Mụn Nhọt Trong Lỗ Tai Bị đau Nhức Nên Làm Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Mụn xuất hiện trên mặt đã khiến nhiều người đau đầu tìm cách loại bỏ thì khi ổ mụn trong tai còn gây ra nhiều phiền toái hơn nhiều. Đặc biệt phải cẩn trọng khi ổ nhọt sưng to trong tai chứa đầy mủ viêm gây đau đớn. Nếu bạn cũng đang tò mò muốn biết nguyên nhân gây mụn các vị trí trong tai và liệu pháp điều trị thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
- I – Mụn trong lỗ tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- II – Tại sao mọc mụn nhọt ở vành và trong lỗ tai?
- 1. Bệnh viêm tai
- 2. Xỏ khuyên trên vành tai bị nhiễm trùng
- 3. Không vệ sinh tai sạch sẽ
- 4. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
- 5. Nguyên nhân khác làm nổi mụn mủ ở tai gây đau nhức
- III – Cần làm gì khi mọc mụn trong tai?
- 1. Điều trị mụn nhọt trong tai bằng nguyên liệu tự nhiên
- 2. Mụn mủ ở tai bôi thuốc gì?
- 3. Thăm khám bác sĩ khi mụn ở lỗ tai bị nặng, bọc mủ sưng to
- IV – Mẹo nhỏ ngăn ngừa mụn mọc trong tai
- 1. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực tai mỗi ngày
- 2. Tránh những đồ ăn gây nóng trong
- 3. Không tự ý nặn mụn
- 4. Lưu ý khi xỏ khuyên tai
I – Mụn trong lỗ tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mụn trong lỗ tai không nhiều người biết đến nhưng tỉ lệ người bị không phải hiếm. Đây là dạng mụn có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào từ trẻ sơ sinh đến người lớn.
Mụn ở lỗ tai có ở nhiều dạng khác nhau như: trứng cá, mụn bọc mụn đầu trắng mụn đầu đen… Mặc dù xuất hiện tại nơi khó thấy không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng lại làm người bị đau nhức, khó chịu.
Đặc biệt, ổ mụn lớn bị viêm sưng thì cảm giác khó chịu còn tăng lên nhiều lần. Hơn nữa, mọc ở vị trí đặc biệt nên việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Mụn nhọt viêm sưng có chứa mủ ở tai
CẢNH BÁO MỨC ĐỘ NGUY HIỂM MỤN TRONG LỖ TAI ???
Liệu mụn nhọt trong lỗ tai có cảnh báo dấu hiệu liên quan đến sức khỏe nào không? Tại là vị trí tồn tại nhiều dây thần kinh nên việc xuất hiện những nốt mụn ở đây khiến nhiều người lo lắng không biết có nguy hiểm?
Bác sĩ da liễu Da Đỗ Minh Vương (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) cho biết, mụn ở trong tai có thể chỉ là bệnh lý da liễu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nội tạng bên trong đang không khỏe. Sau nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về các vị trí mọc mụn đã đưa ra bản đồ trị mụn (face mapping) để nhận định hiện trạng của cơ thể.
Từng khu vực trên mặt đều có liên hệ mật thiết với các bộ phận bên trong của cơ thể người. Chỉ một dấu hiệu nhỏ như nổi mụn cũng sẽ báo hiệu bộ phận tương ứng đang có vấn đề.
Mỗi vị trí mọc ngự trị đều là dấu hiệu cơ quan trong cơ thể có vấn đề
Nhìn vào biểu đồ Face Mapping có thể thấy rằng mụn mọc ở tai đang cảnh báo tình trạng thận của bạn gặp vấn đề. Khi cơ quan làm chức năng bài tiết là thận nhiễm độc tố thì cơ thể mệt mỏi là điều hiển nhiên. Đôi khi chính việc cung cấp không đủ nước cũng tác động không nhỏ đến khả năng bài tiết của thận.
Nếu bạn mọc mụn trong tai thì khả năng cao đó là hậu quả của việc cơ thể thiếu nước. Tuy nhiên để hiểu rõ vấn đề đang gặp phải khi nhận thấy mụn bọc sưng ở trong tai nên đến gặp bác sĩ.
II – Tại sao mọc mụn nhọt ở vành và trong lỗ tai?
Ngoài nguyên nhân cơ thể thiếu nước ảnh hưởng xấu đến khả năng bài tiết của thận và làm mụn nhọt mọc trong lỗ tai thì còn một số yếu tố khác như: viêm nhiễm, nội tiết tố thay đổi hay xỏ khuyên bị nhiễm trùng.
