Mụn đầu đinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng mụn đầu đinh là một trong những loại mụn nhọt nguy hiểm và gây nhức nhối tuy nhiên khá nhiều người xem thường bệnh gây nên biến chứng nghiêm trọng. Vậy mụn đầu đinh làm sao để chữa trị an toàn, hiệu quả?
Menu xem nhanh:
- 1. Dấu hiệu cảnh báo mụn đầu đinh
- 1.1 Khái niệm tình trạng mụn đầu đinh là gì?
- 1.2 Những triệu chứng của tình trạng mụn đầu đinh cần biết
- 2. Mụn đầu đinh làm sao để chữa trị?
- 2.1 Những lưu ý trong điều trị mụn đầu đinh
- 2.2 Một số bài thuốc điều trị bệnh tại nhà
1. Dấu hiệu cảnh báo mụn đầu đinh
1.1 Khái niệm tình trạng mụn đầu đinh là gì?
Mụn đầu đinh có thể tự phát hoặc xuất phát từ các mụn bình thường bị viêm nhiễm hoặc từ một vết xước.
Mụn đầu đinh có thể phát triển thành 3 giai đoạn chính. Những giai đoạn phát triển của mụn đầu đinh bao gồm:
– Giai đoạn viêm tấy: Người bệnh thấy có tổn thương đỏ và đau, có thể sờ thấy cộm cộm bên dưới da và ngày càng lộ rõ ở bề mặt da và tạo mủ hình thành ngòi mụn. Người bệnh cũng có thể mệt mỏi, chán nản, buồn nôn hoặc sốt.
– Giai đoạn hóa mủ, tạo ngòi: Mụn chuyển từ cộm cứng thành mềm, mủ, đau ít hơn nhưng có ngòi như đầu đinh. Có một số triệu chứng toàn thân như khi viêm tấy nhưng giảm.
– Giai đoạn thoát mủ: Mụn mềm nhũn tại chỗ, vỡ chảy mũ và thoát ngòi, không có triệu chứng toàn thân rõ ràng.
1.2 Những triệu chứng của tình trạng mụn đầu đinh cần biết
Các triệu chứng của mụn đầu đinh thường gặp phải ở quanh mép, cụ thể như sau:
– Cảm giác trên mép có vết sưng đau, màu đỏ.
– Các mụn sưng tấy lên, đỏ sờ xung quanh thấy nóng, cảm giác đau nhức, sau đó mụn mưng mủ và có ngòi trắng như hình đầu đinh.
– Khi mụn nhọt sưng to kèm theo đau nhức có thể dẫn đến bị sốt cao trên 40 độ, người mệt mỏi, li bì.
Các biểu hiện của mụn đinh râu nêu trên có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ rồi nặng dần theo thời gian. Mụn có thể tự mất đi hoặc cần phải chữa trị. Trong nhiều trường hợp nếu không chữa trị sai cách hoặc để cho mụn phát triển nặng và viêm nhiễm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
2. Mụn đầu đinh làm sao để chữa trị?
2.1 Những lưu ý trong điều trị mụn đầu đinh
Các biến chứng có thể gặp phải khi bị mụn đinh râu như bị viêm tắc tĩnh mạch trong xoang, mụn sưng to ảnh hưởng tới hoạt động của miệng gây khó khăn trong việc há miệng, nhai,… hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy mụn đầu định làm sao để chữa trị?
Theo các chuyên gia da liễu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Khi phát hiện ra mụn đầu đinh với biểu hiện sưng đỏ nhưng chưa có mủ, dùng cồn iod 1-3% lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày và sử dụng kem bôi để ngăn chặn mụn phát triển.
– Không nên chườm đá lạnh hoặc chườm nóng lên vùng bị mụn.
– Thận trọng khi đắp các loại lá trị mụn đinh râu vì có thể gây viêm nhiễm.
– Khi mụn có mủ và đau nhức tuyệt đối không nên nặn mụn, không sờ hoặc gãi chỗ bị mụn.
– Tốt nhất, khi có dấu hiệu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám và hướng dẫn cách xử lý đúng và hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc và trị mụn đầu đinh, dùng thuốc theo hướng dẫn để ngăn chặn sự phát triển của mụn và tránh để lại sẹo, vết thâm vùng bị mụn.
2.2 Một số bài thuốc điều trị bệnh tại nhà
Để điều trị tình trạng này, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà với những phương pháp sau:
– Bột nghệ: Bột nghệ có tính kháng khuẩn và chống viêm nên có thể chữa lành được tình trạng mụn. Người bệnh có thể uống(1 thìa bột nghệ pha với nước hoặc sữa, uống 3 lần mỗi ngày) hoặc sử dụng tại chỗ(trộn với gừng hoặc nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt đắp lên mụn 2 lần 1 ngày).
– Tinh dầu cây tràm trà: Tinh dầu cây tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh nên có thể điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên người bệnh lưu ý không nên thoa trực tiếp lên da bởi có thể gây kích ứng hay bỏng rát mà nên trộn tinh dầu với dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi đưa lên gạc bông xoa vết mụn. Lặp lại 2-3 lần cho đến khi hết mụn.
– Muối Epsom: Muối có tác dụng làm khô mủ từ vết mụn, có thể hòa với nước ấm và ngâm vào cùng miếng gạc đắp lên vùng bị mụn sau 20 phút, áp dụng trong khoảng 3 lần 1 ngày đến khi khỏi.
– Dầu neem: Đây là tử đinh hương của Ấn Độ có thể kháng khuẩn, khử trùng hoặc điều trị nhiễm trùng da, người bệnh có thể thoa trực tiếp lên mụn 3-4 lần một ngay sau khi vệ sinh tay sạch sẽ.
– Chườm nóng: Nhiệt độ có thể giúp lưu thông máu và giúp tế bào bạch cầu và kháng thể để chống nhiễm trùng, người bệnh có thể thử để điều trị.
– Dầu thầu dầu: Loại dầu này chứa axit ricinoleic chống viêm mạnh kết hợp vớ đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị mụn hiệu quả tốt. Người bệnh có thể bôi trực tiếp dầu lên mụn 3 lần một ngày cho đến khi hết hẳn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng mắc mụn đầu đinh và phương hướng để điều trị bệnh, khi thấy những biểu hiện của mụn thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Từ khóa » đinh Râu Và Cách Chữa Trị
-
Cách Trị Mụn đinh Râu Và Phòng Tránh Hiệu Quả
-
Đinh Râu Và Những điều Cần Biết - Benh Vien 108
-
Mụn đinh Râu Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Mụn đinh Râu Và Những điều Cần Biết - Sở Y Tế Nam Định
-
Mụn đinh Râu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Bị Mụn đinh Râu Kiêng ăn Gì Và Làm Thế Nào để điều Trị Hiệu Quả Nhất?
-
Phân Biệt Mụn đinh Râu Và Mụn Bọc Mủ
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Mụn đinh Râu | BvNTP
-
Mụn đinh Râu Là Gì? Cách Trị Mụn đinh Râu Hiệu Quả
-
Mụn đinh Râu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
Bài Thuốc Chữa đinh Râu Hiệu Quả
-
Mụn đinh Râu Là Gì? Cách Nhận Biết, Xử Lý, điều Trị
-
Mụn đinh Râu Và Cách Trị Mụn đinh Râu - Chucos
-
Cách Chữa Mụn Đinh Râu Đơn Giản An Toàn Tại Nhà Sau 1 Đêm