà xanh, giấm táo… Thường xuyên tập thể dục và tránh xa stress.

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Bọc ở Má