Dưới đây là 5 nguyên nhân chính phát sinh mụn ở lỗ tai mà bạn cần nắm rõ.
1. Bệnh viêm tai
Tình trạng viêm nhiễm ở tai do nhiều nguyên nhân. Chỉ cần bạn sử dụng dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ hoặc tắm, bơi ở những khu vực nước ô nhiễm đều có thể gây nhiễm trùng. Hậu quả là vùng ống tại nổi lên những nốt mụn bọc sưng tấy chứa mủ viêm kèm theo cảm giác đau nhức.
2. Xỏ khuyên trên vành tai bị nhiễm trùng
Thùy tai là vị trí xỏ khuyên an toàn nhất bởi vùng này không có sụn nên ít có cảm giác đau đớn và tình trạng sưng tấy. Nhưng với những người cá tính, đam mê xỏ khuyên thì chỉ thùy tai là không đủ. Chính vì thế, có rất nhiều người xỏ khuyên cả bên trong vành tai và xung quanh đó theo sở thích cá nhân.
Xỏ khuyên tại vị trí nhạy cảm dễ dẫn đến nhiễm trùng gây nổi mụn trong tai
Tất cả những vị trí có sụn thường thời gian đau và sưng sẽ kéo dài lâu hơn khi bấm lỗ. Đặc biệt những ai có cơ địa dữ thì vết thương sẽ lâu lành hơn.
Xỏ khuyên xong, ngoài kiêng khem một số thực phẩm khiến sẹo hình thành thì còn cần chăm sóc theo chỉ định của thợ bấm khuyên. Chỉ cần chăm sóc không kỹ thì miệng vết thương hở dễ nhiễm khuẩn và hình thành mụn. Có nhiều loại mụn mủ trong tai nặng còn dẫn đến lở loét và nghiêm trọng hơn.
3. Không vệ sinh tai sạch sẽ
Không riêng tai, mọi bộ phận trên cơ thể nếu tích tụ bụi bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ dễ bị nổi mụn.
Nhiều người chỉ quan tâm đến vùng da mặt, sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến vùng tai. Chính vì bị lãng quên khiến cho tai nhiều bụi bẩn, dầu thừa càng dễ mọc mụn.
Kể cả việc không vệ sinh tai nghe sạch sẽ hoặc dùng tay bẩn chạm vào lỗ tai cũng khiến vi khuẩn xâm nhập, dần xuất hiện mụn trong tai.
Tai nghe chứa nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây mụn
4. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
Nội tiết thay đổi, lập tức cơ thể sẽ phản ánh ngay trên làn da của bạn. Tương tự với vùng tai một số ổ mụn trứng cá, mụn mủ xuất hiện ở đây là dấu hiệu của rối loạn hormone. Nhất là nữ giới trong thời kỳ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh sẽ nổi mụn bất thường.
5. Nguyên nhân khác làm nổi mụn mủ ở tai gây đau nhức
Mụn mủ mọc trong tai không chỉ đơn thuần là vấn đề da liễu thông thường mà còn cho biết bạn đang mắc bệnh lý nghiêm trọng. Mụn mủ ở tai gây đau nhức và khó chịu có thể do:
– Nang lông bị tắc nghẽn do tế bào chết tích tụ nhiều tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập gây mưng mủ.
– Bệnh lý viêm tai giữa làm viêm nhiễm ở màng nhĩ và xương chũm làm hình thành mụn sưng đỏ và mụn mủ.
– Trong quá trình lấy ráy tai, các vật dụng được dùng để vệ sinh quá cứng gây ra tổn thương. Vết thương hở bị vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nhiễm.
– Các hoạt động hàng ngày như: mang tai nghe, tai trợ thính… tạo áp lực và cọ xát gây ra những vết xước. Hơn nữa, các đồ dùng đó không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển làm hình thành nốt mụn bọc.
Hãy quan sát, nếu thấy mụn sưng tấy trong thời gian dài không khỏi hoặc nổi mủ viêm đau thì cần tìm đến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
III – Cần làm gì khi mọc mụn trong tai?
Trường hợp mụn mọc trong vành tai không gây đau nhức quá nhiều kèm theo sốt cao thì có thể điều trị bằng phương pháp thiên nhiên hoặc uống thuốc. Tuy nhiên tình trạng nặng có kèm theo sốt cao thì nên đến gặp bác sĩ để có liệu pháp chữa trị tối ưu nhất.
