Mụn Nhọt Sưng To - Cách Chữa Triệt để - Kháng Khuẩn Vượt Trội
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết trong chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần bị mụn nhọt gây phiền toái. Mụn nhọt gây đau nhức, khó chịu khi ở những vị trí “nhạy cảm” như mông, đùi; lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khi ở trên mặt. Đặc biệt, mụn nhọt thường kéo dài nhiều ngày và rất dễ tái lại. Vì vậy, mụn nhọt chính là “kẻ thù” chung mà nhiều người muốn tiêu diệt. H ãy cùng Dizigone tìm ra bí kíp đánh bay mụn nhọt sưng to hiệu quả – an toàn – triệt để qua bài viết sau.
I. Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Ban đầu, nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da như đầu đinh hoặc bằng hạt đỗ. Sau đó viêm sưng đỏ, nổi mụn cứng và có mủ trắng ở giữa. Qua vài ngày mụn sẽ lan rộng ra xung quanh, sưng tấy và lớn dần.
Những ngày sau đó, mụn nhọt sẽ mềm dần ra và chuyển thành màu đỏ tím. Da vùng đỉnh nhọt bị rạn rồi vỡ, làm chảy dịch mủ màu vàng ra bên ngoài, đôi khi kèm ngòi màu xanh ở giữa. Mụn nhọt có thể gây đau và khiến người bệnh sốt do viêm.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ, viêm lan rộng khiến mụn nhọt càng sưng to trầm trọng hơn. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể. Đặc biệt là những nơi chịu nhiều ma sát và tiết nhiều mồ hôi như nách, bẹn, mông, lưng, ngực, mặt, đầu…
II. Nguyên nhân gây mụn nhọt
Nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Chủng vi khuẩn này tồn tại trên da và xâm nhập vào các lớp mô dưới da thông qua lỗ chân lông, hoặc các vết trầy xước nhỏ, vết côn trùng cắn.
Mụn nhọt có thể gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị mụn nhọt cao hơn là:
- Người tiếp xúc gần với người bệnh đang nhiễm tụ cầu: Ví dụ ở cùng người cũng đang bị mụn nhọt hoặc chốc lở do tụ cầu
- Người đang mắc bệnh tiểu đường: Đường huyết cao khiến cơ thể chống chọi kém hơn với sự tấn công của các tác nhân vi khuẩn.
- Người đang bị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như mụn trứng cá, chàm da… Các tổn thương này khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, da dễ bị nổi nhọt và mụn nước.
- Người chăm sóc và vệ sinh da chưa đúng cách
- Người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất gây kích ứng da
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh như lupus ban đỏ, HIV…
>>> Xem bài viết: Hết 90% mụn viêm nặng chỉ sau 1 tuần
III. Cách chữa mụn nhọt triệt để
Khi phát hiện mụn nhọt, bạn không nên vội vàng sờ, nặn bóp lên mụn để mong đẩy nhanh nhân mụn ra ngoài. Thay vào đó, nên bình tĩnh xử lý mụn theo các bước
1. Chờ nhân mụn chín hoàn toàn
Mụn nhọt cần thời gian để “chín”. Sau đó, vùng da bị mụn mới dễ dàng bị bộc lộ để đẩy mủ và dịch viêm ra ngoài. Nếu cố nặn, bóp nốt mụn, bạn sẽ chỉ càng cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn. Đặc biệt, tuyệt đối không tự dùng dao hoặc kéo để trích rạch mụn nhọt. Việc sử dụng các dụng cụ y tế chưa được khử trùng có thể khiến mụn nhọt nhiễm trùng, mưng mủ và ngày càng nặng thêm.
2. Chườm ấm lên nốt mụn nhọt
Chườm ấm giúp giảm đau nhức tại các nốt mụn nhọt. Không chỉ vậy, nhiệt độ cao còn có tác dụng thúc đẩy mụn chín nhanh hơn, kích thích đẩy dịch, mủ ra ngoài một cách tự nhiên.
Cách chườm ấm nốt mụn nhọt:
- Dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước ấm để chườm lên vị trí nốt mụn nhọt.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút để mụn nhọt nhanh chín.
3. Loại bỏ mủ, viêm khi nốt mụn nhọt đã chín
Chỉ nặn mụn khi nốt mụn đã chín
Với những nốt mụn nhọt nhỏ đã chín, bạn có thể tự loại bỏ mủ, viêm tại nhà theo các bước
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Dùng tay tác động nhẹ nhàng để đẩy hết dịch, mủ ra ngoài.
Nếu mụn nhọt quá to, gây đau nhức kéo dài và quá lâu chín, bạn cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý mụn nhọt an toàn. Bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa bằng cách rạch một đường nhỏ trên vị trí nốt mụn. Sau đó, băng gạc được đặt vào đó để hút hết nhân mụn và mủ, dịch ra ngoài.
4. Sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Sau khi đẩy hết mủ và dịch, vị trí mụn nhọt thường để lại tổn thương da sâu và rộng. Nếu không xử lý cẩn thận, vi khuẩn và mầm bệnh từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến mụn nhọt lâu khỏi, hay tái lại và để lại sẹo xấu trên da.
Mụn nhọt apxe biến mất nhanh khi được chăm sóc đúng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone
Để ngăn ngừa nguy cơ trên, ngay sau khi nặn mụn, cần sát khuẩn da để phòng ngừa viêm nhiễm. Dung dịch sát khuẩn cho da mụn phải đảm bảo các yếu tố:
- Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
- Hiệu quả nhanh, đảm bảo mụn nhọt mau lành
- Không gây xót da, niêm mạc khi sử dụng
- Không gây kích ứng, không làm nặng thêm tình trạng mụn viêm
- Không làm tổn thương mô hạt, đảm bảo mụn nhọt lành tự nhiên, an toàn, không để lại sẹo
Tại các phòng khám da liễu và thẩm mỹ viện, dung dịch sát khuẩn được các bác sĩ tin dùng là Dizigone. Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn dùng cho tổn thương da.
Ưu điểm của Dizigone
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: Dizigone tiêu diệt được mọi loại mầm bệnh, từ vi khuẩn gram (+), gram (-), virus tới nấm và bào tử nấm.
- Tác dụng nhanh chóng: Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY (thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN).
- Không tổn thương mô mới, không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Không chứa cồn, pH trung tính nên không gây đau, xót khi sử dụng.
- Cơ chế kháng khuẩn an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây tác dụng phụ.
Cách dùng dung dịch Dizigone để vệ sinh nốt mụn nhọt:
- Lau rửa nốt mụn nhọt 3-4 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone.
- Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
Phản hồi của khách hàng trên shopee sau khi dùng Dizigone xử lý mụn nhọt tại nhà
5. Thoa kem dưỡng cho vùng da bị mụn nhọt
Theo các nghiên cứu khoa học, tổn thương da do mụn nhọt sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì độ ẩm phù hợp và cung cấp dưỡng chất đầy đủ. Vì vậy, khi vùng tổn thương do mụn nhọt khô se, nên thoa kem dưỡng Dizigone Nano Bạc để cấp ẩm, bổ sung các dưỡng chất tự nhiên như lô hội, tràm trà, cúc la mã, d-panthenol. Thành phần nano bạc và các dẫn xuất từ thiên nhiên cũng giúp làm sạch da, hỗ trợ lên da non và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua sản phẩm Dizigone:
Hiện tại bộ sản phẩm DIZIGONE có sắn tại hệ thống nhà thuốc Long Châu & hệ thống nhà thuốc An Khang
IV. Một số lưu ý khi xử lý mụn nhọt tại nhà
- Nếu tổn thương do mụn nhọt tạo thành quá sâu và rộng, cần băng lại bằng băng gạc vô trùng. Tránh để mủ, viêm dính sang những khu vực khác trên cơ thể, ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt.
- Băng gạc thay hằng ngày phải bỏ vào thùng rác ngay sau khi sử dụng để không làm phát tán vi khuẩn. Nên hạn chế tuyệt đối việc chạm vào mụn hoặc.phải rửa tay, sát trùng sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn.
- Cần chú ý chế độ ăn uống đủ dinh.dưỡng, vitamin, hạn chế thưc ăn có đường.
- Vệ sinh môi trường sống, thường xuyên lau dọn nhà cửa, thay chăn ga gối đệm.
Qua bài viết trên, hi vọng các bạn đã tìm ra cách chữa mụn nhọt triệt để tại nhà hiệu quả nhất. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Từ khóa » Cách Trị Mụn Nhọt ở Nách Nhanh Nhất
-
Mụn Nhọt ở Nách Sưng đau Nguy Hiểm Và Cách Trị An Toàn
-
Nguyên Nhân Mụn Nhọt ở Nách Sưng đau Và Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Mụn ở Nách Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Medlatec
-
8 Cách Trị Mụn Nhọt Ở Nách Hiệu Quả Và Không Đau
-
Cách Trị Mụn Nhọt ở Nách Hiệu Quả Và Không đau - VIETSKIN
-
Nổi Mụn ở Nách: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
7 Mẹo Trị Nhọt Cực Hiệu Quả Và Dễ Làm
-
9 Cách Trị Mụn Nhọt Ở Nách Hiệu Quả Và Không Đau
-
8 Cách Trị Mụn Nhọt ở Nách Hiệu Quả Và Không đau - Okyanos
-
Cách Trị Mụn Nhọt ở Nách Hiệu Quả Và Các Lưu ý Khi Nổi ... - MarryBaby
-
5+ Cách Trị Mụn ở Nách đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Nổi Mụn Nhọt Ở Nách Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả Tốt Nhất 2022
-
Nổi Mụn ở Nách – Cảnh Giác Biến Chứng Nguy Hiểm!
-
Nổi Mụn ở Nách Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào - BookingCare