Mụn Mủ Và Mụn Sần đỏ - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết rằng có các loại mụn trứng cá khác nhau? Nhân mụn được hình thành từ dầu thừa và tế bào chết ở trong lỗ chân lông khi lỗ chân lông bị bít tắc. Khi vi khuẩn gây mụn trứng cá P.acnes phát triển trong lỗ chân lông sẽ gây viêm da, lúc này mụn mủ xuất hiện. Mụn mủ cùng với mụn sần đỏ, mụn viêm tấy, mụn bọc là nhóm mụn trứng cá viêm, vì chúng có viêm da. Viêm da được mô tả bằng các dấu hiệu: đỏ, sưng, hoặc đau.
Mụn mủ là mụn trứng cá điển hình (tức là nó đại diện cho mụn trứng cá). Khi nói đến mụn trứng cá, người ta thường ngầm liên tưởng đến mụn mủ.
- các loại mụn và mức độ mụn
Mụn sần đỏ
- Biểu hiện: Mụn sần đỏ là những nốt đỏ nổi gồ trên bề mặt da, kích thước nhỏ, không có mủ.
- Nguyên nhân và sự hình thành: Mụn sần đỏ là mụn viêm mức độ nhẹ nhất. Khi lỗ chân lông (nang lông) bị nhồi nhét quá mức bởi dầu thừa và tế bào chết, nhân mụn to lên làm thành lỗ chân lông bị giãn và tạo ra các lỗ thủng nhỏ. Vi khuẩn gây mụn P.acnes phát triển trong lỗ chân lông sẽ phân hủy dầu thừa sinh ra các chất gây viêm da. Từ đó da bị viêm (sưng, đỏ). Mụn sần đỏ thường sẽ tiến triển sang mụn mủ.
- Cách điều trị: Không được nặn các mụn sần đỏ, nếu không chúng sẽ nặng lên. Hầu hết các mụn sần đỏ sẽ khỏi nhanh chóng mà không để lại sẹo, vì chúng không gây tổn thương sâu trong da. Điều trị bằng benzoyl peroxide hoặc kem kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa các mụn sần đỏ.
Mụn mủ
Biểu hiện: ở giữa là chóp màu trắng đục là mủ, bao xung quanh là quầng đỏ. Kích thước từ nhỏ đến khá lớn.
Nguyên nhân và sự hình thành: Mụn mủ là tiến triển của mụn sần đỏ. Như vậy nguyên nhân gây mụn mủ cũng giống với mụn sần đỏ là do sự kết hợp của 3 nguyên nhân gây mụn: da dầu- tắc lỗ chân lông- vi khuẩn gây mụn P.acnes. Do tắc lỗ chân lông nên dầu thừa và tế bào chết bị ứ tắc lại tạo thành nhân mụn trong lỗ chân lông. Khối nhân mụn tích tụ ngày càng lớn, làm thành lỗ chân lông bị giãn và xuất hiện các lỗ thủng nhỏ. Vi khuẩn P.acnes làm viêm da và hình thành mụn sần đỏ. Các tế bào bảo vệ cơ thể sẽ xâm nhập vào trong lỗ chân lông qua các lỗ thủng nhỏ và "chiến đấu" với vi khuẩn P.acnes. Cả hai bên cùng thương vong và kết quả là hình thành chóp mủ ở giữa mụn. Mủ chính là xác các tế bào bảo vệ, xác của vi khuẩn, và các tế bào chết.
Cách trị mụn mủ
Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng bị các mụn mủ hoặc mụn mủ số lượng ít thì có thể điều trị tại nhà. Nếu mụn mủ lan rộng, số lượng nhiều khó kiểm soát thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc.
Trị mụn mủ tại nhà cũng giống như trị mụn trứng cá nói chung, cần phải giải quyết được cả 3 nguyên nhân gây mụn thì mụn mới hết được. Nếu bạn chỉ dùng đơn lẻ các sản phẩm, ví dụ như ra hiệu thuốc mua một tuýp kem bôi trị mụn về sử dụng tại nhà, thì đa số các trường hợp mụn không giảm. Một số ít có giảm nhưng sau đó mụn lại mọc lại. Bởi lẽ khi các nguyên nhân gây mụn không được giải quyết triệt để, thì mụn sẽ có cơ hội mọc lại.