1. Điều trị mụn nhọt trong tai bằng nguyên liệu tự nhiên
Tương tự những phương pháp chữa mụn từ thiên nhiên khác, mụn trong tai cũng có thể khỏi hoàn toàn khi ứng dụng.
Nhưng mọi người cần chú ý, cách này chỉ nên sử dụng cho những ổ mụn mủ, mụn trứng cá trong vành tai. Với những ổ nhọt nằm sâu trong tai thì không nên áp dụng vì rất có thể các nguyên liệu sẽ rơi vào sâu trong ống tai.
Một số nguyên liệu tự nhiên chứa hoạt chất kháng viêm được dùng để giảm sưng mụn bọc trong tai
Nguyên liệu được sử dụng để giảm viêm sưng của mụn bọc trong tai phải kể đến như: giấm táo, tỏi, húng quế,… Đều đặn thực hiện mỗi tuần 1 – 2 lần sẽ thấy mụn bớt sưng đau và xẹp dần. Trong quá trình thực hiện, chú ý vệ sinh sạch sẽ để vi khuẩn không thể lẫy nhiễm và trở nặng thêm.
2. Mụn mủ ở tai bôi thuốc gì?
Nhiều trường hợp mụn trong tai sưng viêm nặng gây đau nhức dữ dội nên cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để khắc chế. Bên cạnh đó cũng cần bôi thuốc nhằm hỗ trợ giảm sưng và gom cồi nhanh hơn.
Hiện tại, bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ để kê các loại thuốc như:
– Thuốc kháng sinh: erythromycin, clindamycin,.. điều trị tận gốc vi khuẩn.
– Thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid.
– Thuốc bôi tại chỗ có chứa tretinoid, benzoyl peroxide…
– Dầu cây trà.
Đối với tình trạng mụn nặng sẽ cần vừa bôi vừa uống thuốc, thậm chí cần phải tiến hành thủ thuật dẫn lưu mủ ra ngoài.
Dù dùng thuốc bôi hay thuốc uống cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ. Việc tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ gây ra những phản ứng không tốt, thậm chí còn khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
3. Thăm khám bác sĩ khi mụn ở lỗ tai bị nặng, bọc mủ sưng to
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết mụn nhọt trong tai nặng cần đến bác sĩ da liễu để thăm khám:
– Mụn vùng vành tai sưng đỏ và ngày một to, không hề có dấu hiệu thuyên giảm.
– Mụn viêm lây lan gây nở loét ở xung quanh vành tai.
– Mụn bọc, mụn mủ sâu trong tai không thể tiếp cận.
Khi gặp một trong các trường hợp trên cần đến ngay bác sĩ để tránh nhiễm trùng và biến chứng khác. Một số loại mụn xuất hiện trong tai là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Hãy lập tức thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có liệu pháp can thiệp hợp lý.
Mụn sưng to kèm theo nhiều dấu hiệu khác cần đến gặp bác sĩ
IV – Mẹo nhỏ ngăn ngừa mụn mọc trong tai
Mụn ở tai nói riêng hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng đều cần phải ngăn chặn và phòng tránh. Chỉ cần thay đổi một chút về thói quen thường ngày, chế độ ăn uống cũng đã có thể hạn chế mụn phát sinh.
Muốn không phải lo lắng về mụn mọc trong tai cần ghi nhớ mẹo nhỏ sau:
1. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực tai mỗi ngày
Ngoài mặt, cổ thì ta cũng cần được vệ sinh mỗi ngày để vi khuẩn, bụi bẩn không tích tụ. Ngoài ra, những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với tai như tai nghe hay tai cũng phải thường xuyên làm sạch.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực tai mỗi ngày giúp ngăn ngừa mụn
Cũng tương tự như da mặt, mọi người phải hạn chế chạm tay bẩn lên các vùng ở tai. Đặc biệt là khi nổi mụn lại càng không nên động chạm đến ổ nhọt.
Cũng không nên tự gắp hoặc nặn mụn vùng tai để tránh lây lan ra xung quanh.
Khi mụn viêm ở tai thì nên sử dụng nước muối sinh lý sát trùng mỗi ngày. Chỉ cần đảm bảo bông sạch thấm nước muối sinh lý rồi lau nhẹ quanh vùng bị nhọt sẽ ngăn ngừa được viêm nhiễm cũng như giảm sưng.
2. Tránh những đồ ăn gây nóng trong
Đồ ăn hàng ngày có liên hệ mật thiết đến sức khỏe cơ thể và được thể hiện rõ qua làn da. Khi bạn thường xuyên ăn các món cay nóng, dầu mỡ thì không chỉ mặt mà tai, lưng hay ngực cũng đều dễ nổi mụn. Thậm chí còn xuất hiện mụn cả ở họng, khoang viêm, lưỡi…
Không nạp vào cơ thể đồ ăn cay nóng, chiên rán để mụn không mọc ở trong tai
Cách tốt nhất giúp hạn chế mụn ở vị trí tai hay bất cứ chỗ nào trên cơ thể là quan tâm đến chế độ ăn. Ưu tiên những món thanh đạm, luộc – hấp thay cho những món ăn nhiều dầu mỡ.
Cũng nên hạn chế đồ uống chứa cồn, đồ có ga, cà phê, trà sữa… Thay vào đó uống nhiều nước lọc và ăn hoa quả có tính hàn để làm da căng mọng, khỏe mạnh.
Nếu cảm thấy việc ăn hoa quả quá nhàm chán thì có thể tự chế biến các loại nước ép tươi mát để hỗ trợ thải độc da.
3. Không tự ý nặn mụn
Khá nhiều người có thói quen và thích thú khi nặn hoặc bóp cồi mụn ra ngoài nhưng không phải loại mụn nào cũng có thể nặn. Trường hợp mụn sưng đỏ chứa nhiều mủ thì tự ý cạy – nặn càng khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Mụn mọc ở tai lại càng cần cẩn thận bởi vi khuẩn dễ dàng lây lan vào sâu bên trong tai.
Một số dạng mụn như: trứng cá, mụn đầu đen đã chín rõ cồi ở vành tai mới được nặn. Tuy nhiên, trong quá trình nặn mụn cần đảm bảo dụng cụ đã được vệ sinh và nhân mụn đã lấy hết hoàn toàn.
Cồi mụn trứng cá hay đầu đen chín có thể nặn
ĐÁNH BAY MỤN TẬN GỐC CHỈ VỚI 1 LIỆU TRÌNH
Đăng ký ngay 🔽🔽
4. Lưu ý khi xỏ khuyên tai
Những ai đam mê xỏ khuyên tai thì cần phải đặc biệt lưu tâm những vấn đề như:
– Khi vừa bấm lỗ xong không thể tránh khỏi viêm sưng nhẹ. Số ít người có cơ địa nhạy cảm còn có thể gặp vấn đề sưng to, loét hay nổi mủ.
– Vệ sinh lỗ xỏ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để vết thương nhanh lành hơn.
– Tay chưa rửa sạch khôn được chạm vào lỗ bấm.
– Nốt mụn mọc tại vị trí xỏ lỗ có tinh trạng viêm sưng thì nên tạm thời tháo khuyên để đều trị dứt điểm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hi vọng rằng, những thông tin và chú ý trên đây có thể giúp mọi người Những thông tin đưa đến trong bài hy vọng đã đưa đến mọi người cái nhìn chi tiết về mụn trong lỗ tai. Với những cách điều trị và ngăn ngừa đã đề cập mong mọi người có thêm kiến thức để kịp thời ứng khó khi mụn mọc ở tai.
Gửi xếp hạng5 / 5. (Bình trọn) 91
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Từ khóa » Cách Trị Mụn Nhọt ở Vành Tai
-
Nổi Mụn ở Vành Tai - Nguy Hiểm Hay Không? | TCI Hospital
-
Mọc Mụn ở Tai Vành Tai Là Bị Bệnh Gì: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Mụn Bọc ở Vành Tai Là Gì ? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nổi Cục Nhỏ ở Hai Bên Dái Tai Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Mụn Trong Tai: Nguyên Nhân, Cách Chữa Tại Nhà Và điều Trị Chuyên Khoa
-
Mụn Bọc ở Vành Tai Là Gì Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả
-
Mọc Mụn Trong Tai, Vành Tai Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Nhanh ...
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Mụn Trứng Cá Bọc ở Tai
-
Mụn Nhọt Trong Lỗ Tai Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không? - YouMed
-
Mụn Bọc ở Vành Tai Và Cách Chữa đơn Giản
-
Bị Mụn Bọc Ở Vành Tai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả ...
-
Mọc Mụn Trong Tai, Vành Tai Gây đau Nhức Phải Làm Sao?
-
Mụn ở Dái Tai: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Chữa Mụn Nhọt Tại Nhà Theo Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế - Dizigone