Nguyên nhân gây mụn mủ là: da dầu - tắc lỗ chân lông và vi khuẩn gây mụn P.acnes, vì thế trong chế độ chăm sóc da trị mụn hàng ngày bạn cần các sản phẩm giải quyết được từng nguyên nhân một.
Để loại bỏ da dầu, bạn cần sữa rửa mặt trị mụn chứa Salicylic acid. Bạn rửa mặt đều đặn hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Để loại bỏ vi khuẩn gây mụn P.acnes bạn cần dùng kem kháng khuẩn, bôi trực tiếp lên mụn vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt. Khi mụn đã xẹp thì bạn không cần bôi kem kháng khuẩn nữa.
Để chống tắc lỗ chân lông, bạn cần dùng kem chống tắc lỗ chân lông bôi lên toàn mặt vào buổi tối. Bôi lên toàn mặt có nghĩa là bôi lên cả mụn và vùng da không bị mụn. Duy trì chế độ chăm sóc da hoàn chỉnh như trên trong vòng 2- 8 tuần, mụn sẽ hết.
Lưu ý là các bạn không nên nặn hoặc cậy mụn, bởi lẽ những hành động này sẽ làm mụn nặng lên, có thể trở thành mụn viêm tấy hoặc mụn bọc.
Chăm sóc da ngăn ngừa mụn tái phát
Khi bạn đã điều trị thành công mụn mủ và hiện tại da mặt bạn đã nhẵn mịn thì bạn sẽ làm gì tiếp theo? Ai cũng muốn trị mụn mủ một lần là khỏi mãi mãi, chẳng ai muốn phải tiếp tục dùng kem trị mụn. Tuy nhiên điều không may là mụn trứng cá không thể chữa khỏi hoàn toàn và nếu bạn không tiếp tục chăm sóc da ngăn ngừa mụn thì chắc chắn mụn sẽ quay trở lại. Bởi vì da dầu và tắc lỗ chân lông là 2 đặc điểm cơ bản tạo nên da của bạn, nó do gen quy định và không thể thay đổi được. Chúng vẫn hoạt động đều đặn hàng ngày. Da dầu và tắc lỗ chân lông kết hợp với nhau tạo ra nhân mụn mới, từ đó hình thành mụn mủ mới.
Điều may mắn là bạn có thể ngăn ngừa mụn mủ mọc lại bằng cách ngăn chặn quá trình tạo nhân mụn. Chỉ cần rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt trị mụn chứa Salicylic acid giúp làm sạch da nhờn và bôi kem chống tắc lỗ chân lông đều dặn vào buổi tối thì nhân mụn sẽ không có cơ hội để hình thành. Đó chính là bí quyết chăm sóc da để ngăn ngừa mụn.
Từ khóa » Cách Chữa Mụn Sẩn
-
Mụn Sẩn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Mụn Sẩn - Hello Bacsi
-
MỤN SẨN Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Sần Dưới Da
-
Mụn Sẩn Là Gì - Chanh Tươi
-
Cách điều Trị Mụn | Vinmec
-
Cách Xử Lý Mụn Viêm Tại Nhà Hiệu Quả Và Cách Phòng Ngừa
-
Cách Trị Mụn ẩn An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết
-
Nhận Diện Mụn Sẩn Và Cách điều Trị An Toàn
-
Mụn Sẩn Là Gì? Làm Sao điều Trị Triệt để?
-
Trị Mụn Không Nhân Hiệu Quả - Bí Quyết Là đây Chứ đâu!
-
Mụn Viêm đỏ ở Má: Làm Gì để Khắc Phục? - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Những điều Cần Làm Ngay để Thoát Khỏi Mụn Viêm - Dizigone
-
Trứng Cá - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trứng Cá đỏ - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC